K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2019

1. Biện pháp nhân hóa: "con đường - khỏi bị thương". Con đường như một sinh thể sống.

2. Ngọn lửa mà các cô gái mở đường thắp lên thể hiện lòng yêu nước, kiên trung với lí tưởng cách mạng, tinh thần quả cảm, bất chấp gian khổ, hi sinh vì Tổ quốc.

3. Nhân vật Nho, Thao, Phương Định. Các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

 Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:   Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường   Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương   Cho đoàn xe kịp giờ ra trận   Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa   Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…   Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn   Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái   Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá   Tình yêu...
Đọc tiếp

 Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 

 

 Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường  

 

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương  

 

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận  

 

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa 

 

 Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…  

 

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn 

 

 Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái  

 

Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá  

 

Tình yêu thương bồi đắp cao lên…  

 

(Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ) 

 

 

 

 Câu 1: (0,5đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt. 

 

 Câu 2: (1đ) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên  

 

 Câu 3: (1đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người về dân tộc Việt Nam? 

 

 Câu 4 (0.5 đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? 

 

Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm) 

 

 Câu 1(2,0điểm) 

 

  Từ nội dung của đoạn thơ phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu nước? 

 

Câu 2 (5,0điểm) 

 

Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trong đoạn thơ sau: 

 

Không có kính không phải vì xe không có kính 

 

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 

 

Ung dung buồng lái ta ngồi, 

 

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. 

 

 

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 

 

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 

 

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 

 

Như sa, như ùa vào buồng lái 

 

Không có kính, ừ thì có bụi, 

 

Bụi phun tóc trắng như người già 

 

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 

 

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 

 

 

 

Không có kính, ừ thì ướt áo 

 

Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời 

 

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa 

 

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. 

 

 (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật)

0
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:   Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường   Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương   Cho đoàn xe kịp giờ ra trận   Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa   Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…   Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn   Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái   Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá   Tình yêu...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 

 

 Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường  

 

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương  

 

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận  

 

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa 

 

 Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…  

 

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn 

 

 Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái  

 

Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá  

 

Tình yêu thương bồi đắp cao lên…  

 

(Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ) 

 

 

 

 Câu 1: (0,5đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt. 

 

 Câu 2: (1đ) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên  

 

 Câu 3: (1đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người về dân tộc Việt Nam? 

 

 Câu 4 (0.5 đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? 

 

Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm) 

 

 Câu 1(2,0điểm) 

 

  Từ nội dung của đoạn thơ phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu nước? 

 

Câu 2 (5,0điểm) 

 

Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trong đoạn thơ sau: 

 

Không có kính không phải vì xe không có kính 

 

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 

 

Ung dung buồng lái ta ngồi, 

 

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. 

 

 

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 

 

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 

 

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 

 

Như sa, như ùa vào buồng lái 

 

Không có kính, ừ thì có bụi, 

 

Bụi phun tóc trắng như người già 

 

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 

 

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 

 

 

 

Không có kính, ừ thì ướt áo 

 

Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời 

 

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa 

 

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. 

 

 (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật)

0
7 tháng 5 2021

TP phụ chú : cô gái mở đường
khong bt có đúng khong :(

Đọc đoạn trích sau: “Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau: 

“Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng,tím,đỏ,hồng phấn,tổ ong… ngay lúc dưới kia đang mùa hè,đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên,cô đỡ lấy”. 

(Lặng lẽ Sa Pa–Nguyễn Thành Long,SGK lớp9 tập1,trang 182) 

1.Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn"Lặng lẽ Sa Pa" và nhận xét về tình huống truyện. 

2. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? 

3.Qua đoạn trích trên,em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? 

4. Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: "Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phầnthểhiệnchủđềtácphẩm." Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng – Phân – Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ.(gạch dưới câu  phủ định và thành phần khởi ngữ) 

1
1 tháng 6 2020

1. Hoàn cảnh:

- Viết năm 1970, kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.

- Tác phẩm in trong tập Giữa trong xanh (xuất bản năm 1972).

Tình huống truyện

- Đơn giản, tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.

- Cơ hội khắc họa những chân dung lao động của anh thanh niên một cách tự nhiên: khi chính anh bộc lộ qua lời nói, hành động và qua sự đánh giá của người họa sĩ già.  Đánh giá khách quan

- Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà chỉ nghe đến thôi người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc miệt mài say mê cho đất nước.

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…rồi trở về thực tại:” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài...
Đọc tiếp

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:

….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…
rồi trở về thực tại:
” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

1
16 tháng 6 2016

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.

– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.

3.

Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.

" Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom... Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá Tình yêu thương bồi đắp cao lên... Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng...
Đọc tiếp

" Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau"

( Trích " Khoảng trời, hố bom" - Lâm Thị Mỹ Dạ).

a, Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

b, Người con gái trong đoạn thơ trên hi sinh như thế nào? Hãy tìm câu thơ chứa chi tiết đó.

c, Từ bài thơ em có suy nghĩ gì về con người và dân tộc Việt Nam.

Anh/ chị/ các bạn hocj24h ơi, giúp em bài này với ạ.

0
11 tháng 5 2021

a/ Đoạn thơ là lời của nhân vật người cháu, nói về bà của mình. Đoạn thơ nói lên những yêu thương, săn sóc của bà dành cho cháu và bộc lộ tình cảm biết ơn của cháu đối với bà.

b/ Từ "nhóm" trong câu 1 và 3 được dùng theo nghĩa gốc, ở câu 2,4 đùng theo nghĩa chuyển.

c/ "Bếp lửa" là một vật dụng đơn sơ, nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống song chính nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn với người cháu. Bởi "bếp lửa" gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ, giàu tình yêu thương và đức hi sinh. "Bếp lửa" gợi nhắc về người bà, về một thời nghèo khó nhưng thấm đượm tình yêu thương. "Bếp lửa" đã "nhóm" lên những niềm vui, những nỗi niềm của một thời thơ bé. Bởi vậy, với người cháu, "bếp lửa" thật "kì lạ và thiêng liêng".

21 tháng 9 2021

a/ Đoạn thơ là lời của nhân vật người cháu, nói về bà của mình. Đoạn thơ nói lên những yêu thương, săn sóc của bà dành cho cháu và bộc lộ tình cảm biết ơn của cháu đối với bà.

b/ Từ "nhóm" trong câu 1 và 3 được dùng theo nghĩa gốc, ở câu 2,4 đùng theo nghĩa chuyển.

c/ "Bếp lửa" là một vật dụng đơn sơ, nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống song chính nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn với người cháu. Bởi "bếp lửa" gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ, giàu tình yêu thương và đức hi sinh. "Bếp lửa" gợi nhắc về người bà, về một thời nghèo khó nhưng thấm đượm tình yêu thương. "Bếp lửa" đã "nhóm" lên những niềm vui, những nỗi niềm của một thời thơ bé. Bởi vậy, với người cháu, "bếp lửa" thật "kì lạ và thiêng liêng".

Đoạn 2: Cho đoạn thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ? Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào? Câu 3: Các biện...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn thơ

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ?

Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào?

Câu 3: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nếu ý nghĩa của các biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Em biết câu thơ nào cũng được học trong chương trình ngữ văn 9 mà có hình ảnh “mặt trời” xuất hiện với cả hai nghĩa là mặt trời thực và mặt trời biểu tượng? Hãy chép câu thơ đó.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn từ 12 -15 câu theo cách tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên có sử dụng câu ghép phân loại và phép thế.

16
8 tháng 5 2021

Đoạn 2:

Câu 1.

- Viếng lăng Bác – Viễn Phương

- Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những câu 7 hoặc 9 chữ (ví dụ càng tốt)

+ Thường mang nhịp 4/4, nhịp này tạo nên sự nhịp nhàng trong cách diễn tả cảm xúc

+ Có những dòng thơ bị mất một chữ hoặc thêm một chữ để nhấn mạnh khắc sâu thêm xúc cảm

Câu 2. Mạch cảm xúc vận động theo quá trình vào lăng viếng Bác

-         Khổ 1: Cảm xúc trước khi vào lăng

-         Khổ 2: Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng Viếng Bác

-         Khổ 3: Cảm xúc khi đứng trước di hài của Bác

-         Khổ 4: Cảm xúc khi tạm biệt ra về

Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng

-         Ẩn dụ mang ý nghĩa tạm thời.

+ “Mặt trời” Bác biểu trưng cho sự sống, cho sự bất tử vĩnh hằng và công lao to lớn của Bác.

+ “Tràng hoa” của niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn

-         Hoán dụ: 79 mùa xuân là 79 tuổi

-         Ẩn dụ: 79 cuộc đời đẹp như mùa xuân, đem gieo mầm sự sống muôn nơi.

Câu 4. Tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của ẹm em nằm trên lưng

Câu 5.

- Vị trí đoạn thơ và nội dung chính: Cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác

- Hình ảnh vừa mang nét tả thực, vừa mang nét biểu tượng đã khắc họa thành công tầm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và cảu cả dân tộc

+ “Mặt trời” độc đáo, vừa mang tính tả thực cho mặt trời ban tự nhiên, mang sự sống vừa mang tính biểu tượng cho con người Bác Hồ…

+ Hình ảnh liên tưởng “dòng người đi trong thương nhớ - kết tràng hoa” gợi lên tấm lòng biết ơn vô hạn của mỗi người đối với Bác – con người nở hoa, cuộc đời nở hoa là những gì đẹp nhất có thẻ dâng lên Người.

- Câu thơ cuối tràn ra một trữ diễn tả cảm xúc căng đầy không thể kìm nén nên vụt ra ngoài các câu chữ.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.

6 tháng 9 2019

Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài “Nói với con” của Y Phương.