K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2017

Tk đi rồi mk giải cho

20 tháng 12 2016

help me

28 tháng 4 2017

(1) Kiểu câu: Trần thuật; Hđ nói: Trình bày

(2) Kiểu câu: Cầu khiến; Hđ nói: Điều khiển

(3) Kiểu câu: Trần thuật; Hđ nói: Trình bày

(4) Kiểu câu: Cầu khiến; Hđ nói: Điều khiển

(5) Kiểu câu: Cầu khiến; Hđ nói: Điều khiển

(6) Kiểu câu: Trần thuật; Hđ nói: Trình bày

(7) như câu 6 nha

(8) Kiểu câu: Nghi vấn; Hđ nói: Bộc lộ cảm xúc

(9) Kiểu câu: Trần thuật; Hđ nói: Trình bày 

(10) Kiểu câu: Cảm thán; Hđ nói: Bộc lộ cảm xúc

Mình ko chắc là có đúng hay ko nữa! Bạn tham khảo nha! Có chỗ sau thì bạn sửa lại nha! Chúc bạn làm bài tốt!

29 tháng 4 2017

[1],[6] .[7].[9]câu trần thuật,dùng để kể
[2] câu cầu khiến,dùng để yêu cầu
[3] câu trần thuật,dùng để bộc lộ cảm xúc
[4],[5] câu trần thuật,dùng để thông báo
[8] câu nghi vấn,dùng để hỏi và bộc lộ cảm xúc
[10] câu cảm thán,dùng để bộc lộ cảm xúc

mình nghĩ thế này ko bt đúng ko

21 tháng 12 2016

Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Đúng như vậy tôi cũng có một người bạn tri kỉ từ tiểu học. Tôi và Hương chơi với nhau rất thân. Có món gì ngon Hương và tôi cũng chia sẻ với nhau, có chuyện gì vui cũng háo hức kể cho nhau nghe. Đôi khi chưa ngoan bị bố mẹ mắng chúng tôi cũng chia sẻ với nhau. Cứ như thế, tình cảm bạn bè mỗi lúc một khăng khít hơn theo năm tháng. Khi bước chân vào đại học, mỗi đứa chọn một trường khác nhau nhưng vẫn không thể thiếu nhau mỗi khi đi chơi hay có chuyện vui, chuyện buồn. Cứ gặp nhau là nói chuyện không biết mệt. Tình cảm bạn bè đơn giản thế đấy. Chúng ta nên trân trọng tình bạn, đừng vì lợi ích cá nhân mà đánh mất bạn bè nhé!

Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Đúng như vậy tôi cũng có một người bạn tri kỉ từ tiểu học. Tôi và Hương chơi với nhau rất thân. Có món gì ngon Hương và tôi cũng chia sẻ với nhau, có chuyện gì vui cũng háo hức kể cho nhau nghe. Đôi khi chưa ngoan bị bố mẹ mắng chúng tôi cũng chia sẻ với nhau. Cứ như thế, tình cảm bạn bè mỗi lúc một khăng khít hơn theo năm tháng. Khi bước chân vào đại học, mỗi đứa chọn một trường khác nhau nhưng vẫn không thể thiếu nhau mỗi khi đi chơi hay có chuyện vui, chuyện buồn. Cứ gặp nhau là nói chuyện không biết mệt. Tình cảm bạn bè đơn giản thế đấy. Chúng ta nên trân trọng tình bạn.

28 tháng 3 2018

Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Bao trùm “Tắt đèn” là một không gian chật chội, ngột ngạt bởi nỗi tủi nhục, sự ấm ức của người nông dân. Nhưng đó đây trong tác phẩm vẫn lóe lên những điểm sáng bất ngờ. Đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nhà văn Nguyễn Tuân từng đánh giá đó là khoảnh khắc cháy sáng trong tác phẩm. Còn nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Cái chật chội, ngột ngạt trong “Tắt đèn” bị gây nên bởi nạn sưu thuế trong xã hội Việt Nam phong kiến nửa thực dân xưa. Gia đình chị Dậu nghiêng ngả, xô dạt cũng vì cái nạn ấy, vốn là gia đình nghèo khổ “hạng cùng đinh” trong làng, nhà chị Dậu không có tiền đóng sưu thuế cho anh Dậu. Để cứu chồng khỏi đòn roi tù ngục, chị Dậu đành cắn răng bán con bán chó. Nhưng tai họa vẫn tiếp tục ập xuống: chị Dậu còn phải đóng thuế cho người em chồng đã chết. Anh Dậu vừa về đã bị bọn lính lệ ập đến bắt đi. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII trong tác phẩm thuật lại cuộc giằng co giữa chị Dậu và đám cai lệ đến bắt chồng chị. Đoạn trích đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của chị Dậu, một người phụ nữ có lòng thương chồng rất mực đồng thời có tinh thần phản kháng thế lực áp bức.

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là “một đoạn tuyệt khéo”, Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm...

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Là một người phụ nữ nông dân, chị Dậu rất mực thương chồng. Với chồng, chị tỏ ra rất nhẹ nhàng, nấu cháo, mời chồng ăn cháo. Ngay cả với đám cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu chị cũng rất mực lễ phép: “van xin tha thiết”, xưng “cháu” gọi “ông”. Hơn cả lễ phép, đó còn là sự nhẫn nhục cam chịu đến hạ mình. Nhưng khi thái độ đó không lay chuyển được đám đầu trâu mặt ngựa, chị Dậu trở nên mạnh mẽ lạ thường. Chị “cự lại” hành động sấn đôn bắt anh Dậu của tên cai lệ bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Cách xưng hô đã thể hiện vị trí ngang hàng “tôi” - “ông”. Rổi khi bị cai lệ “tát vào mặt”, chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu lực “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Cách xưng hô “bà” - “mày" đã thể hiện một vị thế khác của chị Dậu, một mối quan hệ khác giữa chị và cai lệ: “bà” - người trên, “mày” - kẻ dưới. Không dừng lại ở đó, chị còn thể hiện ở hành động quyết liệt “túm lấy cổ”, “ấn dúi ra cửa”, “túm tóc lẳng cho một cái”... Có thể nói, tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này dược khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Bên cạnh hình ảnh chị Dậu với những đặc điểm tiêu biểu của người phụ nữ nông dân Việt Nam là nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của “nhà nước”, của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người. Đến nhà một người ốm yếu, nghèo hèn mà chúng “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”... Chẳng những vậy, trước những lời “van xin tha thiết” và sự nhẫn nhục của chị Dậu, chúng chẳng chút động lòng vẫn sấn sổ đánh, bắt vợ chồng nhà chị.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật. Chị Dậu ban đầu xưng “cháu” gọi “ông” với cai lệ. Khi ấy chị đang lo lắng cho sức khỏe của chồng và sợ hãi vì thái độ hung hãn của hai tên tay sai. Nhưng khi bị chúng "bịch vào ngực”, lòng càm phẫn trào lên, chị “cự lại” xưng “tôi” gọi “ông”. Và khi lòng căm phẫn dâng lên tột điểm, chị đã vùng lên xưng “bà" đầy uy quyền và gọi “mày” rất coi thường, khinh bỉ. Cuộc ẩu đả giữa chị Dậu và hai tên tay sai cũng được miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ và sinh động. Hành động của tên cai lệ được diễn tả bằng những động từ, tính từ giàu sức biểu cảm “sầm sập”, “trợn ngược”, “đùng đùng giật phắt”... Hành động vùng lên đánh lại hai tên tay sai lại càng đặc biệt. Chỉ trong một câu văn, Ngô Tất Tố dùng đến bốn động từ diễn tả sức mạnh và hành động chớp nhoáng của chị Dậu: “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái...”. Trước sức mạnh của người đàn bà lực điền, hai tên mạt hạng “chổng quèo”, “ngã nhào” ra hè.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

“Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

19 tháng 8 2016

tu lam...dang toan chuyen sang van lam chi..????

26 tháng 10 2018

- Tìm hiểu đề:
+ Kiểu đề chứng minh trực tiếp.
+ Kiểu bài: chứng minh vấn đề xã hội.
+ Vấn đề chứng minh: tình cảm trong mỗi câu ca dao, dân ca: tình gia đình, làng xóm.
+ Phạm vi dẫn chứng: Toàn bộ các câu dân ca, ca dao Việt Nam.
- Phân tích dẫn chứng:
+ Ca dao, dân ca thể hiện tình cảm gia đình:
-Tình cảm của con cái đối với cha mẹ.
Tình cảm giữa anh chị em trong gia đình
+ Ca dao, dân ca thể hiện tình cảm giữa những người hàng xóm.
Tình cảm làng xóm thắm thiết.
Tình cảm giữa những người không quen biết trong xã hội.
- Lập dàn ý:
+ Mở bài: Nêu vấn đề cần chứng minh,
+ Thân bài:
Giải thích các cụm từ trong đề.
Chứng minh luận điểm 1: Ca dao, dân ca thể hiện tình cảm gia đình:
Tình cảm với cha mẹ: công cha như núi thái sơn...
Tình cảm với anh em: anh em như thể tay chân...
Tình cảm vợ chồng: Có chồng chẳng được đi đâu Có con chẳng được đứng lâu nửa giờ
Chứng minh luận điểm 2: Ca dao dân ca thể hiện tình hàng xóm.
+ kết bài: Khẳng định lại luận điểm đúng đắn, Nêu cảm nghĩ suy nghĩ. Phát huy hay từ bỏ.