K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2019

Cô giáo dạy lớp 1 của em tên là Lan. Cô em có dáng người thấp, mái tóc đen mượt mà, khuôn mặt hiền hậu, trên môi cô lúc nào cũng nở nụ cười. Cô rất yêu thương học trò, dạy bảo chúng em từng li từng tí. Em nhớ nhất bàn tay diệu dàng của cô, đã uốn nắn cho em từng nét chữ. Em rất yêu quý cô và luôn nhớ đến cô. Em hứa sẽ cố gắng học tập tốt để trở thành con ngoan trò giỏi.

13 tháng 5 2022

Tham khảo :
"Không thầy đó mày làm nên" câu nói thể hiện rất rõ công ơn của thầy cô đối với mỗi người chúng ta. Với tôi cũng thế, người giáo viên khiến tôi có nhiều kỉ niệm sâu sắc nhất đó là thầy Huy, Thầy chủ nhiệm của tôi hồi năm tôi học lớp 8. Lớp 8, cái tuổi tôi mang trong mình sự ngông cuồng, sự ương bướng của chàng trai trẻ. Tôi bỏ bê học hành, theo lũ bạn đi chơi hết nơi này đến nơi khác, đánh nhau, trêu đùa, ăn trộm vặt... Từ một đứa hiền lành ngoan ngoãn, tôi trở thành một đứa bé hư, không coi trời cao đất dày ra gì. Cha mẹ tôi buồn lắm, Thầy Huy cũng rất buồn. Nhưng chính thầy đã cố gắng kéo tôi lại, khuyên bảo tôi, đưa tôi ra khỏi vũng bùn xã hội, Thầy uốn nắn, chỉ bảo tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn, để trở thành một đứa trẻ ngoan và bản lĩnh như ngày hôm nay.

13 tháng 5 2022

8 câu =))

Có lẽ tôi đã yêu ngôi trường này từ ngày tôi bước vào cánh cổng lớp bảy đây.. Mới đây thôi không dài nhưng bao nhiêu đó đã làm cho tôi luôn ghi sâu kỉ niệm bên ngôi trường này. Những kỉ niệm hằng sâu trong tim kí ức tuổi học trò tôi, biết khi nào nó sẽ rời xa tôi, nếu một ngày tôi nhỡ quên nó thì tôi không là đứa con ngoan của ngôi trường yêu dấu ấy.....!
Chẳng có ai mà không có kỉ niệm bên ngôi trường của mình ... chỉ trừ khi những bạn tuổi hồng bất hạnh không được đi học. Thật thương cho số phận của họ, họ luôn ước mơ một ngày đến trường vui đùa , luôn muốn ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình , coi thầy cô như cha mẹ. Thế mà tại sao giờ đây có một ít người không coi trọng thầy cô ngôi trường mình .. phải chăng điều đó khó làm hay sao? Nó có quá khó không? - tôi tự hỏi . Không đâu các bạn ạ! Hãy thử một lần dù một lần để yêu thương thầy cô, ngôi trường thì bạn sẽ thấy mình thay đổi hoàn toàn . Cảm giác được ở trường thật sự rất thú vị. Bên ánh nắng sân trường từng nụ cười rạng rỡ , hồn nhiên trên gương mặt thanh thoát của những cô cậu học trò nhỏ làm sân trường thêm rộn rã . Từng hàng ghế đá thân thương chan chứa kỉ niệm phượng hồng với tà áo dài duyên dáng đỗi thướt tha của sinh viên Việt Nam làm tôi đỗi tự hào . Ngôi trường đã để lại ấn tượng lớn cho tôi còn thầy cô thì tôi không thể bao giờ quên được. Nhớ những ngày thầy đã dạy cho tôi từng chút một, một nguời thầy bao dung nhân ái , đôi lúc nghiêm nghị nhưng ai biết đâu thầy đã khó nhọc sương phai. Còn các cô luôn quan tâm học trò nhỏ như chúng tôi , yêu thương từ ánh mắt trìu mến kia. Họ đã làm cho tôi thêm cảm xúc lân lân khó tả , làm sao biết đến bao giờ tôi mới có thể đền đáp công lao to lớn giáo dục chúng tôi. Tôi mãi khắc ghi những dấu ấn sâu đậm bên ngôi trường thân thương này.
Người ta thường ví thời gian như dòng sông trôi, nó cứ trôi mãi trôi mãi chẳng có bến dừng. Và tình yêu của tôi dành cho ngôi trường cũng thế nó sẽ mãi không bao giờ hết. Dẫu các bạn xem ngôi trường của mình như thế nào chứ riêng tôi tôi xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của chúng tôi . Một ngôi trường luôn dang rộng đón nhận các đàn con thân yêu, những đứa con ngây thơ của tuổi mới lớn, những đứa con còn bộc trực cần những người cha người mẹ dạy dỗ. Ngôi trường đã là ngôi nhà thứ hai thì những người thầy, người cô như cha mẹ của chúng tôi. Họ lúc nào cũng tận tụy bên những trang giáo án. Những trang giáo án chứa bao tâm quyết, hi sinh của những bậc làm cha mẹ nơi đây dành cho chúng tôi. Tôi không biết trường các bạn ra sao nhưng ngôi tường của chính tôi đang học thì tôi yêu quý nhất. Yêu mái trường ngói đỏ lung linh, yêu hàng phượng vĩ thắp sáng tuổi học trò, yêu thầy cô, bạn bè quí mến.
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi đặt chân vào ngôi trường này, tất cả, tất cả dường như lạ lẫm. Tôi cũng như các bạn khác thôi, đôi lúc rụt rè , sợ hãi có lúc còn nép sau lưng người thân. Dần năm tháng trôi qua tôi càng thấy ngôi trường rất thân thương, luôn yêu thương chúng tôi, yêu các đàn con bé nhỏ, ngây thơ.
Tôi vẫn thường tự hỏi: " Tại sao thầy cô lại luôn mang đến cho chúng em tất cả kiến thức mà thầy cô có được" . Đến bây giờ tôi mới hiểu được thầy cô luôn muốn chúng tôi thành tài, luôn mong chúng tôi nên người giữa biển đời mênh mông rộng lớn. Một biển đời còn lắm chông gai, gian khổ, đang cần những đôi tay của thầy cô dìu dắt trên con đường lạ lẫm kia. Con đường ấy đang ở tương lại và tôi sẽ mãi hướng về nơi ấy , một nơi hy vọng cho tương lai tốt đẹp.
Giờ đây không gì sánh bằng đi học cả. Tôi đã học được rất nhiều điều ở ngôi trường này. Tôi được bạn bè quý mến , được thầy cô yêu thương , quan tâm tôi rất nhiều , nhưng người muốn chúng tôi thành đạt là ngôi trường và thầy cô đây. Thầy cô ơi biết đến khi nào con mới đền đáp được công ơn của các thầy cô dành cho con. Điều ấy con luôn khắc ghi trong tim của con , dù mai này thời gian cứ trôi mãi , cuộc sống và chính con sẽ đổi thay nhưng con vẫn luôn khắc ghi sâu công lao của thầy cô. Công lao to lớn nhường nào. Bây giờ con mới biết rằng dù có dùng tiền để đền đáp công ơn của thầy cô thì cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Nếu một ngày tôi nhỡ quên đi kỉ niệm bên ngôi trường , tôi có dùng tiền đền đáp thì có lẽ cũng chỉ là vô dụng thôi. Nhưng điều ấy sẽ không xảy ra đối với tôi, tôi luôn luôn mãi ghi nhớ về ngôi trường này . Ngôi trường thân yêu ơi con mong sao trường sẽ mãi dang rộng cánh cổng để đón các đàn con thân yêu, những người con còn ngây thơ bộc trực của tuổi mới lớn. Trường sẽ mãi là trường này đây , một ngôi trường đang ở trước mắt con, ngôi trường thân thương , luôn yêu các đàn con nhỏ. Thầy cô ơi , thầy cô cũng mãi là người dìu dắt mang đến cho chúng con kiến thức rộng mở đưa con đến tương lai còn xa kia ấy. Nơi được gọi là bờ bến tương lai.
Tôi nguyện làm đứa con ngoan của trường những biết là sẽ không thể nào được thế. Những con chỉ mong một điều rằng trường thân yêu ơi hãy luôn dang rộng vòng tay đón những đứa con thân yêu , mới lớn . Luôn đưa đàn con đến bờ bến tương lai rộng mở tri thức .Con mãi khắc ghi sâu kỉ niệm bên trường yêu dấu. Tôi sẽ không bao giờ quên một kỉ niệm vô giá không có vậ giá trị nào sánh bằng.Trường tôi là thế đấy , tôi yêu trường tôi lắm......!

Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có những ký ức của thời cấp Một, cấp Hai, những thời cùng đi học với bạn bè, những thời "nhất quỷ,nhì ma,thứ ba học trò".... Ôi! Sao cứ mỗi lần nhớ lại là tôi muốn được quay lại những thời gian ấy, sao mà thân thương quá vậy! Nhân ngày 20/11 tôi quay trở lại trường để thăm những người thầy cô năm xưa, thăm lại ngôi trường cấp Một ngày nào tôi vẫn còn vui chơi ở dưới tán bàng năm đó... Tôi về thăm lại cô Lan Anh- người cô mà tôi quý nhất. Mới ngày nào còn nhỏ ở trong bàn tay của cô mà giờ tôi đã lớn thế này. Thời gian trôi nhanh quá, nó không đợi một ai cả. Mọi thứ đều thay đổi theo thời gian... Hình ảnh người cô cầm tay tôi viết từng con chữ đã khắc sâu vào trong lòng tôi như một sự biết ơn vô hạn. Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp nhắc nhở tôi viết từng li từng tý đến giờ tôi vấn còn nhớ mãi. Nét chữ cũng giống như tình yêu thương mà cô đã dành cho tôi. Tuy bây giờ tôi đã là học sinh cấp Hai nhưng tôi vẫn luôn nhớ về cô Lan Anh, nhớ về mái trường thân thương với bao kỉ niệm yêu dấu.

~hok tốt~

#Trang#

26 tháng 5 2020

(Chúc bạn học tốt )

Trong chiến tranh đã có biết bao người con ưu tú của đất nước của dân tộc đã hi sinh bản thân mình vì sự tồn vong của dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước. Chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ. Anh La Văn Cầu chặt đứt cánh tay mình để vượt qua hàng rào kẽm gai tiếp cận đồn địch cùng quả bộc phá, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện dũng cảm lấy thân mình chèn pháo… những tấm gương liệt sĩ ấy là biểu hiện cao nhất của lòng dũng cảm và lòng yêu nước cao đẹp.Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện với hình ảnh của những con người ngày đêm cống hiến dựng xây và bảo vệ đất nước. Từ anh lính nơi hải đảo đến những vùng biên giới xa xôi đang ngày đêm canh giữ vùng trời yêu thương của tổ quốc. Đến các anh chị công nhân, các bác nông dân đang sản xuất ra nhiều sản phẩm làm giàu cho đất nước. Đến các thầy cô giáo cùng học sinh, các anh chị sinh viên đang miệt mài trên giảng đường trên bục giảng để đến chân trời tri thức, đưa tri thức phục vụ đất nước. Hoặc các chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ, hi sinh bản thân mình để truy quét tội phạm bảo vệ bình yên cho nhân dân… đó cũng là yêu nước.

20 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

 Không chỉ đối với cá nhân, lòng biết ơn rất có ý nghĩa đối với xã hội, để đề cao đức tính này, xã hội cũng đặc biệt có những ngày dùng để tri ân những con người được coi là cao cả của nhân loại. Bởi chúng ta từ khi sinh ra đã hưởng những đặc ân của rất nhiều người khác. Không được quên. Chúng ta được sinh ra trên cõi đời và được chăm sóc nuối nấng, ta phải biết ơn cha mẹ, đáng sinh thành đã dành cả cuộc đời cho ta, đó là lí do của ngày lễ Vu Lan, ngày để báo hiếu mẹ cha. Chúng ta lớn khôn lên người, được cha mẹ nuôi dạy. Những trái tim có lòng biết ơn là những trái tim nóng hổi đáng sống nhất. Hãy luôn mang trong mình lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình, cho dù những người tốt ấy không yêu cầu bạn trả ơn nhưng không có nghĩa là ta có quyền quên đi sự tử tế của họ đối với ta.

chúc bạn học tốt nha.

5 tháng 4 2022

Tham Khảo

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần đó lại trở nên vô cùng mạnh mẽ. Trong quá khứ, những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã đứng lên lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Đến hôm nay, tinh thần yêu nước lại được thể hiện qua những hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng rất yêu nghĩ. Tuổi trẻ cố gắng học tập để thật tốt để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập. Có thể nói tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý. Và nhân dân ta phải có trách nhiệm làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

5 tháng 3 2019

Đi từ chung đến riêng: 
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ . 
Đi từ thực tế đến đạo lí: 
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn" 

♥Tomato♥

12 tháng 1 2022

TK:

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam, theo ảnh hưởng của văn hóa Tết Âm lịch Trung Hoa và vòng văn hóa Đông Á. Nguyên nghĩa của từ “Tết” chính là “tiết”. Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán: “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, lúc mặt trời mọc. Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn… thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.

Tết chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều mang một vẻ sắc riêng của chính nó.

Ngày Tất niên có thể là ngày (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày , (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa

12 tháng 1 2022

tick cho mik nha