K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam giống như một “bảo tàng” đúc kết bài học kinh nghiệm sống hàng ngàn năm của cha ông. Những bài học đó khi đưa vào ca dao, tục ngữ không hề khô khan, trừu tượng mà ngược lại rất đậm chất thi ca, dễ thuộc, dễ nhớ. Câu tục ngữ:

“Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”

là một trong những câu như thế.

Đi vào giải thích câu tục ngữ, ta sẽ hiểu được bài học ẩn chứa sau nó. Trước hết, câu tục ngữ được viết dưới dạng thơ lục bát, sử dụng từ chỉ quan hệ “dù” để thể hiện sự liên kết. Trong câu lục, đại từ “ai” là nói đến những đối tượng không xác định, có thể là người thân, bạn bè, thầy cô, hàng xóm… “Nói ngả nói nghiêng” ám chỉ hành động “nói” không nhất quán, có nhiều quan điểm trái chiều hoặc mang tính phản biện ngược lại một vấn đề nào đó nhưng với hàm ý không tích cực. Câu lục lại đề cập ở vị thế “ta” – chính bản thân con người. “Vững” là kiên cố, chắc chắn, khộng bị giao động trước bất kì thứ gì hay điều gì. “Kiềng ba chân” là vận dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp. Tóm lại, cả câu tục ngữ có nghĩa là: dù bất kì điều gì bên ngoài tác động nhưng mỗi người phải có quan điểm, chính kiến đúng đắn và giống như chiếc kiềng ba chân kia, luôn giữ vững lập trường đó.

Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Cánh chim cần bay lượn tự do luôn bị gió trời cản lại. Loài cá thích lội ngược dòng nhưng dòng nước luôn xiết. Con người ưa sống thanh thản nhưng xã hội nhiễu nhương làm phiền. Cuộc sống luôn có nhiều thử thách mà cuộc sống khách quan mang đến, và không phải ai cũng đủ ý chí để không bị xoay chuyển. Đôi lúc cánh chim cũng bị gió bão quật ngã, dòng nước xô loài cá về vạch xuất phát và con người cũng có lúc lao vào vòng xoáy nhiễu nhương của xã hội. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận.

Tuy nhiên, mượn câu nói “quyết chí ắt làm nên” của Bác Hồ, tôi có thể chắc chắn một điều, chỉ cần bạn quyết tâm thì không có gì có thể lay chuyển. Loài cò trắng mỗi năm trở gió vẫn vượt quãng đường hàng nghìn cây số tránh rét. Cá hồi mỗi năm vượt biển Thái Bình Dương bắt đầu cuộc hành trình 3.000 dặm về thượng nguồn đẻ trứng. Đó là những hình ảnh kì diệu của “bà mẹ thiên nhiên mạnh mẽ”.

Trái lại, với con người? Một bác sĩ không có chính kiến dễ dàng đánh mất lương y trước “phong bì” của người nhà bệnh nhân. Một quan chức nhà nước không công tư phân minh dễ dàng trở nên quan liêu, lạm quyền, vụ lợi. Hay một chủ sản xuất thực phẩm nhỏ cũng có thể “đầu độc người tiêu dùng” nếu vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ đi đạo đức nghề nghiệp. Đến đây ta mới hiểu, không có cái “kiềng ba chân” trong tâm, tai hại tới nhường nào.

Phải thừa nhận rằng đôi lúc nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói một cách mù quáng, dập khuôn. Đơn cử như vấn đề một cặp bạn trẻ rất yêu nhau nhưng gia đình hai bên đều phản đối vì lí do lấy nhau sẽ nghèo khổ vì cả hai đều đang thất nghiệp. Trong tình huống này, hai bạn cần tiếp thu ý kiến từ phụ huynh, bởi cha mẹ luôn luôn suy nghĩ những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà hai bạn phải chia tay, thay vào đó có thể cố gắng tìm công việc làm ổn định, đời sống khá lên, dần dần hai bên gia đình sẽ chấp nhận. Lời khuyên của người khác chỉ có tính chất góp ý, cuối cùng bản thân ta phải là người quyết định.

10 tháng 11 2021

Từ chân đó là nghĩa chuyển

10 tháng 11 2021

chân ở đây là nghĩa chuyển

1 tháng 5 2020

Câu a: nói lên sự vất vả, mồ hôi tràn trề cả áo

B : khuyên nhủ nên vững vàng trong ý chí và suy nghĩ, không được giao động

C : nói là sự ngọt ngào của quê hương, nuôi dưỡng ta

29 tháng 11 2023

- Chân

a, Bộ phận của thân thể người và động vật dùng để đi và đứng

b, Phần ở dưới, để làm trụ giữ thăng bằng cho vật

c, Chỉ bộ phận dưới cùng của ngọn núi

- Chạy

a, Di chuyển nhanh, bằng bước chân

b, Phương tiện giao thông di chuyển trên đường

c, Giúp đỡ lo liệu cho mọi việc nhanh chóng xong xuôi

d, Trải dài, nằm trải ra thành một dải dài bất tận.

9 tháng 10 2018

  1,  Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

 Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa

2,    Tầm sư học đạo

3,    Ở đây gần bạn, gần thầy.

  Có công mài sắc có ngày nên kim

4,    Uống nước nhớ nguồn.

5,    Tiên học lễ hậu học văn

6,     Yêu trẻ, trẻ đến nhà

  Kính già, già để tuổi cho.

7,    Công cha như núi thái sơn

  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

  Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

học tốt

9 tháng 10 2018

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy




2.

Tôn sư trọng đạo





3.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư




4.

Trọng thầy mới được làm thầy




5.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh



6.

Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim



7.

Tầm sư học đạo




8.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa




9.

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui




10.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên




11.

Uống nước nhớ nguồn




12.

Đi thưa về trình





13.

Gọi dạ, bảo vâng



14.

Tiên học lễ hậu học học văn




15.

Lời chào cao hơn mâm cổ.




16.

Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.





17.

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên





18.

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu




19.

Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên





20.

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy

29 tháng 4 2020

a, Gợi hình, tạo câu thơ hàm súc hơn khi nói về tính kiên trì và bền trí, dù ai nói ngả nói nghiêng thì lòng ta vẫn vững bền như kiềng 3 chân
b, Nên quý trọng tình anh em thân thiết, cách diễn đạt thêm sinh động. Cách diễn đạt làm câu thơ sinh động khi so sánh tay và chân vs nhau, gợi hình, gợi cảm đc nội dung câu thơ
c, Miêu tả vẻ đẹp Ngệ An sinh động, cuốn hút hơn.Câu văn hàm súc, chân thật gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng
FIGHTING#

11 tháng 12 2017

Câu 1 :  - Gọi dạ bảo vâng.

             - kính già, già để tuổi cho

             - Tiên học lễ, hậu học văn

              - Đi hỏi về chào

               - Lời chào cao hơn mâm cỗ

Câu 2 :     - Lời nói chẳng mất tiền mua

             Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

                - Ăn trông nồi , ngồi trông hướng.

                 - Chim khôn kêu tiếng dễ nghe

                Người khôn kêu tiếng dịu dàng dễ nghe

                 - Rượu nhạt uống mấy cũng say

                Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm

                  - Một sự nhịn, chín sự lành

11 tháng 12 2017

Câu 1 :

- Đi hỏi về chào. 
- Đi thưa về trình. 
- Đi thưa cho biết về trình cho hay. 
- Đi thưa về gửi. 
- Gọi dạ bảo vâng. 
- Lời chào cao hơn mâm cổ. 
- Tiếng mời thơm hơn mùi rượu. 
- Tiên học lễ hậu học học văn. 
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều. 
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. 
- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng. 
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà 
Kính già, già để tuổi cho

Câu 2 :

- Một sự nhịn, chín sự lành
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
- Rượu nhạt uống mấy cũng say
Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

4 tháng 5 2019

TỤC NGỮ: 
- Đất chăng dây, cây cắm sào. 
- Đất chẳng chịu trời, trời chẳng chịu đất. 
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay. 
- Đất có gấu thì gấu lại mọc. 
- Đất cũ đãi người mới. 
- Đất đen trồng dưa, đất đỏ trồng bầu. 
- Đất khách quê người. 
- Đất lạ đồng xa. 
- Đất lành chim đỗ, đất ngỗ chim bay. 
- Đất mọc Thổ Công, sông mọc Hà Bá. 
- Đất nặn nên bụt. 
- Đất ruộng be bờ. 
- Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau. 
- Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt. 
- Đất xấu vắt chẳng nên nồi. 
- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen. 
CA DAO: 
- Thôi con còn nói chi con 
Sống nhờ đất khách thác chôn đất người. 
- Dưa gang một, chạp thì trồng 
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo 
Tháng hai đi tậu trâu bò 
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo. 
- Đất Bình Dương vốn thật quê chàng 
Lánh nơi thành thị tìm đàng du sơn 
Xuân xanh hai tám tuổi tròn 
Hoa còn ẩn nhụy, chờ bình đơm bông. 
- Mưa xuân lác đác vườn đào 
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa. 
Ai làm gió táp mưa sa 
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn. 
- Mưa xuân phơi phới vườn hồng 
Ta về đập đất, ta trồng lấy cây 
Trồng lấy cây mong ngày ăn quả 
Can chi mà vất vả như ai.

4 tháng 5 2019

1. Đất lành chim đậu

2. Tấc đất tấc vàng

3. Người ta là hoa đất 

4. Đất lề quen thói

5. Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu

~ Hok tốt ~

3 tháng 3 2020
Vế APhương diện so sánhTừ để so sánhVế B
Tàu dừachải vào mây xanhkhông cóChiếc lược 
Cô giáo hiềnnhưmẹ
Lòng tavữngnhưkiềng ba chân
Thân emphất phơnhưdải lụa đào 
 
10 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:


“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

10 tháng 4 2020

Qua văn bản Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ ** cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ ** đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
"NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM"