K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2019

Trong kho tàng truyện cổ dân gian của Việt Nam, Con Rồng cháu Tiên là truyện mà em yêu thích nhất, bởi nó là truyền thuyết kể về nguồn gốc của người Việt và ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ "đồng bào".

Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết đẹp dân tộc ta, còn được biết đến với cái tên Sự tích trăm trứng, hay Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân vốn là con trai của thần Long Nữ ở Biển Đông, có nhiều phép lạ thần thông, sức khỏe vô địch, trấn áp được lũ yêu quái làm hại dân lành (như Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh). Lạc Long Quân được mô tả là có thân hình Rồng, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn. Truyền thuyết mang đậm màu sắc của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú, nhưng vẫn có sự logic, gắn kết giữa các chi tiết với nhau. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được tạo nên một cách kì ảo, như là cách lý giải cội nguồn cao quý của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, chi tiết Âu Cơ sinh ra 1 quả trứng, quả trứng đó nở ra 100 người con, như là cách người xưa giáo dục các thế hệ người Việt sau này nên ghi nhớ, hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai chữa "đồng bào".

Tất cả người dân Việt Nam đều có chung nguồn cội, hơn nữa đó còn là một cuội nguồn cao quý. Con người Việt Nam nên yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.

Lần đầu tiên được nghe mẹ kể truyện Con Rồng cháu Tiên khi còn nhỏ xíu, em đã bị hấp dẫn bởi những chi tiết kỳ ảo trong đó. Nhưng giờ đây, khi đã vào cấp hai, tự mình đọc kỹ và được nghe cô giáo giảng dạy, em đã hiểu ra rằng, mỗi chi tiết trong truyện nghe có vẻ ly kỳ và không có thật đều chứa đựng một ý nghĩa đặc biệt nào đó. 

Toàn bộ nội dung truyện đều thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc và cũng là bài học mà người xưa muốn nhắc nhở lớp lớp con cháu sau này, phải luôn luôn ghi nhớ dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong cơ thể của mình, ghi nhớ rằng tất cả đều là "đồng bào" của nhau, phải đối xử với nhau như anh chị em ruột thịt. Bên cạnh đó, truyện cũng chứa đựng một vài thông tin lịch sử quý báu về quá trình xây dựng đất nước, sự ra đời của 18 đời vua Hùng, mở ra một kỷ nguyên độc lập đầu tiên cho người Việt.

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, đem theo năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển cũng giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc anh em trên khắp cả nước. Mặc dù kẻ ở đồng bằng, kẻ ở núi rừng, người nơi biển cả… nhưng khi có việc quan trọng, họ lại tìm đến và tương trợ lẫn nhau. Đây cũng là truyền thống quý báu có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.

Đối với em, Con Rồng cháu Tiên vừa là một truyền thuyết đặc sắc, hấp dẫn, vừa là một bài giảng lịch sử, vừa dạy cho em những bài học quý báu về cội nguồn, gốc tích, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

Con Rồng cháu Tiên giúp em thêm yêu đất nước, yêu dân tộc và thêm tự hào về dòng máu Rồng Tiên cao quý đang chảy trong huyết mạch của em và cũng là của mỗi người Việt trên khắp mọi miền tổ quốc./.

Đề bài: Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Truyện Con Rồng Cháu Tiên

BÀI LÀM

Ai sinh ra là người Việt Nam, lớn lên trong vành nôi lời ru của bà, của mẹ đều được nghe những truyện dân gian lý thú. “Con rồng cháu tiên” hay truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những truyền thuyết hay và lâu đời nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Em rất yêu thích truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” từ thuở nhỏ. Truyện với những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và hình tượng đặc sắc đã giải thích được nguồn gốc của giống nòi dân tộc Việt Nam cao quý.

Truyện kể về hai nhân vật là Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần tiên giỏi giang thần kỳ, tài năng xuất chúng, phẩm chất cao quý. Lạc Long Quân vốn thuộc nòi rồng, con trai Long nữ sống ở vùng biển. Lạc Long Quân vô cùng tài năng và đức độ, mình rồng, có sức mạnh phi thường và nhiều phép lạ. Thần giúp người dân diệt trừ nhiều loài yêu quái “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở”. Hình ảnh Lạc Long Quân trong truyền thuyết là biểu tượng đẹp về vị thần lớn của dân tộc ta, biểu tượng của đức tính nhân hậu của nhân dân và khí phách tinh hoa có từ xa xưa của dân tộc Việt. Còn Âu Cơ được tác giả dân gian miêu tả cũng vô cùng cao quý. Âu Cơ “thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Qua hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng ta thấy được sự cao quý, ấn tượng của các vị thần cũng như sự cao quý của nòi giống Việt.

Bên cạnh xây dựng hình tượng hai nhân vật là vị thần tiên, tác giả dân gian còn mang đến chi tiết mối lương duyên lạ kỳ. Đó là sự gặp gỡ đầy bất ngờ và kết duyên giữa rồng biển Lạc Long Quân và tiên trên núi là Âu Cơ. Chi tiết thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa nhân dân Việt sống vùng đồng bằng, đồi núi với vùng biển sâu tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt ngày nay. Âu Cơ mang thai và “sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây là một chi tiết kỳ ảo, thú vị, rất đặc sắc và có ý nghĩa lớn trong việc giải thích toàn dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu cũng xuất xứ là con một nhà, cùng chui ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện một niềm tự hào sâu sắc về nguôn cội con cháu của thần rồng, thần nông. Chi tiết đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô ẩn chứa sức mạnh và nội lực của con người Việt Nam từ thuở xưa của dân tộc.

Cách tăng khả năng đàn ông mạnh mẽ cho chồng chỉ bằng một mẹo nhỏyện, em nhớ tới lời dạy của Bác Hồ kính yêu “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

8 tháng 3 2018

1,Trong các nhân vật mà em biết, em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Kiều Phương bị người anh trai gọi là " Mèo " vì khuôm mặt của Kiều Phương luôn lem nhem. Mèo là một cô bé nhỏ nhắn với hai bím tóc xinh xinh luôn được cột gọn. Dù khuôn mặt Mèo luôn lem nhem nhưng cô bé lại có tài năng vẽ được chú Tiến Lê - bạn của bố Mèo thẩm định. Anh trai của Mèo hay khinh thường em gái nhưng Mèo lại rất yêu quý anh trai mình nên cô bé mới vẽ anh trai trong cuộc thi vẽ. Khi biết được điều đó thì người anh trai rất xúc động. Kiều Phương là một cô bé hiền hậu, khéo tay. Em rất yêu quý nhân vật Kiều Phương.

2,Truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. 

hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ 
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. 
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

3,

Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

CHÚC BẠN HOK TỐT!!!!!!

8 tháng 3 2018

Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sông bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.

Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.

Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:

Này, em không để chúng nó yên được à?.

Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.

Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.

Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.

Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.

Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.

Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.

12 tháng 1 2018

Qua truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, nhân dân ta đã xây dựng hình tượng về hai vị thần tuy đều có tài năng xuất chúng nhưng cách ứng xử hoàn toàn trái ngược nhau. Thủy Tinh và Sơn Tinh là hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương- con gái của vua Hùng, mỗi người một vẻ đều có tài năng: Sơn Tinh là người vùng núi, có tài lạ vẫy tay phía nào là phía đó nổi cồn bãi, núi đồi ; Thủy Tinh lại là người miền biển, có tài hô mưa gọi gió. Sơn Tinh đã đem được đủ sính lễ đến sớm và rước được nàng Mị Nương về núi. Vì lẽ đó mà Thủy Tinh tức giận, gây chiến nhằm cướp lấy nàng công chúa. Thủy Tinh đã gây ra bao tội lỗi, gọi mưa bão, làm ngập nhà cửa ruộng đồng của nhân dân. Sơn Tinh với tài năng và phép thuật của mình đã nâng cao núi dần để chặn nước dâng lên. Thủy Tinh vì chuyện riêng tư đã gây họa cho bao người, Sơn Tinh đã dùng sức mạnh, trí tuệ của mình để giúp dân giúp nước. Thủy Tinh đại diện cho những tai họa khủng khiếp của thiên nhiên đe dọa con người, còn Sơn Tinh chính là hình ảnh của nhân dân chống lũ lụt, bảo vệ con người. Mong ước của nhân dân ta từ ngàn đời nay đã được gửi gắm qua hình ảnh của chàng Sơn Tinh trí tuệ, tài đức. Đó là ý nguyện về tinh thần đoàn kết dân tộc để chế ngự thiên tai tự nhiên, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho muôn người.

Nhiều dân tộc trên thế giới có truyền thuyết suy ngẫm và giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đấy là một trong những biểu hiện của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn", “thờ kính tổ tiên". Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Đã có một câu chuyện thật đẹp kể về nguồn gốc cao quý, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam: Người Việt Nam ta là “con Rồng, cháu Tiên".

Câu chuyện khẳng định: tổ tiên người Việt chính là Tiên, Rồng. Có một vị thần nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân, “sức khỏe vô địch", “nhiều phép lạ", giúp dân diệt trừ nhiều loài yêu quái hại dân lành, rồi dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Đó là những công đức lớn lao mà Lạc Long Quân đã đem lại cho người Việt, những công đức đó chỉ có tâm lòng người Cha mới làm được cho con cháu của mình.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các dinh chùa, miếu mạo ở Việt Nam ta, đều có hình ảnh con Rồng. Rồng trong tâm trí người Việt là tượng trưng cho sự cao quý, đẹp đẽ, đáng kính trọng, tôn thờ. Lạc Long Quân kết hôn với một vị tiên nữ là Âu Cơ, “xinh đẹp tuyệt trần".

Chúng ta là con cháu của những vị thần tiên khoẻ mạnh, nhiều phép lạ, nhiều tài năng ấy. Tại sao người Việt lại chọn hai vị thần này? Điều đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rồng như tinh hoa của đất trời kết tụ ở “vùng nước thẳm", còn tiên là người tập hợp được mọi vẻ đẹp của “chốn non cao". Núi và biển, giang và sơn, nước và non, chẳng phải là tất cả thế giới rồi hay sao? Sự hòa hợp tuyệt diệu ấy sẽ làm nảy sinh những điều kì lạ. Đó là một trăm người con trai! Một lực lượng đủ chinh phục một “giang sơn rộng lớn".

“Bọc trăm trứng" là hình ảnh độc đáo nhân mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung một lòng mẹ, cùng chung trí tuệ và sức mạnh người cha của dân tộc Việt Nam. Những người con trai đó, “hồng hào", “đẹp đẽ", “mặt mũi khôi ngô" là sự khẳng định dòng máu thần tiên cũng như khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam. Khi Lạc Long Quân trở về thủy cung, Âu Cơ lại một mình “nuôi đàn con nhỏ", “tháng ngày chờ mong". Đó chính là hình ảnh muôn đời của tấm lòng Mẹ.

Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.

18 tháng 10 2021

Tham khảo:

Sau khi học xong văn bản bài học đường đời đầu tiên, trong tôi có rất nhiều cảm nghĩ về nhân vặt dế Choắt. Dế Choắt có dáng hình dài lêu ngêu trông như một gã bị nghiện thuốc nghiện. Cánh ngắn tun ngủn, cái càng thì bè bè, râu ria cụt ngủn. Mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tuy dáng vẻ, bề ngoài của dế Choắt không có vẻ dẹp giống dế Mèn nhưng ai biết được ttrong sâu thẳm Choắt là một trái tim nhân hậu có lòng vị tha, Choắt đã giúp Dế Mèn hiểu ra được bà học đường đời đầu tiên cho mình.

18 tháng 10 2021

Tham Khảo

Sau khi học xong văn bản bài học đường đời đầu tiên, trong tôi có rất nhiều cảm ngĩ về nhân vặt dế Choắt. Dế Choắt có dáng hình dài lêu ngêu trông như một gã bị nghiện thuốc nghiện. Cánh ngắn tun ngủn, cái càng thì bè bè, râu ria cụt ngủn. Mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tuy dáng vẻ, bề ngoài của dế Choắt không có vẻ dẹp giống dế Mèn nhưng ai biết được ttrong sâu thẳm Choắt là một trái tim nhân hậu có lòng vị tha, Choắt đã giúp Dế Mèn hiểu ra được bà học đường đời đầu tiên cho mình.

Tham khảo:

Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này. 

 

26 tháng 12 2021

Một hôm, khi nhìn thấy chị Cốc bỗng tôi nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng nghe nhắc đến chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức mình, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy ân hận.

6 tháng 10 2018

Sơn Tinh , Thủy Tinh

Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.

Hok tốt !!

Còn cái kia mik ko bt 

# MissyGirl #

Tham khảo:

 Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

23 tháng 10 2018
That deo dung cam va sao do se ket hon va dong phong
23 tháng 10 2018

Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh .

P/s : Không nhận gạch đá !

7 tháng 3 2017

DÀN BÀI

I. Mở bài

– Giới thiệu nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài.

– Thú vị trước nết tốt, thói hư của chú như một cậu bé.

II. Thân bài

1. Dế Mèn đáng yêu vì có chí tự lập:

– Vui thích khi được ra riêng.

– Sửa cái hang cũ thành đẹp và chắc chắn.

– Chú ý rèn luyện thân thể cho nở nang cường tráng.

2. Dế Mèn đáng yêu vì từ chỗ ngỗ nghịch dại dột trở nên trưởng thành tốt nết:

– Bắt nạt kẻ yếu, quấy phá là Dế Choắt phải bỏ mạng nhưng sau đó Dế Mèn biết ăn năn.

– Sa cơ thành dế chọi, suýt chết trong hang bói cá.

– Thắng Bọ Ngựa nhưng không kiêu ngạo.

– Dế Mèn thủy chung trong tình bạn: đi tìm Dế Trũi khăn gói gió đưa, lặn lội trong cảnh trời đông gió bấc.

– Dế Mèn: người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình, dân thân vào xứ Kiến để kêu gọi vạn vật sống hoà bình, tay giơ cao chiếc lá tre như cành ô liu hòa bình, ung dung bước vào xứ Kiến.

III. Kết luận:

– Thú vị dõi theo từng bước đi đầy những cảnh ngộ éo le, hấp dẫn

– Tự rút ra cho mình bài học thật bổ ích

BÀI THAM KHẢO

Dể Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó con Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Đọc truyện này, đặc biệt là các đoạn trích Tôi sống độc lập từ bé và Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời đã khiến em hết sức thú vị.

Dế Mèn ở đây ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay.

Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên, tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể.

Tuy vậy, dù yêu mến chú đến dường nào đi nữa, chúng ta khó có thể chấp nhận được việc chú ưa gây gổ, cà khịa với mọi người, nhất là hay bắt nạt kẻ yếu. Đáng trách làm sao hành động của chú khi gặp chị Cốc: trêu chọc chị Cốc nhưng chú lại hèn nhát lẩn vào trong hang để mặc tai hoạ đến với Dế Choắt. Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phái trả nợ oan bằng chính tính mạng của mình.

Có điều đáng mừng là bản chất Dế Mèn không phải là độc ác. Các thói hư tật xấu đã nói ở trên chỉ là những biểu hiện non yếu nhất thời của tuồi trẻ. Do đó, cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn tỉnh ngộ, hội hận và đau xót. Có lẽ mọi người đọc truyện cũng giống như em, tuy căm giận Dế Mèn nhưng cũng đồng tình với Dế Choắt mà dung tha cho chú một lần để chú xem đây là một bài học nhớ đời mà quyết tâm thay đổi chính mình.

Tiếp theo là cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn khởi sự. Đây cũng là quá trình trưởng thành của chú dế mới lớn. Em dõi theo từng chặng mà lo âu, giận dữ trước những tai nạn đến với chú. Có lúc chú lọt vào tay một cậu bé để trở thành Dế Chọi. Một lần khác, tưởng là chú đã khép lại cuộc đời trôi nổi của mình trong chiêc hang u tối của anh chim Bói Cá. Thế nhưng chính qua những bước đường gian khó hiểm nguy ấy mà chú đã trưởng thành thực sự với những bài học xương máu vừa kể.

Ai không mừng rỡ và xúc động khi gặp lại Dế Mèn ở tổng Châu Thất. Không còn nữa một Dế Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt, vang rền nhưng chú không hề kiêu ngạo chút nào. Chú đã từ chối chức thủ lĩnh nhưng cuối cùng cũng đành phải chịu trách nhiệm hướng dẫn đoàn tìm nơi ẩn trú ẩn tránh cái giá rét dữ dội mùa đông đang đến.

Đặc biệt hơn, trong cuộc đọ sức với đàn Châu Chấu Voi đã làm ngời sáng lên hình ảnh một Dế Mèn thủy chung trong tình bạn. Đẹp đẽ biết bao hình ảnh Dế Mèn một mình lặn lội giữa cảnh trời đông: gió bấc lạnh buốt, đồng ruộng khô nẻ, khăn gói gió đưa đi tìm Dế Trũi. Xúc động biết bao là tình bạn ấy, thứ tình bạn sướng khổ có nhau, nguy nan không rời bỏ nhau là như vậy.

Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đẽ nhất gây xúc động lớn nhất đối với người đọc là Dế Mèn sau cuộc phiêu lưu đầy gian khổ đã trở thành một người chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình. Sau cuộc hành trình của mình, Dế Mèn hiểu thêm ra: Tất cả mọi người lao động chân chính hưởng thiện trên mặt đất này đều khao khát cuộc sống hoà bình và hữu nghị. Vậy thì việc gì lại phải có chiến tranh. Sở dĩ như thế là do không hiểu nhau cùng bạn bè của mình, Dế Mèn đã dấn thân đi vào xứ Kiến để bàn bạc giải thích làm ra Kiến chúa hiểu ra mà gác lại những cuộc tân công dồn dập vì hiểu lầm. Việc làm của Dế Mèn đã có kết quả mĩ mãn. Hình ảnh vô cùng cao cả và đẹp đẽ đó là Dế Mèn tay giơ cao chiếc lá tre như nhành ô liu hoà bình ung dung dấn thân vào xứ Kiến, gửi tư tưởng vững chắc của mình vào chính nghĩa, vào việc của mình làm.

Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.

banhbanhquahahahahehehihahihihiuhiuhiuleuleuleungaingungoaoaokthanghoavuiyeuyeu
6 tháng 3 2017

Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.