K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2019

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng... còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây là bài học về đạo lý làm người:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Trong ca dao dân ca, lối nói so sánh ví von được sử dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.

Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...

Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn... Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau.

Yêu thương là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn là: lá lành đùm lá rách, - hành động theo tình yêu thương.

Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khỏe cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi môi hở răng lạnh,. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn cảm thấy tiếng nói ấy vẫn vọng về từ cha ông:

Anh em nào phải người xa

 Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm. Lúc nhỏ cha mẹ bận việc cấy cày, anh ru em ngủ, cõng em đi chơi.

Yêu nhau từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

Trong những cảnh đời côi cút, anh còn thay cha mẹ nuôi dạy em khôn lớn trưởng thành. Lòng hiếu thảo hoà quyện với tình huynh đệ Hiếu lễ là kính trọng cha mẹ và yêu thương hoà thuận với anh em. Anh yêu thương em, nhường nhịn cho em, em kính trọng ngoan ngoãn vâng lời. Đó là đạo lí, nền nếp gia phong.

Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê:

Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười

Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.

Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tóm lại bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.



 

23 tháng 7 2019

Theo cảm nhận của tao thì :

Mặt trời như hố xí rắc hết những cục c** xuống thế gian , thế gian bị ô nhiễm rồi chết dần chết mòn

Hết

23 tháng 7 2019

Bạn có thể nói lịch sự hơn được kon?

19 tháng 9 2021

Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết dưới đây:

A.Chị ngã em nâng

B.Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

C.Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

19 tháng 9 2021

A.Chị ngã em nâng.

B.Anh em như thể chân tay 

Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần.

C.Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

Good luck!

 Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.

   Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ăn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.

   Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu những thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:

   -   Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đâu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.

   Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:

   -    Bà nhận chút ít để mua trầu.

   Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.

   -   Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.

   Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.

   Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.

   Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.

   Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa...

   Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ.

13 tháng 8 2019

Hay quá

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 60) bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh mỗi đoạn văn này.Đoạn 1 :   (........................................................................Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.)Đoạn 2 :   Nhìn từ xa, cây chuối...
Đọc tiếp

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 60) bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh mỗi đoạn văn này.

Đoạn 1 :

   (........................................................................Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.)

Đoạn 2 :

   Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi(...........................................................................)

Đoạn 3 :

   Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần.(.......................................)

Đoạn 4 :

   (..........................................................)Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.

2
29 tháng 10 2019

Đoạn 1 :

   (Vào những ngày cuối tuần, ba mẹ em thường đưa em về nhà ngoại ở ngoại thành. Em rất thích khu vườn của bà. Ở đó bà trồng nào na, nào mít, nào mận, nào ổi). Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2 :

   Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. (Đến gần, thân cây chuối to nhờ cột nhà. Sờ vào thân thấy láng mịn. Lớp vỏ ngoài của nó bị che đi một phần bởi lớp áo khô, áo khô này cũng góp phần bảo vệ cho cây.)

Đoạn 3 :

Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần. (Đặc biệt là buồng chuối dài, nặng trĩu với rất nhiều nải úp sát nhau khiến cây như oằn xuống.

Đoạn 4 :

   (Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối dùng để nuôi lợn, nuôi ngan, lá chuối gói giò, gói bánh, hoa chuối làm nộm, làm rau. Còn quả thì vừa thơm vừa ngọt lại vô cùng bổ dưỡng). Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.

2 tháng 3 2021

Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.

Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.

Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn. Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây Sầu riêng     Bãi ngô     Cây gạo     b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác...
Đọc tiếp

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng    
Bãi ngô    
Cây gạo    

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Khứu giác(mũi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Vị giác(lưỡi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

1
29 tháng 6 2018

a)

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x  
Bãi ngô   x
Cây gạo   x

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác(lưỡi):

     + (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác(tai):

     + (Bãi ngô): tiếng tu hú

     + (Cây gạo): tiếng chim hót

 

c)

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

24 tháng 2 2020

Khi thảo quả chín rừng xanh được đánh thức đỏ rực lên tuyệt đẹp: “Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót,  như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng”. Hình ảnh ngọn lửa trong đoạn vẫn tả trái thảo quả chín rất hay và sáng tạo. Câu kết sáng bừng ngọn lửa ấy:
 
“Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo qua như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt”.
 
Trong chúng ta đã mấy ai được ngắm nhìn rừng thảo quả trong mùa xuân, rừng thảo quả vào mùa ? Đọc bài văn, tả cảm thấy núi rừng Tây Bắc giàu đẹp mà thảo quả là một đặc sản quý. Ta càng hiểu hơn câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới.

Viết tiếp đoạn văn cho hoàn chỉnh:Đoạn 1: Giới thiệu cây dừa.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Nhưng em thích nhất vẫn là cây dừa.Đoạn 2 : Tả bao...
Đọc tiếp

Viết tiếp đoạn văn cho hoàn chỉnh:

Đoạn 1: Giới thiệu cây dừa

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Nhưng em thích nhất vẫn là cây dừa.

Đoạn 2 : Tả bao quát cây dừa

Nhìn tà xa, cây dừa như một chiếc ô xanh mát rượi, khổng lồ,. Thân cây thẳng tắp to như cột nhà, một người ôm không xuể.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đoạn 3 : Tả các bộ phận của cây dừa ( tàu dừa, quả dừa, vỏ dừa, cùi dừa, nước dừa,...)

Các tán lá xòe ra trông như những chiếc quạt lớn che khuất cả một khoảng sân............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đoạn 4 : Ích lợi của cây dừa

Mẹ em thường làm mứt dừa ăn vào dịp Tết................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
2 tháng 3 2018

Mình viết thành 1 bài văn bạn tham khảo nhớ.

Cây dừa xanh toả nhiều tà 

Dang tay đón gió , gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm 

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa - Chiếc lược trải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt , nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa .

Tiếng dừa làm dịu nắng mưa 

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo .

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào , bay ra ......

Đứng canh trời đất bao la 

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi .

Vâng đó là bài thơ từ lúc 3  tuổi tôi đã được mẹ đọc cho . Đó là bài thơ mà tôi thích nhất , cũng chính nó làm cho tôi nhớ đến nhà nhớ đến cây dừa cạnh góc vườn .

Có lẽ cây dừa đã có lâu lăm rồi vì từ khi tôi sinh ra đã thấy cây dừa sừng sững đứng ở đó .Nhìn từ xa cây dừa như một chiếc ô xanh mát rượi , khổng lồ . Thân cây thẳng , to như cột nhà một người ôm không xuể .Đến gần sẽ thấy gốc dừa rất to , tua tủa chùm rễ ăn sâu xuống đất . Thân dừa cao có màu nâu xám ,có cả những khoanh tròn nối nhau . Trên ngọn lá mọc thành vòng tròn xoe,đều,che kín cả khu vườn . Cây có cả nhưng tàu dừa lớn dài đến tận cuống . Từ các nách bẹ , từng chùm quả màu trắng sữa chìa ra rồi dần dần biến thành quả . Lúc đầu màu trắng đục như sữa bò dần dần lớn lên xanh dần . Khi lớn bằng trái bưởi , mỗi cuống quả dừa có một cái râu dài . Trái dừa tròn , ăn vào cảm thấy ngon , ngọt , béo ngậy .

Cây dừa thật là có ích mỗi khi hè đến sau những giờ lao động mệt nhọc mẹ em về nhà là lại có trái dừa thơm ngon để ăn , uống . Nên em sẽ chăm sóc cho cây thật cẩn thật để cây luôn xanh tốt .

3 tháng 3 2018

trong vườn nhà em có rất nhiều loại cây:bưởi , na ,... Mỗi loại đều có vẻ đẹp riêng . Nhưng em thích nhất vẫn là cây dừa.

“Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.

2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?

Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.