K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

mình tham khảo trên mạng nha

Câu tục ngữ Ăn trông nồi ngồi trông hướng rất hay được sử dụng kể cả cho thời này đặc biệt là các bậc cha mẹ, ông bà muốn nhắc nhở thế hệ con cháu về cách ứng xử cơ bản trong ăn uống là khi ăn uống phải nghĩ tới người khác còn thức ăn không để chừa cho mọi người cùng ăn. Khi ngồi ăn cũng phải nhìn trước nhìn sau xem có bất lịch sự với ai không

Bài văn mẫu giải thích câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”
Kho tàng ca dao tục ngữ của ông cha ta từ lâu đã chứa đựng biết bao nhiêu bài học đạo lý sâu sắc, một trong số đó chính là bài học về cử chỉ, kỹ năng phù hợp trong giao tiếp, trong xử sự , được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”.

Vậy câu tục ngữ cụ thể muốn nói với chúng ta điều gì? “Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi. Cũng như vậy, “Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, không chỉ trong mâm cơm mà còn ở mọi hoàn cảnh, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự, không nên ngồi chắn lối đi của người khác, đặt đâu ngồi đó, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhắn nhủ những bài học tuy đơn giản mà sâu sắc về phong thái, cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.

Trong cuộc sống, đôi khi có những điều mà chúng ta coi là nhỏ nhặt, không đáng kể như cử chỉ ăn uống, đứng ngồi , nhưng thực chất lại quan trọng vô cùng, thể hiện bạn là một người có lễ nghi, phép tắc, phép lịch sự hay không. Với việc ăn uống, “ăn trông nồi” là một kỹ năng tối thiểu mà con người cần có. Khi nhà có khách hay đi dự tiệc, cỗ bàn, dù món ăn có hấp dẫn đến đâu, có nhiều thế nào, nhưng đã ngồi chung mâm với nhiều người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn mình, ta không thể ăn uống một cách bừa bộn, ăn quá nhiều không chừa lại phần nào mà không để ý đến người khác ăn bao nhiêu, có ăn hay không. Cũng không nên động đũa khi người lớn chưa bắt đầu ăn và không nên tiếp tục ăn khi hầu hết mọi người đã buông đũa. Tuy điều này có thể khá gò bó với một số người nhưng nó thể hiện phép lịch sự của bạn, sự đảm đang, có ý thức.

“Ngồi trông hướng” cũng vậy, ở bất kỳ đâu, đặc biệt là những nơi có đông người, cần ý thức được vị trí, vị thế của mình để ngồi đúng lúc, đúng chỗ. Ta không thể ngồi từa lưa mọi chỗ, ngồi chắn lối đi hay tầm nhìn của người khác. Nếu là người nhỏ tuổi hơn, cần phải biết nhường chỗ cho người lớn tuổi, không nên ngồi trên hay ngồi chen vào chỗ của người xung quanh. Nếu bản thân ta không biết cử chỉ đúng mực, ta sẽ dễ dàng gây khó chịu đối với mọi người khác, phải nhận những cái nhìn không mấy thiện cảm, đánh giá về đạo đức, lễ nghi của bản thân mình.

“Ăn trông nồi ngồi trông hướng” là một bài học đạo lý về phép tắc hoàn toàn đúng đắn, là điều mà mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đều cần tiếp thu và giáo dục. Tuy nó đơn giản nhưng nó cũng là cách để người khác nhìn nhận vào bản thân chúng ta. Mỗi người đều cần phải rèn luyện về cách cư xử, cử chỉ đúng mực, lịch sự , không vô ý thức, không hồn nhiên trong ăn uống, trong xử sự. Đối với thế hệ trẻ hôm nay, bài học ấy càng cần thiết hơn cho cuộc sống học tập và làm việc sau này.

Thành công hay sự vui vẻ, hạnh phúc đều được bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, có những yếu tố nhỏ nhất từ kỹ năng sống phù hợp, chuẩn mực. Đừng học ở đâu xa xôi, cao rộng mà hãy bắt đầu học từ những điều nhỏ nhặt này sẽ góp phần đưa con người ta đạt được mục đích của mình một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn

17 tháng 5 2019

Giải thích câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” 

Câu tục ngữ Ăn trông nồi ngồi trông hướng rất hay được sử dụng kể cả cho thời này đặc biệt là các bậc cha mẹ, ông bà muốn nhắc nhở thế hệ con cháu về cách ứng xử cơ bản trong ăn uống là khi ăn uống phải nghĩ tới người khác còn thức ăn không để chừa cho mọi người cùng ăn. Khi ngồi ăn cũng phải nhìn trước nhìn sau xem có bất lịch sự với ai không

Bài văn mẫu giải thích câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”
Kho tàng ca dao tục ngữ của ông cha ta từ lâu đã chứa đựng biết bao nhiêu bài học đạo lý sâu sắc, một trong số đó chính là bài học về cử chỉ, kỹ năng phù hợp trong giao tiếp, trong xử sự , được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”.

Vậy câu tục ngữ cụ thể muốn nói với chúng ta điều gì? “Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi. Cũng như vậy, “Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, không chỉ trong mâm cơm mà còn ở mọi hoàn cảnh, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự, không nên ngồi chắn lối đi của người khác, đặt đâu ngồi đó, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhắn nhủ những bài học tuy đơn giản mà sâu sắc về phong thái, cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.

Trong cuộc sống, đôi khi có những điều mà chúng ta coi là nhỏ nhặt, không đáng kể như cử chỉ ăn uống, đứng ngồi , nhưng thực chất lại quan trọng vô cùng, thể hiện bạn là một người có lễ nghi, phép tắc, phép lịch sự hay không. Với việc ăn uống, “ăn trông nồi” là một kỹ năng tối thiểu mà con người cần có. Khi nhà có khách hay đi dự tiệc, cỗ bàn, dù món ăn có hấp dẫn đến đâu, có nhiều thế nào, nhưng đã ngồi chung mâm với nhiều người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn mình, ta không thể ăn uống một cách bừa bộn, ăn quá nhiều không chừa lại phần nào mà không để ý đến người khác ăn bao nhiêu, có ăn hay không. Cũng không nên động đũa khi người lớn chưa bắt đầu ăn và không nên tiếp tục ăn khi hầu hết mọi người đã buông đũa. Tuy điều này có thể khá gò bó với một số người nhưng nó thể hiện phép lịch sự của bạn, sự đảm đang, có ý thức.

“Ngồi trông hướng” cũng vậy, ở bất kỳ đâu, đặc biệt là những nơi có đông người, cần ý thức được vị trí, vị thế của mình để ngồi đúng lúc, đúng chỗ. Ta không thể ngồi từa lưa mọi chỗ, ngồi chắn lối đi hay tầm nhìn của người khác. Nếu là người nhỏ tuổi hơn, cần phải biết nhường chỗ cho người lớn tuổi, không nên ngồi trên hay ngồi chen vào chỗ của người xung quanh. Nếu bản thân ta không biết cử chỉ đúng mực, ta sẽ dễ dàng gây khó chịu đối với mọi người khác, phải nhận những cái nhìn không mấy thiện cảm, đánh giá về đạo đức, lễ nghi của bản thân mình.

“Ăn trông nồi ngồi trông hướng” là một bài học đạo lý về phép tắc hoàn toàn đúng đắn, là điều mà mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đều cần tiếp thu và giáo dục. Tuy nó đơn giản nhưng nó cũng là cách để người khác nhìn nhận vào bản thân chúng ta. Mỗi người đều cần phải rèn luyện về cách cư xử, cử chỉ đúng mực, lịch sự , không vô ý thức, không hồn nhiên trong ăn uống, trong xử sự. Đối với thế hệ trẻ hôm nay, bài học ấy càng cần thiết hơn cho cuộc sống học tập và làm việc sau này.

Thành công hay sự vui vẻ, hạnh phúc đều được bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, có những yếu tố nhỏ nhất từ kỹ năng sống phù hợp, chuẩn mực. Đừng học ở đâu xa xôi, cao rộng mà hãy bắt đầu học từ những điều nhỏ nhặt này sẽ góp phần đưa con người ta đạt được mục đích của mình một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn.

~ Học tốt ~ K cho mk nhé! Thank you.

26 tháng 3 2022

" Ăn trông nồi ngồi trông hướng":

ý nghĩa: Có ý khuyên nhủ chúng ta nên biết điều , biết trước biết sau , làm việc gì cũng nghĩ đến người khác như thế nào.

bài học : từ những chuyện nhỏ nhất như ngồi ăn cơm cùng gia đình, cùng tập thể mình phải biết nhìn mọi người xem thử tất cả đều ăn có đủ chưa, có như mình không.

những tục ngữ sau e tự làm.

 

- Nghệ thuật đói "xa" - "gần" ; "mua" - "bán"

- Nghệ thuật so sánh : tốt gỗ "hơn" tốt nước sơn

- Điệp từ "trông"

cảm ơn ạ!

Cho biết nội dung  ý nghĩa của câu tục ngữ sau

Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

lúc đang mưa mà thấy quạ tắm là trời sắp tạnh, khi nắng ráo mà thấy sáo tắm thì trời sắp trở mưa [một kinh nghiệm thời tiết

Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng đều cần  lòng kiên trì cũng như sự quyết tâm để thực hiện.  sự kiên trì thì dù là việc gì cũng  thể đạt được thành công như mong muốn.

Được mùa cau , đau mùa lúa

Kinh nghiệm trồng trọt của bà con nông dân: Năm nào được mùa cau thì lúa sẽ mất mùa.

Mưa tháng ba hoa đất,mưa tháng tư hư đất

Ngày xưa, một năm nhân dân ta chỉ làm hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa (vụ mười). Tháng ba nắng hạn, ruộng đồng khô cạn, khi lúa đang trổ đòng đòng. Mưa tháng ba đối với nhà nông là ‘cơn mưa vàng’ làm cho lúa tốt bời bời, bội thu. Trái lại, trong tháng tư, lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch, nếu mưa nhiều sẽ gây nhiều thiệt hại lớn cho nhà nông

Ăn trông nồi ngồi trông hướng

Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi.

Ăn phải nhai nói phải nghĩ

Ăn phải nhai để thức ăn được nghiền nhỏ nhào trộn ngấm dịch tiêu hóa giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng đạt hiệu quả cao

noi phải nghĩ là một phản xạ để lời nói đúng giá trị từng hoàn cảnh thì phải cân nhắc tức là chuyển phản xạ thành nhiều phản xạ để lời nói có dộ chính xác cao

Ruộng không phân như thân không của

làm ruộng phải có bón phân thì mùa màng mới tốt

 

o l m . v n

12 tháng 5 2017

(Tham khảo bài dưới nhé)

Ăn trông nồi...

Người Việt Nam rất chú trọng đến cử chỉ, điệu bộ của trẻ em, ngay từ khi còn nhỏ. Người mình nói: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Câu đó khuyên chúng ta phải chú ý giữ cử chỉ, hành động của ta cho phù hợp với hoàn cảnh chung quanh. Khi cha mẹ đang ngồi nói chuyện với khách chẳng hạn, các em sẽ không ngồi xen vào giữa. Có khách ngồi trong nhà, em sẽ không ngồi ngay trước mặt và quay lưng về phía khách. Ðó là ngồi trong hướng. Hồi tôi còn nhỏ, tôi còn được dạy không được ngồi quay lưng về phía bàn thờ tổ tiên, để giữ niềm kính trọng. Khi chúng ta nhớ câu “ngồi trông hướng”, trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể áp dụng được. Khi đi ngoài đường, khi vào lớp học, khi dự tiệc tùng (party), chúng ta sẽ quan sát mọi người và mọi vật chung quanh để cho hành động, cử chỉ mình được thích hợp. Thích hợp nghĩa là bày tỏ được nhân cách đàng hoàng chững chạc và lòng kính cẩn, khiêm tốn của mình. Trong bữa cơm gia đình chúng ta không làm rơi vãi thức ăn, không khuấy lộn đĩa thức ăn để tìm miếng ngon. Nhiều khi ta thấy miếng ngon mà nhịn không gắp ăn. Ðó là “ăn trông nồi”. Dân mình xưa nghèo lắm, có khi nhà không đủ cơm cho mọi người ăn. Vì vậy khi ăn cơm mình chú ý ngó coi nồi cơm còn nhiều hay ít. Nếu mình thấy nồi cơm sắp hết, mình không xin mẹ sới thêm cơm nữa. Vì nếu mình đòi thêm, mẹ sẽ phải nhịn cho mình có đủ cơm ăn. Hồi tôi lên bốn lên năm tuổi, gia đình tôi thiếu gạo nên ăn cơm trộn hạt bắp. Một bữa tôi vừa nhai bắp vừa nhăn nhó (vì bắp cứng hơn cơm). Mẹ tôi thấy vậy nên lần sau khi sới cơm cho tôi mẹ tôi lựa bắp ra, chỉ lấy cơm thôi. Tôi không để ý, nhai cơm một cách ngon lành. Hồi lâu tôi mới nhận thấy bát cơm của mẹ chỉ toàn bắp là bắp. Các bà mẹ Việt Nam, các bà mẹ ở khắp thế giới, đều yêu thương con một cách kín đáo, thầm lặng như vậy. Tôi còn nhớ bữa cơm hôm đó cho tới ngày nay cũng chỉ vì ngay lúc đó tôi rất hối hận. Nếu tôi có ý tứ một chút, tôi sẽ không để mẹ tôi phải ăn toàn bắp là bắp. Nếu tôi có ý tứ một chút, tôi sẽ không nhăn nhó khi nhai bắp. Mẹ mình thấy mình nhăn nhó thế nào cũng nhường cơm cho mình. Hồi đó tôi bốn, năm tuổi nhưng tôi cũng nghĩ ra. Các bữa ăn sau bao giờ tôi cũng đòi ăn cả cơm lẫn bắp. Và khi ăn tôi không nhăn nhó nữa. Các em đã hiểu “ăn trông nồi” là gì chưa? Không phải chỉ trông cái nồi cơm, mà phải nhìn kỹ mọi người sống quanh mình. Phải chú ý đến cử chỉ của mình để mọi người được an vui. Phải ý thức rằng mọi cử chỉ, lời nói của mình đều có tác động đến người chung quanh. Mình vui tươi thì mình có thể mang hạnh phúc cho người. Mình nóng nẩy tức giận thì người chung quanh cũng buồn. Cẩn thận từng cử chỉ, lời nói như vậy, người mình gọi là “có ý tứ”.

12 tháng 5 2017

Ngày trước cái ăn còn khó khăn và gia đình thường đông người ngồi ăn quanh cái mâm. Ai cũng cố ăn cho no phần mình thì không có đủ.Vì vậy cha, mẹ, anh chị lớn thường để ý nhường cho ông, bà già và trẻ em ăn được no hơn. Cách để ý là lặng lẽ quan sát nồi cơm. Nếu nồi còn đầy thì đưa bát xin xới bát nữa, nếu nồi vơi nhiều thì ăn nhân nha đến cuối bữa. Đây cũng là cách tế nhị để tránh khó xữ cho người ngồi xới cơm cho cả nhà (thường là cô dâu).
Trong gia đình cũng như trong xã hội đều có tôn ti trật tự, có trên có dưới. Do đó khi ngồi ai cũng cần phải chú ý chọn vị trí phù hợp với thứ bậc của mình. Nơi tôn nghiêm càng phải chú ý việc đi lại, đứng ngồi, ăn nói cho phù hợp, thể hiện có văn hoá.
Câu tục ngữ: ăn trông nồi, ngồi trông hướng có ý nghĩa nhắc nhở ta làm việc gì trong gia đình hay giữa chỗ nhiều người cũng đều phải thận trọng, tế nhị và có văn hoá.

29 tháng 3 2022

tham khảo 
Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một trong những câu tục ngữ hay và có ý nghĩa giáo dục nhất mà em biết.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh ăn quả thì nhớ đến người đã trồng cấy, chăm sóc, vun xén cho cây đó. Để nói về bài học biết ơn, luôn trân trọng, nghĩ đến những người đi trước, những người đã làm lụng, chiến đấu, hi sinh cho chúng ta ngày hôm nay.

Mọi thứ xung quanh ta đều không tự nhiên mà có. Cây cối xanh tốt, cho hoa thơm trái ngọt là nhờ người làm vườn. Đường phố sạch đẹp là nhờ bác lao công. Có đồ ăn, bánh trái là nhờ các đầu bếp. Đất nước hòa bình là nhờ các chú bộ đội cụ Hồ. Họ đã phải suy nghĩ, nghiên cứu và làm việc vất vả để tạo nên những món. những thứ ta hưởng dụng.

Chính vì vậy, ta phải luôn nhớ đến và biết ơn họ bằng cả trái tim. Truyền thống biết ơn ấy, đã được lưu truyền qua hàng trăm năm cho đến ngày nay. Nó không chỉ thể hiện qua các lời nói, hành động hằng ngày, mà còn hiện hữu qua các ngày lễ, ngày hội của nước ta. Như ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc, ngày phụ nữ, ngày của cha mẹ… và đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán.

Bản thân em, từ nhỏ đã được thấm nhuần trong truyền thống nhớ ơn mà ông cha truyền dạy. Em mong rằng, đạo lý tốt đẹp ấy sẽ tiếp tục đồng hành mãi cùng nhân dân ta.

29 tháng 3 2022

Em viết theo các ý này của chị nha!

Nêu lên vấn đề cần nghị luận (VD: Truyền thống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta...)

Khái niệm ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' (Em nêu nghĩa đen của câu hoặc giải thích khái niệm biết ơn).

Vai trò của lối sống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là gì?

Dẫn chứng?

Trái ngược với ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện lối sống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''?

Kết luận

4 tháng 5 2017

~~~Tham khảo nha bn!~~~

Ngày trước cái ăn còn khó khăn và gia đình thường đông người ngồi ăn quanh cái mâm. Ai cũng cố ăn cho no phần mình thì không có đủ.Vì vậy cha, mẹ, anh chị lớn thường để ý nhường cho ông, bà già và trẻ em ăn được no hơn. Cách để ý là lặng lẽ quan sát nồi cơm. Nếu nồi còn đầy thì đưa bát xin xới bát nữa, nếu nồi vơi nhiều thì ăn nhân nha đến cuối bữa. Đây cũng là cách tế nhị để tránh khó xữ cho người ngồi xới cơm cho cả nhà (thường là cô dâu).
Trong gia đình cũng như trong xã hội đều có tôn ti trật tự, có trên có dưới. Do đó khi ngồi ai cũng cần phải chú ý chọn vị trí phù hợp với thứ bậc của mình. Nơi tôn nghiêm càng phải chú ý việc đi lại, đứng ngồi, ăn nói cho phù hợp, thể hiện có văn hoá.
Câu tục ngữ: ăn trông nồi, ngồi trông hướng có ý nghĩa nhắc nhở ta làm việc gì trong gia đình hay giữa chỗ nhiều người cũng đều phải thận trọng, tế nhị và có văn hoá.

---Chúc bn hok tốt!---

27 tháng 4 2018

vai

11 tháng 1 2022

Đồng nghĩa là mong

 

11 tháng 1 2022

thank chị nhiều