K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

(Tham khảo bài dưới nhé)

Ăn trông nồi...

Người Việt Nam rất chú trọng đến cử chỉ, điệu bộ của trẻ em, ngay từ khi còn nhỏ. Người mình nói: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Câu đó khuyên chúng ta phải chú ý giữ cử chỉ, hành động của ta cho phù hợp với hoàn cảnh chung quanh. Khi cha mẹ đang ngồi nói chuyện với khách chẳng hạn, các em sẽ không ngồi xen vào giữa. Có khách ngồi trong nhà, em sẽ không ngồi ngay trước mặt và quay lưng về phía khách. Ðó là ngồi trong hướng. Hồi tôi còn nhỏ, tôi còn được dạy không được ngồi quay lưng về phía bàn thờ tổ tiên, để giữ niềm kính trọng. Khi chúng ta nhớ câu “ngồi trông hướng”, trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể áp dụng được. Khi đi ngoài đường, khi vào lớp học, khi dự tiệc tùng (party), chúng ta sẽ quan sát mọi người và mọi vật chung quanh để cho hành động, cử chỉ mình được thích hợp. Thích hợp nghĩa là bày tỏ được nhân cách đàng hoàng chững chạc và lòng kính cẩn, khiêm tốn của mình. Trong bữa cơm gia đình chúng ta không làm rơi vãi thức ăn, không khuấy lộn đĩa thức ăn để tìm miếng ngon. Nhiều khi ta thấy miếng ngon mà nhịn không gắp ăn. Ðó là “ăn trông nồi”. Dân mình xưa nghèo lắm, có khi nhà không đủ cơm cho mọi người ăn. Vì vậy khi ăn cơm mình chú ý ngó coi nồi cơm còn nhiều hay ít. Nếu mình thấy nồi cơm sắp hết, mình không xin mẹ sới thêm cơm nữa. Vì nếu mình đòi thêm, mẹ sẽ phải nhịn cho mình có đủ cơm ăn. Hồi tôi lên bốn lên năm tuổi, gia đình tôi thiếu gạo nên ăn cơm trộn hạt bắp. Một bữa tôi vừa nhai bắp vừa nhăn nhó (vì bắp cứng hơn cơm). Mẹ tôi thấy vậy nên lần sau khi sới cơm cho tôi mẹ tôi lựa bắp ra, chỉ lấy cơm thôi. Tôi không để ý, nhai cơm một cách ngon lành. Hồi lâu tôi mới nhận thấy bát cơm của mẹ chỉ toàn bắp là bắp. Các bà mẹ Việt Nam, các bà mẹ ở khắp thế giới, đều yêu thương con một cách kín đáo, thầm lặng như vậy. Tôi còn nhớ bữa cơm hôm đó cho tới ngày nay cũng chỉ vì ngay lúc đó tôi rất hối hận. Nếu tôi có ý tứ một chút, tôi sẽ không để mẹ tôi phải ăn toàn bắp là bắp. Nếu tôi có ý tứ một chút, tôi sẽ không nhăn nhó khi nhai bắp. Mẹ mình thấy mình nhăn nhó thế nào cũng nhường cơm cho mình. Hồi đó tôi bốn, năm tuổi nhưng tôi cũng nghĩ ra. Các bữa ăn sau bao giờ tôi cũng đòi ăn cả cơm lẫn bắp. Và khi ăn tôi không nhăn nhó nữa. Các em đã hiểu “ăn trông nồi” là gì chưa? Không phải chỉ trông cái nồi cơm, mà phải nhìn kỹ mọi người sống quanh mình. Phải chú ý đến cử chỉ của mình để mọi người được an vui. Phải ý thức rằng mọi cử chỉ, lời nói của mình đều có tác động đến người chung quanh. Mình vui tươi thì mình có thể mang hạnh phúc cho người. Mình nóng nẩy tức giận thì người chung quanh cũng buồn. Cẩn thận từng cử chỉ, lời nói như vậy, người mình gọi là “có ý tứ”.

12 tháng 5 2017

Ngày trước cái ăn còn khó khăn và gia đình thường đông người ngồi ăn quanh cái mâm. Ai cũng cố ăn cho no phần mình thì không có đủ.Vì vậy cha, mẹ, anh chị lớn thường để ý nhường cho ông, bà già và trẻ em ăn được no hơn. Cách để ý là lặng lẽ quan sát nồi cơm. Nếu nồi còn đầy thì đưa bát xin xới bát nữa, nếu nồi vơi nhiều thì ăn nhân nha đến cuối bữa. Đây cũng là cách tế nhị để tránh khó xữ cho người ngồi xới cơm cho cả nhà (thường là cô dâu).
Trong gia đình cũng như trong xã hội đều có tôn ti trật tự, có trên có dưới. Do đó khi ngồi ai cũng cần phải chú ý chọn vị trí phù hợp với thứ bậc của mình. Nơi tôn nghiêm càng phải chú ý việc đi lại, đứng ngồi, ăn nói cho phù hợp, thể hiện có văn hoá.
Câu tục ngữ: ăn trông nồi, ngồi trông hướng có ý nghĩa nhắc nhở ta làm việc gì trong gia đình hay giữa chỗ nhiều người cũng đều phải thận trọng, tế nhị và có văn hoá.

mình tham khảo trên mạng nha

Câu tục ngữ Ăn trông nồi ngồi trông hướng rất hay được sử dụng kể cả cho thời này đặc biệt là các bậc cha mẹ, ông bà muốn nhắc nhở thế hệ con cháu về cách ứng xử cơ bản trong ăn uống là khi ăn uống phải nghĩ tới người khác còn thức ăn không để chừa cho mọi người cùng ăn. Khi ngồi ăn cũng phải nhìn trước nhìn sau xem có bất lịch sự với ai không

Bài văn mẫu giải thích câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”
Kho tàng ca dao tục ngữ của ông cha ta từ lâu đã chứa đựng biết bao nhiêu bài học đạo lý sâu sắc, một trong số đó chính là bài học về cử chỉ, kỹ năng phù hợp trong giao tiếp, trong xử sự , được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”.

Vậy câu tục ngữ cụ thể muốn nói với chúng ta điều gì? “Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi. Cũng như vậy, “Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, không chỉ trong mâm cơm mà còn ở mọi hoàn cảnh, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự, không nên ngồi chắn lối đi của người khác, đặt đâu ngồi đó, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhắn nhủ những bài học tuy đơn giản mà sâu sắc về phong thái, cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.

Trong cuộc sống, đôi khi có những điều mà chúng ta coi là nhỏ nhặt, không đáng kể như cử chỉ ăn uống, đứng ngồi , nhưng thực chất lại quan trọng vô cùng, thể hiện bạn là một người có lễ nghi, phép tắc, phép lịch sự hay không. Với việc ăn uống, “ăn trông nồi” là một kỹ năng tối thiểu mà con người cần có. Khi nhà có khách hay đi dự tiệc, cỗ bàn, dù món ăn có hấp dẫn đến đâu, có nhiều thế nào, nhưng đã ngồi chung mâm với nhiều người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn mình, ta không thể ăn uống một cách bừa bộn, ăn quá nhiều không chừa lại phần nào mà không để ý đến người khác ăn bao nhiêu, có ăn hay không. Cũng không nên động đũa khi người lớn chưa bắt đầu ăn và không nên tiếp tục ăn khi hầu hết mọi người đã buông đũa. Tuy điều này có thể khá gò bó với một số người nhưng nó thể hiện phép lịch sự của bạn, sự đảm đang, có ý thức.

“Ngồi trông hướng” cũng vậy, ở bất kỳ đâu, đặc biệt là những nơi có đông người, cần ý thức được vị trí, vị thế của mình để ngồi đúng lúc, đúng chỗ. Ta không thể ngồi từa lưa mọi chỗ, ngồi chắn lối đi hay tầm nhìn của người khác. Nếu là người nhỏ tuổi hơn, cần phải biết nhường chỗ cho người lớn tuổi, không nên ngồi trên hay ngồi chen vào chỗ của người xung quanh. Nếu bản thân ta không biết cử chỉ đúng mực, ta sẽ dễ dàng gây khó chịu đối với mọi người khác, phải nhận những cái nhìn không mấy thiện cảm, đánh giá về đạo đức, lễ nghi của bản thân mình.

“Ăn trông nồi ngồi trông hướng” là một bài học đạo lý về phép tắc hoàn toàn đúng đắn, là điều mà mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đều cần tiếp thu và giáo dục. Tuy nó đơn giản nhưng nó cũng là cách để người khác nhìn nhận vào bản thân chúng ta. Mỗi người đều cần phải rèn luyện về cách cư xử, cử chỉ đúng mực, lịch sự , không vô ý thức, không hồn nhiên trong ăn uống, trong xử sự. Đối với thế hệ trẻ hôm nay, bài học ấy càng cần thiết hơn cho cuộc sống học tập và làm việc sau này.

Thành công hay sự vui vẻ, hạnh phúc đều được bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, có những yếu tố nhỏ nhất từ kỹ năng sống phù hợp, chuẩn mực. Đừng học ở đâu xa xôi, cao rộng mà hãy bắt đầu học từ những điều nhỏ nhặt này sẽ góp phần đưa con người ta đạt được mục đích của mình một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn

17 tháng 5 2019

Giải thích câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” 

Câu tục ngữ Ăn trông nồi ngồi trông hướng rất hay được sử dụng kể cả cho thời này đặc biệt là các bậc cha mẹ, ông bà muốn nhắc nhở thế hệ con cháu về cách ứng xử cơ bản trong ăn uống là khi ăn uống phải nghĩ tới người khác còn thức ăn không để chừa cho mọi người cùng ăn. Khi ngồi ăn cũng phải nhìn trước nhìn sau xem có bất lịch sự với ai không

Bài văn mẫu giải thích câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”
Kho tàng ca dao tục ngữ của ông cha ta từ lâu đã chứa đựng biết bao nhiêu bài học đạo lý sâu sắc, một trong số đó chính là bài học về cử chỉ, kỹ năng phù hợp trong giao tiếp, trong xử sự , được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”.

Vậy câu tục ngữ cụ thể muốn nói với chúng ta điều gì? “Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi. Cũng như vậy, “Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, không chỉ trong mâm cơm mà còn ở mọi hoàn cảnh, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự, không nên ngồi chắn lối đi của người khác, đặt đâu ngồi đó, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhắn nhủ những bài học tuy đơn giản mà sâu sắc về phong thái, cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.

Trong cuộc sống, đôi khi có những điều mà chúng ta coi là nhỏ nhặt, không đáng kể như cử chỉ ăn uống, đứng ngồi , nhưng thực chất lại quan trọng vô cùng, thể hiện bạn là một người có lễ nghi, phép tắc, phép lịch sự hay không. Với việc ăn uống, “ăn trông nồi” là một kỹ năng tối thiểu mà con người cần có. Khi nhà có khách hay đi dự tiệc, cỗ bàn, dù món ăn có hấp dẫn đến đâu, có nhiều thế nào, nhưng đã ngồi chung mâm với nhiều người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn mình, ta không thể ăn uống một cách bừa bộn, ăn quá nhiều không chừa lại phần nào mà không để ý đến người khác ăn bao nhiêu, có ăn hay không. Cũng không nên động đũa khi người lớn chưa bắt đầu ăn và không nên tiếp tục ăn khi hầu hết mọi người đã buông đũa. Tuy điều này có thể khá gò bó với một số người nhưng nó thể hiện phép lịch sự của bạn, sự đảm đang, có ý thức.

“Ngồi trông hướng” cũng vậy, ở bất kỳ đâu, đặc biệt là những nơi có đông người, cần ý thức được vị trí, vị thế của mình để ngồi đúng lúc, đúng chỗ. Ta không thể ngồi từa lưa mọi chỗ, ngồi chắn lối đi hay tầm nhìn của người khác. Nếu là người nhỏ tuổi hơn, cần phải biết nhường chỗ cho người lớn tuổi, không nên ngồi trên hay ngồi chen vào chỗ của người xung quanh. Nếu bản thân ta không biết cử chỉ đúng mực, ta sẽ dễ dàng gây khó chịu đối với mọi người khác, phải nhận những cái nhìn không mấy thiện cảm, đánh giá về đạo đức, lễ nghi của bản thân mình.

“Ăn trông nồi ngồi trông hướng” là một bài học đạo lý về phép tắc hoàn toàn đúng đắn, là điều mà mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đều cần tiếp thu và giáo dục. Tuy nó đơn giản nhưng nó cũng là cách để người khác nhìn nhận vào bản thân chúng ta. Mỗi người đều cần phải rèn luyện về cách cư xử, cử chỉ đúng mực, lịch sự , không vô ý thức, không hồn nhiên trong ăn uống, trong xử sự. Đối với thế hệ trẻ hôm nay, bài học ấy càng cần thiết hơn cho cuộc sống học tập và làm việc sau này.

Thành công hay sự vui vẻ, hạnh phúc đều được bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, có những yếu tố nhỏ nhất từ kỹ năng sống phù hợp, chuẩn mực. Đừng học ở đâu xa xôi, cao rộng mà hãy bắt đầu học từ những điều nhỏ nhặt này sẽ góp phần đưa con người ta đạt được mục đích của mình một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn.

~ Học tốt ~ K cho mk nhé! Thank you.

- Nghệ thuật đói "xa" - "gần" ; "mua" - "bán"

- Nghệ thuật so sánh : tốt gỗ "hơn" tốt nước sơn

- Điệp từ "trông"

cảm ơn ạ!

26 tháng 3 2022

" Ăn trông nồi ngồi trông hướng":

ý nghĩa: Có ý khuyên nhủ chúng ta nên biết điều , biết trước biết sau , làm việc gì cũng nghĩ đến người khác như thế nào.

bài học : từ những chuyện nhỏ nhất như ngồi ăn cơm cùng gia đình, cùng tập thể mình phải biết nhìn mọi người xem thử tất cả đều ăn có đủ chưa, có như mình không.

những tục ngữ sau e tự làm.

 

Cho biết nội dung  ý nghĩa của câu tục ngữ sau

Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

lúc đang mưa mà thấy quạ tắm là trời sắp tạnh, khi nắng ráo mà thấy sáo tắm thì trời sắp trở mưa [một kinh nghiệm thời tiết

Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng đều cần  lòng kiên trì cũng như sự quyết tâm để thực hiện.  sự kiên trì thì dù là việc gì cũng  thể đạt được thành công như mong muốn.

Được mùa cau , đau mùa lúa

Kinh nghiệm trồng trọt của bà con nông dân: Năm nào được mùa cau thì lúa sẽ mất mùa.

Mưa tháng ba hoa đất,mưa tháng tư hư đất

Ngày xưa, một năm nhân dân ta chỉ làm hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa (vụ mười). Tháng ba nắng hạn, ruộng đồng khô cạn, khi lúa đang trổ đòng đòng. Mưa tháng ba đối với nhà nông là ‘cơn mưa vàng’ làm cho lúa tốt bời bời, bội thu. Trái lại, trong tháng tư, lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch, nếu mưa nhiều sẽ gây nhiều thiệt hại lớn cho nhà nông

Ăn trông nồi ngồi trông hướng

Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi.

Ăn phải nhai nói phải nghĩ

Ăn phải nhai để thức ăn được nghiền nhỏ nhào trộn ngấm dịch tiêu hóa giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng đạt hiệu quả cao

noi phải nghĩ là một phản xạ để lời nói đúng giá trị từng hoàn cảnh thì phải cân nhắc tức là chuyển phản xạ thành nhiều phản xạ để lời nói có dộ chính xác cao

Ruộng không phân như thân không của

làm ruộng phải có bón phân thì mùa màng mới tốt

 

o l m . v n

29 tháng 3 2022

tham khảo 
Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một trong những câu tục ngữ hay và có ý nghĩa giáo dục nhất mà em biết.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh ăn quả thì nhớ đến người đã trồng cấy, chăm sóc, vun xén cho cây đó. Để nói về bài học biết ơn, luôn trân trọng, nghĩ đến những người đi trước, những người đã làm lụng, chiến đấu, hi sinh cho chúng ta ngày hôm nay.

Mọi thứ xung quanh ta đều không tự nhiên mà có. Cây cối xanh tốt, cho hoa thơm trái ngọt là nhờ người làm vườn. Đường phố sạch đẹp là nhờ bác lao công. Có đồ ăn, bánh trái là nhờ các đầu bếp. Đất nước hòa bình là nhờ các chú bộ đội cụ Hồ. Họ đã phải suy nghĩ, nghiên cứu và làm việc vất vả để tạo nên những món. những thứ ta hưởng dụng.

Chính vì vậy, ta phải luôn nhớ đến và biết ơn họ bằng cả trái tim. Truyền thống biết ơn ấy, đã được lưu truyền qua hàng trăm năm cho đến ngày nay. Nó không chỉ thể hiện qua các lời nói, hành động hằng ngày, mà còn hiện hữu qua các ngày lễ, ngày hội của nước ta. Như ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc, ngày phụ nữ, ngày của cha mẹ… và đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán.

Bản thân em, từ nhỏ đã được thấm nhuần trong truyền thống nhớ ơn mà ông cha truyền dạy. Em mong rằng, đạo lý tốt đẹp ấy sẽ tiếp tục đồng hành mãi cùng nhân dân ta.

29 tháng 3 2022

Em viết theo các ý này của chị nha!

Nêu lên vấn đề cần nghị luận (VD: Truyền thống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta...)

Khái niệm ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' (Em nêu nghĩa đen của câu hoặc giải thích khái niệm biết ơn).

Vai trò của lối sống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là gì?

Dẫn chứng?

Trái ngược với ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện lối sống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''?

Kết luận

4 tháng 5 2017

~~~Tham khảo nha bn!~~~

Ngày trước cái ăn còn khó khăn và gia đình thường đông người ngồi ăn quanh cái mâm. Ai cũng cố ăn cho no phần mình thì không có đủ.Vì vậy cha, mẹ, anh chị lớn thường để ý nhường cho ông, bà già và trẻ em ăn được no hơn. Cách để ý là lặng lẽ quan sát nồi cơm. Nếu nồi còn đầy thì đưa bát xin xới bát nữa, nếu nồi vơi nhiều thì ăn nhân nha đến cuối bữa. Đây cũng là cách tế nhị để tránh khó xữ cho người ngồi xới cơm cho cả nhà (thường là cô dâu).
Trong gia đình cũng như trong xã hội đều có tôn ti trật tự, có trên có dưới. Do đó khi ngồi ai cũng cần phải chú ý chọn vị trí phù hợp với thứ bậc của mình. Nơi tôn nghiêm càng phải chú ý việc đi lại, đứng ngồi, ăn nói cho phù hợp, thể hiện có văn hoá.
Câu tục ngữ: ăn trông nồi, ngồi trông hướng có ý nghĩa nhắc nhở ta làm việc gì trong gia đình hay giữa chỗ nhiều người cũng đều phải thận trọng, tế nhị và có văn hoá.

---Chúc bn hok tốt!---

27 tháng 4 2018

vai

1 tháng 2 2017

I.* Tìm ý:
Em hiểu ăn quả trồng cây và uống nước nhớ nguồn là gì?
- Giải thích đạo lý ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồn.
Tìm những biểu hiện của đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn.
- Tác dụng của đạo lý trong cuộc sống.
Nghị luận chứng minh
Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng
II- Lập dàn bài:
a- Mở bài:
- Giới thiệu chung về truyền thống đạo lí của người Việt Nam
- Trích hai câu tục ngữ.
Đạo lý của dân tộc Việt Nam đề cao tình nghĩa thuỷ chung. Trong đó, lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa, về cách ứng xử, cách ăn, ở mà ông bà, cha mẹ ta rất quan tâm nhắc nhở, dạy bảo con cháu. Lòng biết ơn đã được nhân dân ta đúc kết, gửi gắm vào ca dao, tục ngữ với bao lời hay, ý đẹp, tiêu biểu là câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn"
b- Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- Từ xưa dân tộc Việt Nam ta đã luôn nhớ về cội nguồn.
+ Dẫn chứng:
. Thờ cúng tổ tiên
. Lễ hội hằng năm
Ngày nay, đạo lý ấy vẫn được phát huy
+ Dẫn chứng:
. Ngày thương binh, liệt sĩ; ngày nhà giáo VN...
. Con ngoan trò giỏi, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, biết ơn thầy cô giáo...
c- Kết bài:
- Khẳng định lại truyền thống đạo lý dân tộc
- Liên hệ
Hai câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "uống nước nhớ nguồn" đã nêu một bài học luân lý sâu sắc. Nó giáo dục chúng ta đạo lý làm người, sống có tình nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta về đạo lí làm con, đạo thầy trò, nghĩa vụ của người công dân với Tổ quốc. Đối với người học sinh lòng biết ơn phải được khắc sâu vào tâm hồn, phải được biểu hiện bằng những việc làm tốt đẹp hằng ngày.

24 tháng 4 2016

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy

Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/1248051-giai-thich-cau-tuc-ngu-an-qua-nho-ke-trong-cay-van-mau.htm

Câu 3:

Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,

Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi". Hay như Lê-nin đã nói: "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm".

Khẳng định "Thất bại là mẹ của thành công" còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù "cái giá" mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá "đắt", nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.

Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", lại bị đình chỉ khi học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.

Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.

Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: "Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó". Ta cũng hiểu rằng "Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống".

Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thành công" thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi". Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

~Hok tốt~
##Mirai