K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2019

Thơ về mẹ :

 Tình mẹ bao la

       Vượt lên tất cả 

       Tháng năm vất vả

       Tần tảo vì con

       Mong con lớn khôn 

       Đền đạp ơn mẹ

Thơ về cô giáo :

       Tặng cô cả hương nồng sắc xuân

           Tháng ngày dạy dỗ ân cần

       Cho bao thế hệ góp phần dựng xây

            Tiếng cô tưởng nhớ mới đây

        Xây bao hạnh phúc tràn đầy yêu thương

                 _Hol Tốt _

        

21 tháng 3 2019

Mẹ em là tất cả 

31 tháng 10 2016

Mở bài:Giới thiệu câu chuyenj sắp kể(gọi tên tình huống truyện)

Thân bài

+Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+Các nhân vật và những lời nói,hành động của nhân vật dẫn đến tình huống truyện.

+Phản ứng của các nhân vật khi tình huống xảy ra.Hành động của em , kết quả tốt đẹp của hành động ấy.

Kết bài:Cảm nghĩ của em về việc tốt mà mình đã làm được.

Đề 1 bạn nhé !!!^_^

27 tháng 10 2016

Đề 4:

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Loading...

 

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

26 tháng 10 2016

Đây là dạng đề văn tự sự, bên cạnh đó thì em cũng cần kết hợp thêm các phương pháp là biểu cảm và miêu tả nữa, để cho bài của em hay hơn :)

- Em thử nhớ lại một tí xem nhé: mình đã làm được việc tốt gì chưa.

Chắc chắn là có nhỉ, dù lớn dù nhỏ :)

Ví dụ như:

+ Giúp đỡ em nhỏ qua đường, hay học tập.

+ Mua tăm trẻ hay vé số ủng hộ bạn nghèo.

+ Ủng hộ sách vở cũ cho những bạn có đk học tập khó khăn.

+ Giúp bạn bè ko cần trả ơn, với những việc nhỏ trên lớp chẳng hạn.

+ Giúp đỡ bố mẹ làm những việc nhỏ trong nhà.

....

Với đề bài này chị nghĩ là em có thể đi tham khảo những bài văn khác rồi tự mình viết thì sẽ hay hơn, trải nghiệm của chính em mà. :)

Dàn ý:

MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

TB:

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?

- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.

Chúc em làm bài tốt! :)

27 tháng 10 2016

ntn nghia la gi ban

 

Việt Trì trong trái tim em dk

7 tháng 4 2022

viết dấu có đc k ạ

9 tháng 10 2018

Bạn lên mạng tra nhé!

11 tháng 10 2018

sàm quá bạn nha!

7 tháng 11 2017

Đền thờ tọa lạc trên núi Phượng Hoàng. Còn được gọi là “Phượng Sơn linh từ”. Đền được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng. Đền được xây dựng theo thuyết phong thuỷ của ng­ười x­ưa, phía tr­ước có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phư­ợng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì lân và núi Phượng Hoàng nh­ư sải cánh của con chim ph­ượng.
Đền Chu Văn An kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái. Nghệ thuật trang trí của đền theo đề tài tứ linh, tứ quý: long, ly, quy, ph­ượng, tùng, cúc, trúc, mai. Các bức y môn sơn son thiếp vàng trang trí theo hình t­ượng: rồng chầu hoa cúc mãn khai.

Đền thờ Chu Văn An gồm năm gian tiền tế và một gian Hậu cung. Có 5 ban thờ: Phía trong Hậu cung đặt tượng thờ thầy giáo Chu Văn An, t­ượng bằng đồng, nặng 100kg trị giá 79 triệu đồng do ĐH Kiến trúc công đức, trên là bức đại tự với hàng chữ “ Vệ dực chính đạo”. Ban tiếp theo là thờ gia tiên họ Chu, bên trên có bức đại tự “ Chính học thuần hành”. Ban chính giữa là ban công đồng, có 3 bức đại tự: Bức ở giữa “ Chấn phấn Nho học”; bức bên trái là “Minh thánh đạo”; bức bên phải là “Nhân trí dũng” và toàn bộ hoành phi câu đối ca ngợi đức độ Chu Văn An. Ban phía bên tay phải từ trong ra là ban thờ học trò thầy Chu Văn An, ban bên trái thờ Sơn thần Phượng Hoàng.

Kiến trúc giai đoạn một bao gồm các hạng mục công trình: đền chính, sân thượng, các bậc đá, hai đuôi rồng đá, sân chung với hai nhà giải vũ, sân hạ và hai nhà bia. Đặc biệt hai rồng đá kiến trúc theo kiểu rồng thời Trần chắc, khoẻ, các bậc đá đều xây dựng theo kiểu thất trảm sớ ( có 7 bậc).

6 tháng 11 2017

Đã thành lệ, mỗi khi có dịp về thăm quê ngoại ở Chí Linh - Hải Dương, tôi thường cùng mẹ đi thăm viếng một số đền, chùa nằm trong quần thể di tích ở đây, như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Sinh và đền thờ Chu Văn An… Với Đền thờ Chu Văn An, mỗi khi về đây, tôi đều có cảm nghĩ sâu sắc hơn về đạo làm thầy, về đạo học mà Nhà giáo Chu Văn An đã gửi lại cho hậu thế từ hơn 600 năm trước.

​Từ Quốc lộ 18, vượt qua con đường đất khoảng 3km, với dốc núi quanh co giữa bạt ngàn những vườn nhãn, na, bưởi, tiếp đến là những rặng thông xanh mướt, chúng tôi đến núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An (trước đây là xã Kiệt Đặc), huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi có quần thể di tích đền thờ Chu Văn An. Đền được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998 và được trùng tu, tôn tạo, khánh thành vào đầu năm 2008.

Bước vào khuôn viên khu di tích, ngay từ cổng lên đền chính nổi bật chữ “Học” được viết theo nét bút thư pháp trông xa như một tấm thảm nhung trải lên các bậc đá để bước lên Đền. Kế tiếp là hàng chữ “Vạn thế sư biểu” bằng Hán tự in trên nền đá thể hiện tấm lòng tôn kính của bao thế hệ người Việt dành cho nhà giáo Chu Văn An. Ngôi đền chính được thiết kế theo kiểu “chồng diêm” tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Nhà gỗ lim lợp ngói liệt, nhà bia cũ, bậc thềm đá, đồ thờ sơn son thiếp vàng... Hai bên Đền là nhà giải vũ, sân thượng, sân trung, sân hạ, đôi rồng đá, hai nhà bia… Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang”, nơi 600 năm trước thầy Chu Văn An sau khi từ bỏ mũ áo chốn quan trường, trở về mở trường dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời của một ‘‘tiều ẩn” (ông ví mình như một tiều phu ẩn dật chốn rừng sâu) an nhàn, thanh bạch, vui với cỏ cây, mây nước. Nhìn bao quát, ngôi đền không nguy nga hoành tráng, cầu kì, mà được thiết kế, xây dựng, bài trí độc đáo, đậm màu sắc truyền thống vừa toát lên vẻ nghiêm cẩn, vừa ấm áp, trang trọng.

Người coi đền, với khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đang lúi húi quét dọn lá rơi trên khoảng sân rộng, thấy chúng tôi lên Đền liền chắp tay chào. Ông cho biết, vào mỗi dịp lễ tết đến hay tuần rằm, mùng một, đặc biệt là vào mùa thi cử, nơi đây luôn có đông đảo người địa phương và du khách đến chiêm bái, thành lễ. Những lúc ấy, tại thư phòng phía trái Đền thường có các cụ đồ Nho trong trang phục xưa, ngồi thảo những con chữ giàu ý nghĩa bằng màu mực đỏ đặc trưng, tương truyền là màu mực nhà giáo Chu Văn An thường sử dụng ngày trước hàm ý về tấm lòng trung trinh, son sắc của mình với dân với nước. Trong những dịp này, các bậc phụ huynh, các em học sinh, hoặc các văn nhân, thi sĩ nặng nợ nghiệp bút nghiên thường đến đền xin chữ, cũng là cầu mong sự học, sự viết luôn được suôn sẻ, đỗ đạt, đơm hoa kết nụ.

Tôi cùng mẹ vào chính điện thành kính làm lễ. Vì đang là ngày thường nên nơi đây khá vắng vẻ, không có nhiều khách thập phương đến thăm viếng, chiêm bái. Khói hương trầm mặc, bảng lảng. Sư thầy trong sắc áo nâu sồng thỉnh một hồi chuông dài khiến không gian vốn yên ả, thanh bình nơi đây như càng tĩnh lặng hơn, hoài cảm theo tiếng chuông vẳng vào thinh không  xa ngái. Cả ngôi đền nằm giữa bát ngát thông xanh trong ánh chiều vàng thu cũng như lung linh trong sắc màu huyền thoại về một Nhà giáo tài, đức vẹn toàn: Vạn thế sư biểu Chu Văn An.

26 tháng 10 2016

Đề 1:

Mở bài:

  • Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
  • Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

  • Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
  • Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
  • Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
  • Có người khác chứng kiến hay không?
  • Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
  • Em có vui khi làm công việc đó?
  • Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Đề 2:

Mở bài:

Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.

Thân bài:

1/ Sự việc mở đầu:

- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.

- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.

2/ Sự việc diễn biến:

- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.

- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.

- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.

- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.

- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.

- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.

- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.

- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.

- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3/ Sự việc kết thúc:

- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.

- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.

- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.

Kết bài:

- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.

- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

Dê 3:

Mở bài:

  • Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
  • Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

  • Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
  • Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
  • Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
  • Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Dề 4:

a. Mở bài.

  • Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
  • Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

  • Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
  • Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.
  • Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
  • Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

  • Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.
  • Đề 5:

    Mở bài:

  • Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
  • Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
  • Thân bài:

  • Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
    • Hoàn cảnh gia đình.
    • Thành tích học tập.
    • Lối sống.
    • Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
  • Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
  • Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?
  • Kết bài:

  • Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
  • Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
26 tháng 10 2016

đề 4:

Gợi ý:
Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

30 tháng 8 2018

câu ca dao dung để khuyên

chủ đề giữ chí kiên định

2 câu thơ lục bát liên kết với nhau về vần en

2 về cầu đã diễn đạt trọn vẹn 1 ý

đây là 1 văn bản

có phải là văn bản: có chủ đề, có liên kết,bố cục rõ ràng, mach lac

còn lại tự làm nhé ~ hc tốt ~