K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đồng Khởi năm 1960 là một kỳ tích độc đáo của Bến Tre. Bến Tre là tỉnh đầu tiên phong trào Đồng Khởi diễn ra. Chỉ trong một tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác đã tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp. Ngọn đuốc Đồng Khởi ở Bến Tre thời kỳ kháng chiến chống Mỹ sẽ mãi mãi chiếu sáng, vang vọng đến muôn đời sau và luôn là niềm tự hào của các thế hệ người dân Bến Tre. Đồng thời, đi vào lịch sử truyền thống cách mạng Việt Nam là một sự kiện lịch sử trọng đại, góp phần giúp phong trào “Đồng khởi” ghi một dấu son chói lọi trong những trang sử vàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

12 tháng 6 2023

Khí thế vùng lên đấu tranh của nhân dân huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre chống Mỹ-Diệm trong những năm 1950-1960 là rất mạnh mẽ và quyết liệt. Nhân dân ở đây đã phản đối và chống lại chính sách áp bức, cưỡng bức của chính quyền Sài Gòn và Mỹ.

Những cuộc biểu tình, diễn tập, đình công, đòi hỏi giải phóng dân tộc và đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân đã diễn ra liên tục và lan rộng khắp huyện. Đặc biệt, trong những năm 1960, khi chiến tranh Việt Nam leo thang, nhân dân Mỏ Cày đã tích cực tham gia vào các hoạt động kháng chiến, giúp đỡ và bảo vệ các chiến sĩ tiến công vào Sài Gòn.

Khí thế vùng lên đấu tranh của nhân dân Mỏ Cày đã tạo nên một sức mạnh lớn, đánh tan được những âm mưu, kế hoạch của chính quyền Sài Gòn và Mỹ. Đây là một trong những điểm sáng của cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

5 tháng 3 2021

Năm nay em đã lên lớp Năm nên được mẹ sắm cho một bộ sách giáo khoa mới tinh. Em thích thú lắm nên ngày nào cũng lật từng cuốn sách ra xem cuốn sách nào cũng hay hấp dẫn nhưng có lẽ em ấn tượng nhất là quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập hai.

Ngay khi cầm cuốn sách em đã bị ấn tượng bởi chiếc bìa xinh đẹp của nó. Cuốn sách của em được bọc bên ngoài bằng môt tấm bìa khá cứng hình doremon trông rất bắt mắt và phía bên trên góc bên phải của cuốn sách có một chiếc nhãn vở xinh xinh ghi tên em ở đó như đánh dấu chủ quyền cho em vậy. Đặc biệt hơn cả là phía sau tấm bì xinh đẹp đó sẽ là tấm bìa chính của sách được vẽ tranh tỉ mỉ  minh họa về khung cảnh làng quê Việt Nam rất sinh động như hình ảnh mấy bạn học sinh, cảnh ruộng  lúa, núi non và có cả nhà... Màu sắc chủ đạo của tấm bìa là màu xanh dương nên trông rất mát mắt và ở chính giữa miếng bìa là dòng chữ to “ Tiếng Việt 5 tập hai” và in logo của bộ giáo dục và đào tạo. Sau khi xem xong bìa của quyển sách em bắt đầu lật tiếp từng trang tiếp theo. Vì là sách mới nên có mùi thơm lắm. Bên trong là các trang sách mỏng màu trắng rất tốt cho mắt cho người đọc. Sách có nhiều nội dung lắm, hầu hết đều dạy chúng em rất tỉ mỉ về từng phần như chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu… Đây toàn là những nội dung trọng tâm và rất phù hơn đối với chúng em vì dụ như ở phần chính tả sẽ giúp chúng em có thể luyện viết tốt hơn mà không sợ bị sai hay phần tập làm văn sẽ hướng dẫn chúng em cách làm một bài văn hay đạt điểm cao…Nội dung học nào cũng đều vô cùng bổ ích và ở mỗi mục đều được bố trí một cách đầy khoa học logic giúp chúng em có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn mà không sợ bị chán. Phía cuối sách có dành hai trang để ghi mục lục của cả quyển vô cùng tiện ích giúp cho chúng em có thể theo dõi được trình tự học và có sự chuẩn bị bài kĩ hơn.

Quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập hai là một quyển sách giáo khoa vô cùng bổ ích đối với chúng em. Từ khi có cuốn sách ngày nào em cũng giở sách ra để xem và khám phá nội dung bên trong và có lẽ do vậy mà khả năng học tập của em đã tăng lên đáng kể.

Cuốn sách tiếng Việt lớp 5 này đã gắn bỏ với rất nhiều các thế hệ học sinh, mỗi lần nhìn vài ảnh bìa có thể chúng ta sẽ gợi lại rất nhiều kỷ niệm đẹp của năm cuối tiểu học, có thể trong một số năm tiếp theo thì cuốn sách sẽ được biên soạn theo nội dung mới và ảnh bìa này cũng sẽ được thay đổi

k cho mình nhé

1 tháng 10 2019

ANH HÙNG VÕ NHƯ HƯNG
 

  Võ Như Hưng (tức Võ Như Trích) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1929, dân tộc Kinh quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 5 tháng 5 năm 1952. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ đội đặc công tỉnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 10 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, gia đình lại là cơ sở tốt của ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được cách mạng giáo dục, Võ Như Hưng sớm giác ngộ, nhiều lần đã tình nguyện tòng quân, nhưng vì vóc người nhỏ bé nên không trúng tuyển. Mãi tới năm 1952, đồng chí mới được nhận vào bộ đội, làm chiến sĩ của trung đoàn 303, đã cùng đồng đội chiến đấu trên các chiến trường Quảng Nam, Tây Nguyên... và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau ngày hòa bình lập lại, đồng chí tập kết ra Bắc, đến năm 1960, lại tình nguyện trở về miền Nam chiến đấu. Võ Như Hưng là một trong những dũng sĩ xuất sầc nhất trong 7 dũng sĩ Điện Ngọc.

   Cuối năm 1960, trong trận đánh bốt 6 (vùng Điện Bàn), trước giờ xuất phát mặc dù vừa mới qua cơn sốt nặng, được cấp trên cho nghỉ, nhưng Võ Như Hưng vẫn kiên quyết xin đi bằng được. Giữa lúc tình hình chiến đấu đang diễn biến khẩn trương, đồng chí bị một mảnh pháo phạt ngang làm gãy xương tay trái, nhưng vẫn nén đau cùng đồng đội anh dũng tiêu diệt địch cho tới lúc ta làm chủ hoàn toàn trận địa.

   Năm 1961, trong trận đánh Nam Thành - một trung tâm huấn luyện biệt kích của địch ở Hòa Cam, cách sân bay Đà Nẵng chừng 500 mét, địch bố phòng rất cẩn mật - đồng chí được giao nhiệm vụ phụ trách mũi tiến công chủ yếu.Vừa bước vào chiến đấu, vì nghe nhầm lệnh, đại bộ phận quân ta đều rút ra, riêng mũi của Võ Như Hưng do nhận lệnh đúng, vẫn xông thẳng vào trung tâm, diệt sở chỉ huy bọn cố vấn Mỹ. Giải quyết xong mục tiêu, biết tin cả đơn vị đã lui quân, đồng chí bình tĩnh xử trí, tổ chức cho anh em yểm hộ nhau rút từng bộ phận, dù ít người, vẫn thu 12 súng và dẫn 9 tù binh về đơn vị an toàn.

   Ngày 26 tháng 4 năm 1962, tiểu đội của Võ Như Hưng nhận nhiệm vụ thọc sâu vào lòng địch quấy phá, hỗ trợ cho đợt “phá ấp chiến lược, giải phóng thêm dân, thêm đất” do tỉnh phát động. Tiểu đội đã đi suốt từ vùng Ông Nổi, qua đồn Gò Đá, tới Quảng Lăng, Quảng Hậu, thôn 4 Điện Bàn, về đến Cẩm Sa thì bị 1 tiểu đoàn địch bao vây; và trận đánh nổi tiếng của “Bảy dũng sĩ Điện Ngọc" quanh chiếc giếng cạn đã diễn ra ở đây. Các chiến sĩ thề với nhau: “Quyết chiến đấu tiêu diệt nhiều địch, không chịu để rơi vào tay giặc". Suốt một ngày trời, cả tiểu đoàn địch mở hàng chục đợt xung phong, nhưng lần nào cũng bị đánh bật ra. Cuộc chiến đấu rất không cân sức này càng về chiều càng hết sức gay go quvết liệt. Nhiều lần địch liều chết ùa tới gần, tung lựu đạn xuống lòng giếng; anh em liền chộp lấy, ném trả lại. Tuy nhiên, cũng có quả nổ ngay trong giếng, làm một số hy sinh và hầu hết cả tiểu đội đều đã bị thương.

   Trời tối dần, 4 chiến sĩ còn lại quyết mở đường máu, vượt vòng vây. Sau một đợt tập trung lực lượng, tổ chức xung phong mãnh liệt, bất ngờ, các đồng chí đã rút ra an toàn. Đi được một đoạn, kiểm tra lại thấy còn thiếu một chiến sĩ bị thương nặng không theo kịp đồng đội, đồng chí quyết định quay lại tìm bằng được và dìu bạn vượt qua những chặng đường đầy gian khổ, hiểm nguy, ngày ẩn nấp, đêm lại tiếp tục đi, đưa đồng đội vượt vành đai giặc về đơn vị an toàn.

   Trong trận chống càn ngày 20 tháng 12 năm 1963, khi 2 đại đội địch đã lọt vào trận địa ta, Võ Như Hưng cho nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng hốt, tán loạn. Quân ta lập tức xung phong, truy kích đến cùng. Trên đường đuổi giặc Võ Như Hưng bị thương nặng ở bụng, đạn xuyên từ phải qua trái, làm đứt nhiều khúc ruột. Mặc dù được đưa đi bệnh viện kịp thời, và đã được tận tình cứu chữa, song vết thương quá nặng, không thể nào cứu nổi. Trên giường bệnh, tới giây phút cuối cùng, đồng chí vẫn kiên trì chịu đựng không hề rên la, luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ và thắng lợi của cách mạng.

  Ngày 5 tháng 5 năm 1965, đồng chí Võ Như Hưng được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

1 tháng 10 2019

hơi dài có j bạn cắt bớt

chúc bạn học tốt

4 tháng 10 2018

Võ Thị Sáu,Hùng Vương, Hai Bà Trưng,Lý nam Đế, Ngô Quyền,Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành,Lý Thái Tổ,Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông,Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi,Quang Trung,Hồ Chí Minh,...

phần b Mèo có ít thời gian nên ko làm đc

5 tháng 10 2022

Bất lực với bà này oaoa

6 tháng 4 2020

Trong xã hội, mỗi công dân đều phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội, vì thế bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ và hành động có trách nhiệm trong mọi tình huống đúng với các qui định của gia đình và xã hội đề ra. Học sinh thấy được trách nhiệm của thanh niên học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước là tích cực học tập, rèn luyện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân. Thực hiện nghiêm túc các nội qui của trường, lớp và những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xác định trách nhiệm của mình trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. Ý thức trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội dân chủ và văn minh, phát triển bền vững. Một xã hội muốn phát triển đi lên thì mỗi người phải có nghĩa vụ thực hiện và phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của bản thân.

Học tốt!!!

#Bo

3 tháng 4 2018

-Qúa nhiều nhà máy thả khói 

-cay coi bị khai thac nhieu dan đen o nhiem moi truong

-ngươi dan vut rac bua bai

-khoi bui do phuong tien giao thong thai ra nhieu

8 tháng 4 2020

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi công dân, cần giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn.

Đó là một hành động và nghĩa cử cao đẹp của người thương binh. Từ đó, gợi cho em suy nghĩ về cách sống đẹp: không so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh

10 tháng 4 2020

bạn tham khảo bài trên của bạn kia nha

hok tốt

20 tháng 12 2019

Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.

Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.

Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.

Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....

20 tháng 12 2019

Khác với cấp tiểu học nhiều môn nhưng chỉ có 1-2 thầy cô phụ trách, sang cấp trung học mỗi một môn đều do một thầy hoặc cô giáo phụ trách riêng. Chính vì vậy chúng em được học rất nhiều thầy cô, trong số đó em đặc biệt rất quý mến cô giáo dạy Văn của em. 

Cô giáo của em tên là Hoa, một người giáo viên trẻ khi mới tốt nghiệp đại học được hai năm và công tác tại trường em được một năm. Cô là một cô giáo xinh xắn, trẻ trung và còn dễ mến, có thể nói tuổi của cô cũng gần với tuổi của anh chị của em nên em coi cô như một người chị cả. Cô có mái tóc dài nhuộm màu nâu sẫm, cô có vẻ ngoài giản dị, khi đi dạy thường mặc quần áo chứ không diện váy vóc, cô cũng chỉ tô chút son bởi cô sẵn có làn da trắng hồng. Cô Hoa là một người giáo viên yêu nghề, cô tâm huyết trong từng bài giảng và năng nổ trong mọi hoạt động. Trong những tiết học của cô chúng em luôn sôi nổi và rất nhiệt tình xây dựng bài, cô có cách giảng bài vừa dễ hiểu lại rất cuốn hút không bị nhàm chán. Cô cũng rất thoải mái với học sinh, thấu hiểu tâm sinh lý của lứa tuổi chúng em và rồi luôn mang lại cho chúng em sự gần gũi, đồng cảm và được sẻ chia. Cô Hoa là cô giáo đầu tiên em chia sẻ những chuyện buồn trong cuộc sống của mình và em luôn nhận được sự động viên, khích lệ từ cô. 

Cô Hoa đối với em không chỉ là một cô giáo mà hơn thế là người bạn, người chị, người thầy đáng ngưỡng mộ và kính mến. 

16 tháng 2 2022

mình cần giải nhanh nhé

16 tháng 2 2022

bạn chơi liên quân à bạn

28 tháng 5 2018

bẠN K CẦN PHẢI LO NHIỀU MÔN NHƯ VẬY đÂU VÌ ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CHỈ CÓ tIẾNG vIỆT VÀ tOÁN THOI

28 tháng 5 2018

Yên tâm bn ak : 

Thi vào lp 6 chỉ thi toán và Văn thôi ( đề thì dễ lắm )

Dùng bút nếu làng bn có bán loại bút bi tẩy dc thì dùng !!