K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

Nhà văn đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội : Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ... 

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta - một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt.

Cốm là món quà thanh nhã nên nó không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thông thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày ạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen... Cũng bởi cốm là món quà trang nahx của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nehj vừa ngẫm nghĩ đến hương thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồn quê vào lòng.

 Và những người  bán cốm thường khuyên rằng : Hỡi các bà mua hàng ! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

Bài làm

A. Xác định yêu cầu của đề bài:
1. Thể loại: Pbcn về 1 bài tuỳ bút.
2. Nội dung: Hương vị, cách làm ra cốm, cách thưởng thức cốm.
3. Phương pháp: Lí lẽ+ dẫn chứng+ cảm xúc.
4. Tư liệu: Văn bản SGK.
B. Dàn bài:
1. Mở bài:
Viết về quê hương, đất nước, ngợi ca các sản vật của các làng quê, mỗi nhà thơ, nhà văn có cách nhìn, cách cảm nhận khác nhau. Thạch Lam- 1 cây bút có tên tuổi đã có bài tuỳ bút xuất sắc "Hà Nội băm sáu phố phường" . Trong số các trang viết đó, phải kể đến đoạn trích " Một... cốm" dc coi là 1 văn bản thơ trữ tình viết bằng văn xuôi. Bài viết đã đem đến cho người đọc chúng ta sự hiểu biết về văn hoá ẩm thực của HN, của dân tộc VN ta.
2.Thân bài:
*Cảm xúc 1: Cảm nghĩ về hương vị và cách làm ra cốm làng Vòng
_ Viết về cốm làng Vòng, mở đầu bài tuỳ bút, nhà văn đã nói về nguyên liệu làm ra cốm-1 món quà thanh nhã và tinh khiết. Để làm ra dc cốm làng Vòng phải trải qua 1 quá trình. Hương vị của cốm làng Vòng là sự hoà hợp, kết tinh từ "sự nhuần thấm...bát ngát xanh".
+ Nguyên liệu làm ra cốm dc hình thành 1 cách kì diệu, lúc đầu là "1 giọt sữa trắng...hoa cỏ".
+ Nhà văn TL đã quan sát tinh tế, đã có sự cảm nhận tài hoa đầy chất thơ nên những dòng tuỳ bút của ông khiến người đọc cũng như đang dc thưởng thức hương vị ngọt ngào của bông lúa nếp trên cánh đồng quê.
+ Nói đến cốm làng Vòng, tác giả ko quên kể đến việc chế biến để tạo ra những hạt cốm thơm ngon. Cách chế biến cốm cũng rất độc đáo, là 1 sự "trân trọng, bí mật...đời khác". Chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản của HN do bàn tay những cô gái làng Vòng tạo ra:"cốm Vòng ngon nổi tiếng...rất riêng biệt". Cốm Vòng nổi tiếng cũng bởi người làm ra cốm và người gánh cốm đi bán rất duyên dáng và đáng yêu (Trích dẫn ra)
_ Nhà văn TL đã cảm nhận hương vị của cốm làng Vòng= tất cả sự trân trọng. Bởi thế, ông đã thấy dc cốm Vòng là"thức dâng của những...nội cỏ An Nam".
*Cảm xúc 2: Cảm nghĩ về giá trị của cốm làng Vòng
_ Cốm Vòng ngon nổi tiếng đã trở thành 1 chứng nhân, 1 sứ giả của tình yêu. Cốm Vòng trở thành 1 thứ quà sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa dc bền đẹp. Cốm còn là thứ lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục, tình duyên bền đẹp lứa đôi cũng giống như "hồng cốm tốt đôi" vậy.
_ Đọc đoạn văn ta thấy nhà văn đã sử dụng phép so sánh rất độc đáo"Màu xanh non của cốm...ngọc lựu già". Cách nói đặc sắc của tác giả đã thể hiện phong cách ẩm thực rất sinh động của người VN ta. Cốm làng Vòng thơm ngon nổi tiếng cũng bởi người làng Vòng biết cách thưởng thức cốm: "ăn cốm ko thể ăn vội vàng...ngẫm nghĩ". Có như thế mới thưởng thức hết dc hương vị của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ. Nhà văn đã quan sát, đã có sự am hiểu sâu sắc về cốm làng Vòng nên mới cảm nhận dc "Trời sinh ra lá sen...lá sen.
_ Tác giả đã nhắc nhở mọi người biết cách thưởng thức cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn những người làm ra chúng. Đó cũng chính là nét đẹp văn hoá ẩm thực của người dân kinh kì xưa nay.
* Thâu tóm cảm xúc: Bằng ngòi bút tài hoa với vốn từ phong phú, cách so sánh rất tài tình của tác giả khiến cho bài tuỳ bút mang đậm chất thơ, có lúc như lời tâm sự, có lúc như lời nhắn nhủ ân tình và đầy thân thiết. Tác giả đã ca ngợi, đã khẳng định sự ngon lành, thanh quý của cốm làng Vòng. Qua trang tuỳ bút này, mỗi chúng ta như dc mở rộng thêm sự hiểu biết của mình về đất nước, quê hương.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
Cảm ơn nhà văn TL qua bài viết của mình, ông đã giúp người đọc chúng ta thêm trân trọng đặc sản quý giá của HN, giúp ta hiểu dc nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của VN. Trang tuỳ bút của nhà văn đã làm giàu có thêm sự hiểu biết cho mỗi chúng ta.
(Nhớ THANKS mình nha, gõ mỏi hết cả tay)

# Học tốt #

17 tháng 12 2018

*Cảm xúc 1: Cảm nghĩ về hương vị và cách làm ra cốm làng Vòng
_ Viết về cốm làng Vòng, mở đầu bài tuỳ bút, nhà văn đã nói về nguyên liệu làm ra cốm-1 món quà thanh nhã và tinh khiết. Để làm ra dc cốm làng Vòng phải trải qua 1 quá trình. Hương vị của cốm làng Vòng là sự hoà hợp, kết tinh từ "sự nhuần thấm...bát ngát xanh".
+ Nguyên liệu làm ra cốm dc hình thành 1 cách kì diệu, lúc đầu là "1 giọt sữa trắng...hoa cỏ".
+ Nhà văn TL đã quan sát tinh tế, đã có sự cảm nhận tài hoa đầy chất thơ nên những dòng tuỳ bút của ông khiến người đọc cũng như đang dc thưởng thức hương vị ngọt ngào của bông lúa nếp trên cánh đồng quê.
+ Nói đến cốm làng Vòng, tác giả ko quên kể đến việc chế biến để tạo ra những hạt cốm thơm ngon. Cách chế biến cốm cũng rất độc đáo, là 1 sự "trân trọng, bí mật...đời khác". Chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản của HN do bàn tay những cô gái làng Vòng tạo ra:"cốm Vòng ngon nổi tiếng...rất riêng biệt". Cốm Vòng nổi tiếng cũng bởi người làm ra cốm và người gánh cốm đi bán rất duyên dáng và đáng yêu (Trích dẫn ra)
_ Nhà văn TL đã cảm nhận hương vị của cốm làng Vòng= tất cả sự trân trọng. Bởi thế, ông đã thấy dc cốm Vòng là"thức dâng của những...nội cỏ An Nam".
*Cảm xúc 2: Cảm nghĩ về giá trị của cốm làng Vòng
_ Cốm Vòng ngon nổi tiếng đã trở thành 1 chứng nhân, 1 sứ giả của tình yêu. Cốm Vòng trở thành 1 thứ quà sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa dc bền đẹp. Cốm còn là thứ lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục, tình duyên bền đẹp lứa đôi cũng giống như "hồng cốm tốt đôi" vậy.
_ Đọc đoạn văn ta thấy nhà văn đã sử dụng phép so sánh rất độc đáo"Màu xanh non của cốm...ngọc lựu già". Cách nói đặc sắc của tác giả đã thể hiện phong cách ẩm thực rất sinh động của người VN ta. Cốm làng Vòng thơm ngon nổi tiếng cũng bởi người làng Vòng biết cách thưởng thức cốm: "ăn cốm ko thể ăn vội vàng...ngẫm nghĩ". Có như thế mới thưởng thức hết dc hương vị của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ. Nhà văn đã quan sát, đã có sự am hiểu sâu sắc về cốm làng Vòng nên mới cảm nhận dc "Trời sinh ra lá sen...lá sen.

23 tháng 9 2020

Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.
Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.
Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

19 tháng 10 2018

Khu vườn – nơi những loài hoa nở rộ và thi nhau đua sắc nhưng đối với tôi, khu vườn không chỉ có thế, nó ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc gắn liền với tuổi thơ tôi.

Ngày bé, thứ mà trẻ con thích nhất là những món đồ chơi đủ màu sắc, kích cỡ nhưng thứ mà tôi thích thú nhất lại là khu vườn, một khu vườn nhỏ bé nhưng chứa bao nhiêu kỷ niệm về người mà tôi yêu quý nhất, bà nội tôi.

Ai chả muốn có một khu vườn trong nhà, có những bông hoa rực rỡ, tôi cũng vây từ ngày bé tôi luôn ước mong có một thu vườn nhỏ. Tôi yêu những loài hoa, tôi yêu cái cảm giác xung quanh mình là cây cỏ, là hương thơm. Khi bà nội tôi ở quê lên bà đã đem cho tôi nhiều cây hoa và đặt ở trước khoảng sân trước nhà. Từ khi ấy, tôi có một khu vườn như ước mơ.

Thât hạnh phúc khi nhà mình có một khu vườn. Sáng sáng, mỗi khi thức dậy, tôi đều đứng ra cửa hít thở không khí trong lành và mùi thơm thoang thoảng từ những đóa hoa. Khung cảnh như một bức tranh thật đẹp, có màu sắc, có hương thơm và có cả âm thanh từ những tiếng chim hót ríu rít. Từ ngày bà nội lên, tôi rất vui vì bà đã đem lại cho tôi điều mà tôi mong từ lâu. Tôi yêu quý khu vườn không chỉ vì nó là ước mong của tôi mà đó cũng là món quà, là tấm lòng của bà cho tôi. Tôi chăm sóc từng cành cây, từng bông hoa thật chu đáo, hàng ngày tôi và bà đều tưới nước, bắt sâu, bà còn tỉa nhiều cây thành hình con đại bàng, con nai.. Vì thế mà khu vườn càng thêm rực rỡ. Dưới ánh nắng vàng, khu vườn làm cả nhà tôi như sáng lên cùng cây cỏ.

Cứ rảnh rỗi, bà lại kể cho tôi nghe về nguồn gốc của từng loại cây. Từ khi có khu vườn, tôi như thêm vui vẻ, nó như người bạn thân thiết của tôi, như chiếc cầu vô hình nối tình cảm của tôi bà càng thêm sâu đậm. Nhiều khi nằm một mình trong khu vườn nhỏ vuông vắn, tôi lại cảm thấy thỏa mái kỳ lạ, có chuyện gì vui hay buồn, tôi đều như có một người bạn ở bên cùng chia sẻ, cùng nói chuyện với tôi làm tôi bớt căng thẳng hay buồn bực. Bây giờ bà đã về nhưng thỉnh thoảng bà vẫn gửi cho tôi những cây hoa đẹp và dặn dò tôi chăm sóc chúng cẩn thận. Nhìn khu vườn, tôi lại nhớ đến bà, nó như thay bà nói chuyện, tâm tình cùng tôi. Giờ đây, từng chiếc lá, từng cánh hoa đều thật sự gắn bó với tôi, cứ như thế, nó như đã là một phần cuộc sống của tôi.

Một khu vườn nhỏ bé nhưng ý nghĩa của nó iại thật sâu sắc. Những cành cây, bông hoa tưởng như một vật vô tri vô giác nhưng lại là một con người khích lệ tinh thần tôi mỗi khi gặp khó khăn. Mỗi bông hoa nở như một nụ cười trìu mến của bà với tôi làm trái tim tôi thêm một lần xao xuyến.

Làm sao không yêu cho được một khu vườn như thế, một kỷ niệm thơ ấu còn mãi trong tôi.

học tốt nha bn 


 

19 tháng 10 2018

 Nhà em ở khu vực nông thôn nên có những khoảng trống của đất rất rộng, vì vậy mà nhà em cũng như tất cả các cô, các bác trong thôn đều xây dựng cho mình một khu vườn thật rộng lớn, thoáng mát. Ở trong khu vườn đó sẽ được trồng rất nhiều loại cây, tùy theo sở thích của từng gia đình. Nhà em cũng có một khu vườn rất rộng với đủ loại cây cối, nuôi các loại vật nuôi hữu ích như: gà, vịt…. Em rất yêu khu vườn của nhà em vì nó rất đẹp và nó nó luôn mang đến cho em một cảm giác thoải mái, thư giãn sau mỗi ngày học tập mệt mỏi.

Có lẽ những bạn học ở thành phố sẽ trở nên vô cùng lạ lẫm với những khu vườn. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn, em sẽ giới thiệu qua về khu vườn nhà mình cũng như những khu vườn nói chung. Vườn là khoảng đất trống trong mỗi gia đình, ở đó thường là không gian ở trước hoặc sau ngôi nhà. Trong khu vườn thì những người nông dân sẽ trồng các loại cây ăn quả như: chuối, xoài, mít, cam… và cũng có thể trồng các loại rau ăn như: rau cải, rau muống, giàn bầu, giàn mướp; có thể đào ao thả cá, có thể xây chuồng để nuôi các loại gia súc, gia cầm như: vịt, gà, lợn, baba…

Nói chung, tùy theo sở thích cá nhân của mỗi gia đình mà những loài cây, con vật xuất hiện trong những khu vườn ấy cũng khác nhau. Còn đối với khu vườn nhà em thì có trồng trọt và cũng chăn nuôi rất nhiều loài vật dễ thương, đáng yêu. Khu vườn nhà em rất rộng, khoảng năm mươi mét vuông, nằm ở sau ngôi nhà của em. Để nuôi các loài vật nên bố em đã xây tường xung quanh khu vườn, trước hết có thể kể đến đó chính là các loại cây ăn quả. Vì vườn rộng nên bố em đã trồng rất nhiều loại cây ăn quả, cũng một phần vì chúng em rất thích ăn hoa quả tươi nên mỗi lần đi đâu đó thì bố em thường mang về một loài cây mới.Nhà em trồng các loài cây như: xoài, bưởi, nhãn, vải, táo…màu nào thức ấy, hoa quả trong vườn nhà em ra quanh năm, vì vậy mà trong nhà, sau mỗi bữa cơm, gia đình em đều được thưởng thức rất nhiều loại hoa quả tươi ngon. Trong tất cả các loại hoa quả thì em yêu thích nhất chính là quả chuối vì chuối rất ngọt và thơm, hơn nữa chuối còn có rất nhiều chất dinh dưỡng, ăn chuối sẽ làm cho sức khỏe của em và những người trong gia đình trở nên khỏe mạnh hơn.

Ngoài trồng các loài cây ăn quả thì phía bắc khu vườn mẹ em cũng trồng rất nhiều loại rau xanh như: rau cải, rau muống, rau đay… gần bờ tường bố em còn mắc một cái giàn bằng tre để trồng quả mướp, quả bầu…. Vì vậy mà ngoài hoa quả tươi, nhà em còn có rau xạch phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Ngoài các loài cây thì trong khu vườn nhà em còn trồng một giàn hoa thiên lí, mỗi khi hoa nở cả một khu vườn ngát hương thơm, đặc biệt hơn nữa là hoa thiên lí có thể dùng để làm thức ăn, mẹ em thường hái hoa thiên lí để nấu canh giải nhiệt cho cả nhà, bên cạnh giàn thiên lí là khóm hoa hồng rất lớn, tuy hoa không to và thẳng như những cành hoa bán ở chợ nhưng hoa nhà em lại rất thơm, màu sắc cũng rất đẹp nữa.

Khoảng đất rộng trong khu vườn nhà em còn dùng để nuôi các loại vật nuôi như: gà, vịt… hàng ngày đàn gà con vẫn dẫn nhau ra vườn kiếm ăn,tiếng gà mẹ cục cục, gà con thì kêu chiêm chiếp vô cùng vui tai. Chúng kiếm những con sâu, những hạt thóc vươn và những ngọn cỏ non để ăn. Còn vịt thì chúng bơi ở trong ao cá gần đấy, trong ao bố em thả nhiều loại cá như cá chép, cá trôi, cá trắm…. Một năm nhà em thu hoạch được hai lần, mỗi lần đều có rất nhiều cá.

Khu vườn chính là một không gian mà em vô cùng yêu thích, vì ở đó lúc nào cũng có bóng râm rợp bóng, dù trời có nắng đến đâu thì khi ra khu vườn em đều cảm thấy khoan khoái, thoải mái lạ thường. Hơn nữa, khu vườn có những âm thanh của tự nhiên vô cùng bắt tai, không chỉ là tiếng gà mẹ gọi gà con mà còn là tiếng ve sầu vang vọng trên những cành cây, tiếng chim ríu ríu trên những tán cây xa xa, tất cả hợp lại với nhau như một bản nhạc giao hưởng trầm bổng. Mỗi khi có chuyện gì buồn, chỉ cần ra vườn ngắm nhìn mọi thứ xung quanh thì em như cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Em rất yêu khu vườn nhà em, vì ở đó có rất nhiều cây cối cùng quần tụ vui vẻ, không chỉ mang lại bóng mát mà còn cho gia đình em những sản phẩm vô cùng tươi ngon, bổ dưỡng. Đây không chỉ là nơi em thư dãn sau mỗi ngày học tập mệt mỏi mà còn là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật, mà nhiều trong số đó mang lại nhiều thu nhập cho gia đình em. Vì vậy mà em rất tự hào kể với các bạn về không gian khu vườn nhà mình, cũng là không gian riêng tư của một mình em.

k nhé

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung. 
12 tháng 3 2020

bn ơi đoạn văn NGẮN (3->5 câu thui )

16 tháng 3 2020

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm thơ Nôm xuất sắc đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ ông chẳng có nhiều bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, thói đời bạc bẽo. Ấy thế mà “Bạn đến chơi nhà” lại là nốt nhạc vui bất chợt trong bản nhạc buồn của cụ Tam Nguyên. Bài thơ thể hiện một tình bạn chân thành, có sự cảm thông, đồng cảm và sẻ chia sâu sắc giữa hai người bạn tri kỉ.

   Nguyễn Trãi viết bài thơ này là lúc ông đã cáo quan về ở ẩn. Có lẽ vì thế mà ông rất vui mừng, hồ hởi khi người bạn đến thăm:

                      “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Câu thơ mở đầu thật tự nhiên như lời chào hỏi chân thành. Chắc hẳn lâu rồi người bạn của nhà thơ mới đến thăm và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Cách xưng hô “bác” của Nguyễn Khuyến là một cách xưng hô thân mật, bình dị. Có thể thấy được đây không phải là người bạn bình thường mà là một tri âm tri kỉ. Chỉ với một câu thơ đầu tiên ta đã cảm nhận được một tình bạn thật thân thiết và thủy chung.

Thông thường sau khi chào hỏi thì sẽ là sự đón tiếp chu đáo, tận tình của chủ nhà với bữa cơm thân mật. Nhưng không, ở đây lại là một tình huống thật trớ trêu. Nguyễn Khuyến đã trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia đình:

                   “ Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa

                     Ao sâu nước cả, khôn chài cá

                    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

                    Cải chửa ra cây, cà mới nụ

                    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

                    Đầu trầu tiếp khách, trầu không có”

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi của mình. Có tất cả mà hóa ra lại chẳn có gì. Nhà thơ muốn tiếp bạn thật chu đáo nhưng hoàn cảnh không cho phép: trẻ con nhà thì đi vắng, muốn đi chợ thì chợ lại xa, có cá nhưng ao sâu không bắt được, có gà nhưng vườn thì rộng, rào thưa, cải thì chưa lớn, cà thì mới đang có nụ, mướp thì mới ra hoa, bầu thì lại non quá, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt. Giọng thơ hóm hỉnh, một cách nói rất sang, rất khéo léo về cái nghèo của nhà thơ. Qua đây ta cũng thấy bức tranh làng quê thật giản dị, gần gũi, sống động và vui tươi. Một cuộc sống giản dị, bình yên của một nhân cách thanh cao, trong sạch. Không chấp nhận chốn quan trường đầy thị phi, Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn và sống một cuộc đời bình dị. Dù cuộc sống có nghèo khó nhưng tác giả luôn lạc quan, yêu đời, sống ung dung, tự do tự tại. Nhà thơ thậm chí còn thi vị hóa cái nghèo bằng một giọng thơ đầy hóm hỉnh.

   Câu thơ kết bài thể hiện giá trị tư tưởng của bài thơ. Tất cả những gì ở sáu câu thơ trước đó không có nhằm khẳng định cái có của câu thơ thứ tám này:

                “Bác đến chơi đây, ta với ta”

Chữ “bác” lại một lần nữa xuất hiện cho thấy tình bạn thật thiêng liêng và cao cả. Vật chất thì không có gì nhưng tình người thì luôn chứa chan và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự gắn bó khăng khít, kẻ tri âm đến với người tri kỉ, biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, lan tỏa trong không gian và thời gian. Đó là một tình bạn đẹp, chân thành, gắn bó, có sự đồng cảm, sẻ chia giữa những  người bạn. Tình bạn ấy vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường để tỏa sáng lung linh giữa cuộc đời.

  Với ngôn ngữ thơ bình dị, những hình ảnh thơ mộc mạc và gần gũi bài thơ thể hiện một tình bạn khăng khít, keo sơn, vượt lên trên mọi lễ nghi tầm thường. Cái nghèo về vật chất không làm phai mờ đi những tình cảm ấm áp, chân thành và thủy chung.

3 tháng 10 2018

sáng sớm ngủ dậy tôi bước ra vườn vs khoan khoái hít thở ko khí trog lành của buổi sớm mai.

    Tôi chợt nhận ra cái khoảnh vườn nhỏ nhà mik hôm nay mới đẹp làm sao, lúc này màn xương đang tan dần khoảnh vườn đag tỉnh giấc. Rực rở nhất là ngay giữa vườn còn một bông hoa hồng còn đẫm xương mai đng hé nở. Góc vườn là đám hoa cẩm tú nhỏ xinh, lung linh, rập rờn trong nắng sớm. Bớm ở đâu mà nhiều thế? Bướm về bay tung tăng khắp vườn như những chiếc nơ bay.

     Khắp vườn đâu đâu cũng đâu đâu thấy mùi hoa thơm đến sao xuyến lòng. Yêu quá khoảnh vườn nhỏ nhà tôi trong buổi sớm mai.

ĐÂY LÀ KHU VƯỜN CÂY CỦA MINK DO MỚI CHUYỂN CÂY MỚI VỀ NÊN HƠI ÍT CÂY TRONG VƯỜN!

3 tháng 12 2021

Ko cop mạng thì tự làm 

Hoặc Tham Khảo:

 

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

 

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kỳ.

Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toàn bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tuỳ bút giống như một bài thơ lãng mạn bay bổng.

 

Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của Trời”.

Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,… nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. “Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát”.

 

Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: “Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”…

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối với món cốm được thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của quê hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta – một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:

 

“Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà biếu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị năng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”…

Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm?! “Cốm là thức dâng của đất trời”, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng màu đỏ thắm. Hai màu tương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hy vọng vào mối nhân duyên tốt đẹp, vững bền.

CốmSự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm rồi đến cách thưởng thức cốm. Bối cốm là món quà thanh nhã nên có “không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh Lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ở trong lá sen”… Cũng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng quê vào lòng.

 

Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu, mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”.

Để viết được những câu văn đẹp và hay như vậy, chắc chắn Thạch Lam đã rung cảm thực sự. Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.

Bài văn trên đây xứng đáng được xem như một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

3 tháng 12 2021

bài dài thế, đọc thấy ớn luôn

limdim