K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

23 tháng 12 2018

cảm ơn bạn

7 tháng 11 2021

Sau khi đọc truyện “Thánh Gióng”, em  rất tự hàovề truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Là học sinh, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông,  chúng ta phải nổ lực học tập để trở thành người tài giỏi sau này phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chăm lo rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng đáp lời non nước khi đất nước cần.

a) Theo em việc lập đền thờ ở làng Phù Đổng và làng mở hội Gióng có ý nghĩa gì

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. ... Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đềnthờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

b) Sau khi đọc truyện Thánh Gióng em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước , chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta

Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

c) Truyện muốn ca ngợi điều gì và từ đó rút ra cho bản thân em

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

14 tháng 9 2022

a) Theo em việc lập đền thờ ở làng Phù Đổng và làng mở hội Gióng có ý nghĩa gì

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. ... Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đềnthờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

b) Sau khi đọc truyện Thánh Gióng em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước , chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta

Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

c) Truyện muốn ca ngợi điều gì và từ đó rút ra cho bản thân em

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

14 tháng 9 2023

sau khi đọc sự tích Hồ Gươm, em thấy bản thân mình phải cso trách nhiêm hơn. Tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bố mẹ, góp sức cho đất nước từ những việc nhỏ nhất như là cố gắng học hành, vâng lời cha mẹ, thầy cô

------------------ nếu thấy đúng thì cho mình 1 like nha-----------------------

14 tháng 9 2023

sau khi đọc sự tích Hồ Gươm, em thấy bản thân mình phải cso trách nhiêm hơn. Tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bố mẹ, góp sức cho đất nước từ những việc nhỏ nhất như là cố gắng học hành, vâng lời cha mẹ, thầy cô

------------------ nếu thấy đúng thì cho mình 1 like nha-----------------------

Mấy anh chị em huynh đệ tỷ muội gần xa giúp em vớiai nhiệt tình giúp nhiều ai lướt qua giúp 1 2 câu là em OK rồiNgữ văn 6 nha Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ...
Đọc tiếp

Mấy anh chị em huynh đệ tỷ muội gần xa giúp em với

ai nhiệt tình giúp nhiều ai lướt qua giúp 1 2 câu là em OK rồi

Ngữ văn 6 nha

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ hiền dạy con có những phẩm chất nào đáng quý. Tìm những chi tiết thể hiện điều đó trong văn bản

Câu 4: Nhân vật Thái y họ Phạm trong truyện thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có những phẩm chất nào? Hãy tìm các chi tiết trong tác phẩm thể hiện điều đó.

Câu 5: Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn hoặc tình yêu thương con người.

Câu 6: Văn xuôi thường có yếu tố tưởng tượng thể hiện sự phong phú của tác giả. Tìm một số yếu tố đó trong văn bản con hổ có có nghĩa và phân tích tác dụng của nó

Bài tập Ngữ văn

 

5
13 tháng 1 2018

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.

Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.



13 tháng 1 2018

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

23 tháng 8 2023

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.

NG
25 tháng 12 2023

  Sau khi đọc truyện Thánh Gióng em thấy rất trân trọng và tự hào về truyền thống đánh giặc ở quê hương mình. Cả dân tộc luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng để chiến thắng quân xâm lược.

Câu 1: Từ văn bản Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc. Là học sinh, em cần làm gì để thể... - Hoc24

2)* Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
- Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

*Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.
-Ý thức : cứu nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thưởng thì âm thầm,lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói chẳng cười.
Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng giống như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời kêu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.

*Gióng đòi ngựa sắt,roi sắt,giáp sắt để đánh giặc
-Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm cà, lại phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật ( ngựa sắt, roi sắt,
giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
- Ý thức chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trước một cuộc chiến
của người anh hùng.

*Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
-Dân gian kể rằng, khi Gióng lớn, ăn thì những bảy nong cơm, ba nong cà , còn uống thì uống một hơi nước, cạn đà khúc sông , mặc thì vải bô không đủ, phải lấy cả bông lau che thân mới kín được người
- Gióng lớn lên bằng nhứng thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng, Gióng đâu chỉ là con của một mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
- Ngày nay, ở hội Gióng, nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa.


*Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ
- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường
như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc,
về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,
tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

*Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
-Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước bằng những gì giết được giặc


*Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
-Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường.
-Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về về với cõi vô biên bất tử.
-Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy.
-Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang.
Gióng sống mãi.
-Không hề đòi hỏi công danh.
-Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Qua truyện Thánh Gióng em hiểu rằng nhân dân ta luôn có một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết TG 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nam thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói đòi đánh giặc.

Điều thứ 2 em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắnG. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi G ở trong truyện.