K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đoạn văn trên được trích từ "Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du. Qua đoạn văn tả thấy trước hết cô Kiều là một người tình chung thủy. Dù đã bán mình chuộc cha nhưng lòng nàng lúc nào cũng nhớ về Kim Trọng. Kiều nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp cùng chàng Kim với những lời thề non hẹn biển. Càng nhớ lại càng đau khổ vì cô cảm thấy chính mình đã phụ bạc tình yêu của Kim Trọng. Lúc này đây, Kiều đang đo lắng cho Kim Trọng, có lẽ ở nơi quê nhà chàng cũng đang tìm kiếm, mong ngóng tin tức của Kiều từng ngày. Bên cạnh đó ta còn thấy Kiều là một người con hiếu thảo. Phải bán mình chuộc cha và em nhưng nàng không hề oán hận mà luôn lo lắng cho cha mẹ nơi quê nhà. Trước kia khi còn ở nhà Kiều là người ủ ấm giường, là người quạt cho cha mẹ mỗi khi nóng bức. Nay nàng đã rời xa gia đình nên lúc nào cũng đau đáu không biết ai sẽ thay mình chăm sóc mẹ cha. Nỗi nhớ thương của Kiều được gửi gắm trong những vần thơ lục bát càng khiến người đọc xót xa, tiếc nuối. Nhu vậy qua đoạn thơ trên ta thấy Kiều không chỉ là một người tình chúng thủy mà còn là một người con rất mực hiếu thảo.

12 tháng 4 2017

Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)

- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại

+ Nhớ đêm trăng thề nguyền

+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha

- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa

→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu

Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)

- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ

- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con

- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần

→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa

- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)

Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý

27 tháng 2 2022

mọi người giúp mình nhớ nêu câu cảm thán và thành phần khởi ngữ mỗi phép liên kết Thế (gạch chân và chỉ rõ) vs ạ :(

27 tháng 2 2022

em coi ý để làm nhe:

Hình ảnh ẩn dụ “con én đưa thoi" + “thiểu quang” --> Hình ảnh khái quát về khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân.

- Bức tranh tuyệt mĩ:

+ Hình ảnh “cỏ non”, “chân trời”, “bông hoa lê” đã mở ra một cảnh tượng khoáng đạt.

+ Màu sắc của cỏ non xanh, bông hoa lê trắng là sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu + Nghệ thuật đào ngữ “trắng điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động. Tâm hồn con người hồn nhiên, nhạy cảm, tha thiết với thiên nhiên.

=> Ngồi bút tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi nhiều hơn tả đã tạo nên bức tranh tuyệt mĩ.

22 tháng 10 2023

Phan Ngọc từng đánh giá :"Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết của hàng ngàn tâm trạng", và đúng thật vậy Nguyễn Du bằng cây viết đầy sự tinh tế và sáng tạo đã vẽ lên những bức tranh biểu cảm phong phú đặc biệt là ở việc miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho người yêu và cha mẹ trong đoạn trích của "Kiều ở lầu Ngưng Bích" : "tưởng người dưới nguyệt chén đồng..có khi gốc tử đã vừa người ôm". Nói đến nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng, Nguyễn Du không dùng từ "nhớ" mà dùng chữ "tưởng". "Tưởng" vừa là nhớ vừa là tưởng tượng hình dung ra người mình yêu. Chữ ấy như nói lên tâm trạng của người đang yêu, luôn nhớ thương tới những kỉ niệm khi 2 người còn bên nhau . Đã thề non hẹn biển dưới ánh trăng sáng ấy vậy mà cuối cùng mỗi người một phương. Hình như nỗi nhớ người yêu ấy không bao giờ là đủ với người con gái đang yêu? Nhớ Kim Trọng bao nhiêu thì Kiều càng chạnh lòng thương cho thân phận mình bấy nhiêu. Người con gái ấy đã bị vùi dập, hoen ố, nàng tự trách mình đã mang tiếng nhuốc nhơ, không giữ được lòng chung thủy. Dẫu vậy tình yêu và lòng nàng với Kim Trọng mãi không đổi thay vẫn vẹn toàn và chung thủy sâu sắc. Sau nỗi nhớ và thương thay thân phận mình thì Kiều đã được Nguyễn Du thể hình tình cảm của nàng với cha mẹ. Miêu tả nỗi nhớ xót xa của nàng, mặc dù đã bán mình chuộc cha nhưng mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng vẫn thấy mình chưa làm tròn bổn phận của một đứa con, Nàng đau đớn vì cha mẹ già yếu mà nàng không thể bên chăm sóc. Tóm lại, nàng là một người tình thủy chung , là một người con hiếu thảo và một là người có tấm lòng vị tha đáng quý. Nàng sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ vì người thân và người mình yêu.

CHÚ Ý :

In đậm : lặp từ

In nghiêng : tình thái

22 tháng 10 2023

bắt đầu từ "tưởng người dưới nguyệt chén đồng ... có khi gốc tử đã vừa người ôm" nha hihi

29 tháng 1 2022

ăng ới ~

29 tháng 1 2022

ơi bae ?

28 tháng 1 2022

Tham khảo :

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.

=> Phép nối: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"

=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc

28 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.

=> Phép liên kết: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"

=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc