K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2023

Phan Ngọc từng đánh giá :"Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết của hàng ngàn tâm trạng", và đúng thật vậy Nguyễn Du bằng cây viết đầy sự tinh tế và sáng tạo đã vẽ lên những bức tranh biểu cảm phong phú đặc biệt là ở việc miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho người yêu và cha mẹ trong đoạn trích của "Kiều ở lầu Ngưng Bích" : "tưởng người dưới nguyệt chén đồng..có khi gốc tử đã vừa người ôm". Nói đến nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng, Nguyễn Du không dùng từ "nhớ" mà dùng chữ "tưởng". "Tưởng" vừa là nhớ vừa là tưởng tượng hình dung ra người mình yêu. Chữ ấy như nói lên tâm trạng của người đang yêu, luôn nhớ thương tới những kỉ niệm khi 2 người còn bên nhau . Đã thề non hẹn biển dưới ánh trăng sáng ấy vậy mà cuối cùng mỗi người một phương. Hình như nỗi nhớ người yêu ấy không bao giờ là đủ với người con gái đang yêu? Nhớ Kim Trọng bao nhiêu thì Kiều càng chạnh lòng thương cho thân phận mình bấy nhiêu. Người con gái ấy đã bị vùi dập, hoen ố, nàng tự trách mình đã mang tiếng nhuốc nhơ, không giữ được lòng chung thủy. Dẫu vậy tình yêu và lòng nàng với Kim Trọng mãi không đổi thay vẫn vẹn toàn và chung thủy sâu sắc. Sau nỗi nhớ và thương thay thân phận mình thì Kiều đã được Nguyễn Du thể hình tình cảm của nàng với cha mẹ. Miêu tả nỗi nhớ xót xa của nàng, mặc dù đã bán mình chuộc cha nhưng mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng vẫn thấy mình chưa làm tròn bổn phận của một đứa con, Nàng đau đớn vì cha mẹ già yếu mà nàng không thể bên chăm sóc. Tóm lại, nàng là một người tình thủy chung , là một người con hiếu thảo và một là người có tấm lòng vị tha đáng quý. Nàng sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ vì người thân và người mình yêu.

CHÚ Ý :

In đậm : lặp từ

In nghiêng : tình thái

22 tháng 10 2023

bắt đầu từ "tưởng người dưới nguyệt chén đồng ... có khi gốc tử đã vừa người ôm" nha hihi

26 tháng 2 2023

Một số ý chính cho bạn.

- Dẫn dắt đoạn thơ trên.

Mẫu: Nếu văn học nói chung được diễn tả bằng từ ngữ thì trong thơ ca chủ yếu là diễn tả bằng lời nói, giọng điệu của đời sống của một thứ tình cảm được kết tinh lại. Và "Nói với con" chính một trong số bài thơ như thế. Nổi bật nhất là đoạn thơ ... 

- Nội dung đoạn thơ là gì?

- Đặc điểm: thơ tự do giúp cho cách diễn đạt rõ ràng không bị gò bó

- Nét độc đáo qua việc sử dụng:

+ từ ngữ: "chân phải", "thô sơ da thịt", "tự đục đá", "nhỏ bé" thể hiện lên sự cốt yếu luôn hướng tới cha, chỉ đến việc nhắc nhở con cần nghe theo cha bảo. Niềm tự hào của cha về tính cách "xa nuôi chí lớn" "không lo cực nhọc" của đồng bào mình sống khổ cực/

+ hình ảnh: "người đồng mình", "đá", "thung", "sông", "suối", "thác", "đường" thể hiện sự chân thực và tình cảm thân thương giữa mọi người với nhau. Gợi không gian hoang dã nói lên cuộc sống đơn giản còn nhiều gian lao của người dân.

=> Sự cảm thông, yêu thường "người đồng mình"

+ biện pháp tu từ: ẩn dụ "không bao giờ nhỏ bé được" và "người đồng mình" thể hiện suy nghĩ của tg về những người dân ta không bao giờ chịu sống thấp hèn về phẩm chất của mình. So sánh "sống như sông như suối", điệp ngữ "sống" nói lên cái đẹp đẽ về tính cách sống không ngại khổ ngại làm. 

=> Qua đó làm cho câu thơ hấp dẫn nhưng vẫn súc tích ngắn gọn. Đồng thời thể hiện cái đẹp của con người VN.

- Cảm nhận rõ hơn tình cảm của người cha với con:

- Người cha có những tình cảm đầy chân thực, sâu sắc dành cho người đồng mình. 

- Tình cảm thiêng liêng, rộng lớn được người cha thể hiện qua lời dạy con dịu dàng âu yếm.

- Đó là tình cảm mà không một đứa con nào được chối từ.

Phép nối: in đậm.

______________________________________________________________________

Thiệt mình không biết là đoạn thơ nào, vì thế mình đưa những ý chính của bài bạn có thể chắt lọc để làm!