K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2018

bn ơi, mik làm khác gợi ý bn tí nhé, làm văn không cần phải đúng và chính xác lắm đâu.

“Một hai ba, một hai ba, một hai ba…”. Nghe tiếng hô nhịp nhàng quen thuộc vang lên ngoài sân, em bừng tỉnh giấc. Kim đồng hồ chỉ 5 giờ 5 phút. Thôi chết, muộn rồi! Em thu dọn chăn màn rất nhanh rồi chạy vội ra sân tập thể dục cùng ông ngoại. Hai ông cháu tập xong bài thể dục buổi sáng thì bắt đầu chạy bộ dọc theo đường Thanh Niên, hít thở không khí trong lành. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch mặt nước giăng giăng sương phủ. Khung cảnh ven hồ buổi bình minh tuyệt đẹp, rất hợp với tâm hồn nghệ sĩ của ông. Nhắc đến nghệ nhân cây cảnh Thanh Tâm, tức ông ngoại của em, quanh vùng Nhật Tân, Hữu Tiệp, Nghi Tàm này rất nhiều người biết. Từ thuở ấu thơ, em đã được sống với ông bà ngoại trong ngôi nhà đơn sơ, giữa khu vườn quanh năm sực nức hương hoa. Tình cảm ông cháu gắn bó vô cùng thân thiết.

Năm nay, ông em đã sáu mươi tuổi nhưng sức khỏe vẫn dẻo dai và trí nhớ còn minh mẫn lắm. Là con người của công việc nên ít khi ông ở trong nhà. Khách tìm ông, cứ ra vườn là gặp. Vườn hoa, cây cảnh không chỉ là nguồn thu nhập hằng ngày mà hơn thế, nó là niềm vui, là lẽ sống của đời ông.

Em thường ra vườn xem ông làm việc. Đôi tay khéo léo, tài hoa của ông uốn từng nhánh cây, tỉa từng chiếc lá, nâng niu vun xới từng gốc hoa. Ông giải thích cặn kẽ cho em ý nghĩa sâu xa chứa đựng trong mỗi hình dáng mà ông mất bao công phu để tạo nên. Cây si bon sai đặt trong chiếc khay gốm hình bầu dục có năm tầng lá so le, ông bảo rằng tượng trưng cho năm điều cốt yếu trong đạo làm người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Hai gốc đinh lăng, gốc cao gốc thấp, ông tỉa thành dáng phụ tử tình thâm. Mấy cây đào bích có thế rồng bay, phượng múa….

Cảm động biết bao khi em được ông cầm tay, dạy cho cách uốn những sợi dây thép vô tri thành hình những chú nai, chú hươu xinh xắn, để làm khung cho cây mọc theo ý muốn người trồng, ông bảo em rằng nghề làm vườn bắt buộc con người phải kiên trì, tỉ mỉ, nhất là phải thật sự yêu mến thiên nhiên, trái tim dễ dàng rung động trước một nụ hồng vừa hé nở, lóng lánh sương đêm; một bông đào thắm rung rinh trong gió sớm, báo hiệu mùa xuân sắp trở về.

Em thích được nghe ông giải thích ý nghĩa một số loài cây, loài hoa quý như tùng, cúc, trúc, mai, liên (sen), tượng trưng cho cốt cách thanh cao, khí tiết hiên ngang và quan niệm sống trong sạch của bậc chính nhân quân tử. Em tin lời ông khẳng định là cây và hoa cũng biết vui buồn giống như con người vậy. Chúng có đời sống riêng, có tiếng nói riêng. Nếu chịu khó quan sát, lắng nghe, chúng ta sẽ hiểu.

Có lẽ tình yêu thiên nhiên tha thiết của ông đã dần dần thấm vào máu thịt đứa cháu trai mà ông quý mến. Nhiều lần, ông dẫn em đi chơi chợ hoa ngày Tết, hoặc đến tham quan Hội chợ hoa của Thủ đô. Em chụp ảnh cùng ông bên những cây cảnh mà ông mang đến dự thi và được tặng huy chương.

Không thể kể hết những kỉ niệm vui buồn về tình ông cháu. Rất giản dị, tự nhiên, ông ngoại đã truyền cho em ngọn lửa đam mê cuộc sống và những bài học quý báu trên đường đời. Em thấm thía lời dạy tâm huyết của ông: “Không có gì sung sướng bằng được hưởng thành quả lao động do chính bàn tay mình làm ra, cháu ạ!”. Được ông ngoại hết mực yêu thương, em thấy quả là hạnh phúc!

học tốt

5 tháng 11 2018

Có lẽ điều tuyệt vời nhất đối với em là được về quê thăm ông ngoại. Hàng năm cứ vào dịp nghỉ hè hay lễ tết em lại được bố mẹ dẫn về quê thăm gia đình đặc biệt là ông ngoại.  

Ông ngoại em năm nay 60 tuổi, cái tuổi đáng ra phải được nghỉ nghơi rồi nhưng ông không cho phép mình rảnh bất kì lúc nào. Hàng ngày ông vẫn ra đồng làm việc, mặc dù tuổi cao nhưng ông vẫn hăng say lao động. Chính vì vậy làn da ông nhăn nheo đi, mái bóc bạc phơ theo năm tháng, dáng đi của ông cũng chạm chạp nhưng còn vững chắc lắm. Một tháng được ở cùng ông , em được hưởng chọn vẹn tình yêu thương của ông dành cho mình.

Hàng ngày được ông dẫn đi ra ruộng làm việc, chiều đến lại đi thả diều bắt cá, rồi tối đến lại được ông dẫn quanh làng thăm các ông bà. Ông thường kể những câu chuyện xa xưa từ thời ông còn nhỏ cho em nghe rồi đến những năm tháng đi kháng chiến. Ở cạnh ông em thấy mình như trẻ mãi, luôn được quan tâm và yêu thương. 

Ông em đơn giản nhưng tuyệt vời như vậy đó. Em yêu ông và thương ông vô cùng, ước mong sao ông luôn khỏe mạnh để vui vầy cùng con cháu.

bài này mik làm ngắn hơn, nên bn thích bài dài hay ngắn tùy bn.

23 tháng 11 2017

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la đối với con, và con hiểu rằng không có ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này và vì mẹ chính là mẹ của con. “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ….

23 tháng 11 2017

Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em, mẹ luôn là người mẹ hiền và là hình ảnh cao đẹp nhất. "Mẹ" một tiếng nghe giản dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bến như lời bài hát: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”

Năm nay mẹ em 42 tuổi. Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Đôi bàn tay mẹ không đẹp, nó dã bị chai như ghi lại những nổi vất vả của mẹ trong bao năm nay đã nuôi em khôn lớn nên người. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm!
 Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em . Có lần em bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện huyện. Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc em vì bố em bận công tác xa, cơm nước quần áo, tắm rửa mẹ em phải làm ca. Về nhà em cảm thấy khỏe, nên mẹ đi dạy một buổi , trưa về mẹ chăm sóc cho em , hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao. Lúc đó ánh mắt mẹ tràn ngập thương xót, nhưng miệng mẹ vẫn tươi cười kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chóng mau hết bệnh. Mỗi khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm, tận tụy lo lắng, xếp đặt mọi công việc trong ngoài. Mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon . Mẹ khuyên bảo em đủ điều, giọng lúc nào cũng nhẹ nhàng đầy trìu mến. Cảnh đêm khuya mẹ ngồi soạn từng trang giáo án, để chuẩn cho tiết dạy ngày mai, nhìn mẹ em thấy thương mẹ nhiều. Có hôm, em thấy mẹ thả dài người trên ghế có vẽ nghĩ ngợi,xa xôi. Lúc đó em vội ra bên mẹ. Mẹ ôm em vào lòng , vòng tay âu yếm.
 Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Em chợt nhớ tới câu thơ:
“ Ai rằng công mẹ bằng non Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.”
Nhìn mẹ con thật tự hào và hạnh phúc biết bao vì con có mẹ. Mẹ ơi con vẫn chưa ngoan đâu. Con hứa với mẹ học tập thật tốt cho mẹ vui lòng.

27 tháng 3 2020

Ông lão ngồi xuống cạnh vợ và tâm sự :''Mình thấy chưa. Hâu quả như ngày hôm nay cũng vì tính tham lâm của mình thôi. Minh xem, có bao giờ người ta dùng sự tham lam mà đánh thắng tất cả ko? Nhà ta tuy nghèo của cải nhưng ko nghèo longf tốt đã là giàu có lắm rooif - mình nên nhớ điều đó. Ông trời ko phụ lòng tốt của ai đau. Nhưng giờ tôi ko trách mình đâu. Tôi chỉ mong từ nay mình sẽ thay đổi, trở thành người tốt bụng, hiền lanhf. Và mình cũng nên nhớ; Đừng bao giờ tham lam, độc ác vì sự tham lam và độc ác đó chẳng đem lại kết quả tốt đẹp gì dâu.''

haizz mỏi tay quá k giúp mik nha

bài này qua rồi nhưng nếu hay thì giúp mik đi nhé

28 tháng 9 2018

Câu 1 

Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:

     + Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển

     + Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển

     + Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển

     + Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.

     + Lần 5: Ông lại đi ra biển

- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:

     + Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.

     + Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.

Câu 2 

Sự thay đổi cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra cầu xin cá vàng:

     + Lần 1: biển gợn sóng yên ả

     + Lần 2: biển xanh nổi sóng

     + Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội

     + Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt

     + Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm

⇒ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.

- Biểu hiện của biển chính là thái độ của nhân dân trước lòng tham của con người bội bạc.

Câu 3 

Truyện phản ánh lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tăng dần:

     + Lần 1: đòi chiếc máng lợn ,ới

     + Lần 2: đòi nhà rộng

     + Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 4: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương

- Sự phát triển của cốt truyện dựa trên việc lòng tham, đòi hỏi của mụ vợ ngày càng không giới hạn. Mụ vợ không có công gì với cá vàng nhưng lại đưa ra những đòi hỏi vô lý.

- Sự bội bạc của mụ đối với chồng:

     + Chửi chồng “đồ ngốc”, “đồ ngu”, “ngốc sao ngốc thế”

     + Đỉnh điểm khi mụ tát vào mặt ông lão “Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?

- Sự bộ bạc đi tới cùng khi người chồng- cũng là ân nhân- mụ coi như chướng ngại vật, mụ gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Câu 4 

- Câu chuyện được kết thúc bằng hình ảnh “ trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”

- Hình ảnh này có ý nghĩa:

     + Với ông lão: cuộc sống trở về bình yên giản dị dù thiếu thốn.

     + Với mụ vợ: từng sống nghèo khổ, cũng từng được giàu sang nay lại nghèo khổ, đây là hình phạt cho lòng tham và sự bội bạc.

Câu 5 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: tham lam và bội bạc

     + Lòng tham khiến mụ mù quáng, mất lương tri. Sự bội bạc có ý nghĩa quyết định lòng tham trở nên vô hạn độ dẫn đến việc bị trừng trị thích đáng của cá vàng đối với mụ

- Hình tượng cá vàng trong truyện thể hiện chủ đề của truyện:

     + Cá vàng thể hiện sự biết ơn đối với tấm lòng nhân hậu.

     + Cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, ích kỷ, tham lam vô độ.

28 tháng 9 2018

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

* Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Tác dụng của biện pháp này là:

- Tạo nên tình huống bất ngờ, gây sự hứng thú và hồi hộp cho người đọc.

- Sự lặp lại trong truyện lại mang những điều mới mẻ. Đây là sự lặp lại tăng tiến.

- Qua những lần lặp lại, bạn đọc sẽ hiểu rõ được tính cách của mỗi nhân vật trong truyện và dần tô đậm được chủ đề của truyện.

Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?

   Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:

- Lần 1: biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.

- Lần 5: cơn dông kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Câu 3:

* Em có nhận xét về lòng tham và bội bạc của nhân vật mụ vợ ngày càng quá quắt và không biết điều:

- Lần 1: đòi máng lợn mới

- Lần 2: đòi một cái nhà rộng

- Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân

- Lần 4: muốn làm nữ hoàng

- Lần 5: muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ .

⟹ Lòng tham không đáy, được voi đòi tiên.

* Sự bội bạc của mụ đối với chồng:

- Mụ mắng chồng là đồ ngốc khi đòi máng.

- Mụ quát to hơn: đồ ngu khi đòi nhà.

- Mụ mắng như tát nước vào mặt: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!” khi đòi làm nhất phẩm phu nhân.

- Mụ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão khi đòi làm nữ hoàng.

- Mụ lại nổi cơn thịnh nộ đòi làm Long Vương.

⟹ Qua những chi tiết trên cho ta thấy được mụ vợ ngày một quá quắt, đòi hỏi những điều vô lí. Lòng tham của mụ càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng bị thu nhỏ lại và dần biến mất.

* Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng là lúc mụ muốn làm Long Vương, mụ muốn chính cá vàng là người hầu hạ để mụ tùy mụ sai khiến không cần qua trung gian là ông lão nữa. Đến đây thì đúng là tình nghĩa cạn, mọi thứ mà mụ muốn đã đi quá giới hạn, người và trời đều không dung tha.

Câu 4: Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?

* Câu chuyện kết thúc với kết quả là ông lão và mụ vợ quay trở lại sống trong túp lều và cái máng lợn sứt mẻ.

* Ý nghĩa của cách kết thúc đó:

- Trở về với cuộc sống ban đầu, ông lão sẽ yêu cuộc sống hơn còn mụ vợ sẽ biết rằng nếu còn cứ tham lam và bội bạc thì sẽ bị trừng phạt.

- Hình ảnh hai vợ chồng ông lão trở về túp lều bên cái máng mẻ cho ta thấy: tất cả mong muốn tham lam của mụ vợ chỉ là một giấc mơ. Những gì không phải do bàn tay mình làm ra thì không bao giờ bền vững và không dành cho mình.

Câu 5:

* Cá vàng trừng trị mụ vì cả hai tội: tội tham lam và  bội bạc. Nhưng có lẽ, cá vàng đang nghiêng trừng trị mụ về tội bội bạc với chồng.

* Ý nghĩa của tượng trưng của hình tượng con cá vàng:

- Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con người trong hoàn cảnh khó khăn.

- Cá vàng đại diện cho cái thiện.

- Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí: những kẻ tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị thích đáng.

II. LUYỆN TẬP:

1. Có người cho rằng nên đặt truyện này là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng”. Ý kiến của em như thế nào?

   Em nghĩ nó cũng được bởi vì:

- Mụ vợ là nhân vật chính của truyện.

- Ý nghĩa của truyện: phê phán, có những bài học thích đáng cho kẻ tham lam, bội bạc giống mụ vợ. 

2. Kể diễn cảm truyện cổ tích này. 

25 tháng 2 2018

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau đế lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đâ rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạv chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập trong cuộc sống.

25 tháng 2 2018

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.

Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.

Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.

Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.

Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.

Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!

Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.

“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.

16 tháng 11 2017

Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây

17 tháng 11 2017

Nhà em có nuôi một ông nội. Ông không biết sủa mà chỉ biết nói. Ông không đi bằng 4 chân mà đi bằng 2 chân. Ông rất ngoan nên khi ăn cơm mọi người thường ném cho ông mấy cục xương cho ông ăn

6 tháng 11 2016

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.

Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.

Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.

Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.

Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.

Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!

Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.

“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.

6 tháng 11 2016

Các bạn ơi đừng chép trên mạng nhé ! Cô giáo mình ghê lắm !