K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2018

Cây hoa hồng được trồng trước nhà em, mỗi buổi sáng em thường ngắm và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó, nó có vẻ đẹp quý phái và mang những nét đặc trưng riêng cho mỗi người, những hình ảnh gợi hình và mang những cung bậc riêng, cây của nó có nhiều gai, màu xanh, hoa của nó màu hồng, thân cây của nó lắm gai, mỗi gai cách nhau 1 đến 2 cm, thân cây được chia làm nhiều nhánh và hoa được nở trên những cành tươi tốt, gốc của cây được trồng một cái chậu to và mỗi chậu sẽ được chăm bón rất tốt, hình ảnh này sẽ gợi tả những hình ảnh riêng và mang những cung bậc mới sâu sắc, hình ảnh này mang những đặc trưng riêng và có ý nghĩa lớn lao sâu sắc, hình ảnh đó đã khắc sâu trong tâm trí của em

k mk nhé

1 tháng 10 2018

Mỗi loại cây, mỗi loại hoa lại được gắn cho một biểu tượng thiêng liêng cao quí nếu hoa đào là sứ giả của mùa xuân, hoa cúc tượng trưng cho lòng hiếu thảo, hoa sen đại diện cho đức phật thanh cao…Thì hoa hồng là biểu tượng của tình yêu. Hoa hồng được nhiều người yêu thích.

   Từ rất xa xưa Bun-Ga-Ri được coi là xứ sở của hoa hồng loài cây này được trồng nhiều ở các vùng ôn đới, sau đó lan rộng sang các vùng nhiệt đới. Ở nước ta hoa hồng được trồng khắp đất nước có giống thuộc nguồn gốc địa phương có giống từ Trung Quốc, có giống từ Châu Âu.

Hoa hồng thuộc loại thân thảo có nhiều gai, thân nhỏ, lá có răng cưa xòe ra ba cánh. Nụ hoa bằng khoảng đốt ngón tay khi hoa bung nở cánh hoa giày, xếp so le ôm ấp nhị vàng có nhiều loại hồng. Hồng bạch màu trắng tinh khôi, hồng nhung cánh đỏ thẫm, hồng vàng sắc rực rỡ. Nếu xét về nguồn gốc thì có hoa hồng cơ cây nhỏ, hoa nhỏ ít cành màu đỏ rất đẹp thường được trồng trong chậu.

gioi-thieu-ve-cay-hoa-hong

Hoa hồng cứ màu đỏ thẫm nhiều cành, sai hoa người ta thường bày đĩa để thờ cũng. Hoa hồng Bạch Tuyền, cây trung bình, ít hoa, ít cánh thường làm thuốc trị ho cho trẻ con hoa hồng Nhung được chuyển về từ Đà Lạt bông to đỏ thẫm. Lá to bông ít gai thường được dùng trong các buổi lễ trọng đại như cưới hỏi, ngày tết, sinh nhật. Còn loại hoa hồng dại <tầm xuân> sai hoa thân bò dại mọc dại ở nhiều nơi, nhiều gai thường tôn lên cảnh sắc mùa xuân rực rỡ ở các miền thân quê nhất là trong lễ hội, du khách ngắm cảnh du xuân miền quê.

Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu và vì hoa đẹp nên được dùng trang trí trong những buổi lễ quan trọng. Các buổi lễ thành hôn, sinh nhật, lễ tình yêu, trai gái tặng hoa biểu hiện tình yêu đôi lứa không thể thiếu hoa hồng. Còn khi con cái tặng mẹ, học sinh tặng thầy cô…Thì hoa lại là biểu hiện cho tình yêu và lòng kính trọng. Nhiều người còn kì công chọn đúng số hoa đẹp trùng tuổi với số người tặng. Ở nước ngoài người ta còn dùng cánh hoa hồng pha chế nước hoa hoặc giải cánh hoa hồng vào nước tắm…

1 tháng 10 2018

Mỗi khi nhắc đến thế giới loài hoa, thật khó có thể quên được loài hoa hồng kiêu sa, kiều diễm - loài hoa vốn được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Đi sâu tìm hiểu về loài hoa này, chúng ta thấy có thật nhiều điều thú vị!

Hoa hồng vốn có nguồn gốc từ xứ sở Ba Tư xa xôi. Từ đất nước Ả-rập thần bí này, hoa hồng đến với khắp các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, có lẽ chưa có mảnh đất nào có bóng con người mà hoa hồng chưa đặt chân đến. Nhưng nổi tiếng nhất, có thể nhắc đến hoa hồng của những đất nước Bun-ga-ri. Một nhà thơ Việt nam đã từng thốt lên:

Hoa hồng Bun-ga-ri. Ôi! Loài hoa diệu kì!

Có lẽ chính vẻ đẹp và những ý nghĩa thiêng liêng của hoa hồng đã tạo nên sức hút diệu kì thu hút và chinh phục hàng triệu trái tim con người.

Hoa hồng thuộc giống thân cỏ và có rất nhiều loài. Có loài thân leo, có loài thân thẳng. Có loài không gai, có loài có gai. Tuy nhiên, phổ biếntiếp từ thân cây. Lá hoa thường có ba nhánh hình bầu dục, viền có răng cưa. Ngoài ra, trên thân cây thường có gai sắc, nhọn. Tuy nhiên, cũng có loài được lai ghép nên thân trơn nhẵn khiến người ôm hoa không sợ bị gai đâm. Nụ hoa được đặt trang trọng trên đỉnh của thân cây. Dưới nụ hoa xanh tươi còn có đài hoa nâng đỡ. Đủ ngày đủ tháng, nụ hoa bung nở hàng chục cánh hoa mềm mịn đan xếp vào nhau kiêu sa, quyến rũ. Cánh hoa hồng cũng có hình bầu dục, to hơn xu đồng tiền, cánh hoa rất mịn (“mịn như nhung”, nên có loài hoa hồng tên gọi là hồng nhung) và êm nhẹ. Đặc biệt, cánh hoa hồng thường có rất nhiều màu: màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam... Với mỗi màu lại có những sắc độ khác nhau: đỏ tươi, huyết dụ, đỏ nhung,...

Hoa có rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày. Điều dễ thấy là hoa hồng được dùng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Chúng ta trồng hoa hồng trong vườn nhà, chúng ta cắm hoa hồng trong lọ, chúng ta tặng nhau những đoá hoa hồng... Sở dĩ hoa hồng thường được trao tặng nhau một cách trang trọng như thế bởi hoa hồng có nhiều ý nghĩa. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu cháy bỏng, nồng nàn. Hoa hồng vàng thể hiện tình bạn cao quý, chân thành. Hoa hồng cam thể hiện sự thành đạt, hiển vinh... Số lượng hoa hồng trong mỗi đoá cũng mang những ý nghĩa nhất định thể hiện suy nghĩ của người tặng, đặc biệt là đối với những đoá hồng đỏ. Không chỉ dùng để làm đẹp, hoa hồng còn rất nhiều tác dụng khác. Từ cánh hoa hồng, nhiều quốc gia đã chiết xuất tinh dầu tạo nên những nền công nghiệp nước hoa khổng lồ như Bun-ga-ri, Pháp,... Cũng từ hoa hồng, dân gian ta chế ra những bài thuốc chữa nhiều bệnh thông thường: cảm, đau bụng,...

Có nhiều tác dụng như vậy nhưng hoa hồng không hề khó tính chút nào. Hoa có thể nở bốn mùa trong năm để dâng hương sắc cho cuộc đời đầy ý nghĩa này. Ở nước ta, hoa hồng đẹp nổi tiếng nhất là hoa hổng của cao nguyên Đà Lạt. Từ Đà Lạt, hoa hồng chẳng những đi khắp mọi nẻo đường đất nước mà hoa còn đến với bạn bè khắp năm châu.

Biết về hoa hồng như vậy, mỗi khi cầm bông hồng trên tay, chúng ta hãy biết trân trọng và yêu quý bông hồng bạn nhé!

Hk tốt

11 tháng 9 2018

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

học tốt  nha

11 tháng 9 2018

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

11 tháng 9 2018

Văn chín có bài này ak

Tham khảo

Thuý Vân: Trong văn học trung đại, thiên nhiên thường được lấy làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Nét đẹp của Thúy Vân trong Truyện Kiều cũng vậy, vẻ đẹp của nàng được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Tác giả đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ thơ chọn lọc, chau chuốt: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, vừa toát ra nét hiền dịu, tươi sáng; lông mày sắc nét như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc của Vân đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Một vẻ đẹp hài hòa, cân đối ở người thiếu nữ nhưng cũng gợi nét cao sang, quý phái. Bằng thủ pháp liệt kê chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ ngoại hình, dáng vẻ, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang, đứng đắn. Vẻ đẹp của nàng khiến những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên cũng phải cúi đầu nhưng tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Với tính cách ung dung, điềm đạm như dự báo cho một cuộc đời bình yên không sóng gió của nàng Thúy Vân.

Thuý Kiều: 

Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ của nền văn học dân tộc từ xưa đến nay. Không những thành công về nội dung, Truyện Kiều còn đạt được những giá trị nghệ thuật chưa từng có, góp phần nâng cao sức mạnh biểu đạt ngôn ngữ dân tộc và đưa thể thơ lục bát lên đỉnh cao chói lọi.

Nguyễn Du đã dồn hết tâm lực để gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhưng nhà thơ lại khiến cho người đọc ngạc nhiên hơn khi miêu tả bức chân dung miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều. Bằng cách nhấn thêm mấy chữ: “Kiều càng sắc sảo, mặn mà”, Nguyễn Du làm người đọc thích thú, háo hức đi tìm vẻ đẹp ấy. Nghệ thuật tả khách hình chủ khéo léo gợi ra bức chân dung người chị với vẻ đẹp hơn hẳn người em gấp bội lần:

 

“Kiều càng sắc sảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

Thủ pháp ước lệ được vận dụng tài tình. Nguyễn Du không tả mà chỉ gợi ra trước mắt người đọc một pho tuyệt sắc. Dường như tất cả những gì tinh túy nhất của đất trời đã hội tụ vào hình dung ấy. Nhân vật không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp cả trong phẩm chất và tài năng. Vẻ đẹp ấy thu hút mạnh mẽ ánh nhìn, càng ngắm càng thấy say mê.

Phụ từ “càng” nhấn mạnh và làm tăng tiến mức độ của vẻ đẹp và tài năng ấy. Cái tài của Nguyễn Du thể hiện ở sự linh hoạt trong ngôn ngữ khi miêu tả nhân vật. Ông không lặp lại cách tả chi tiết như đã tả thúy Vân. Ở Kiều có tất cả vẻ đẹp mà Thúy Vân có. Nhưng nàng sắc sảo, mặn mà hơn. Thúy Kiều không những xinh đẹp mà còn có nhiều tài năng.

Thiên tài họ Nguyễn tập trung gợi tả đôi mắt và hàng chân mày của Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Đôi mắt Kiều trong veo như mặt nước hồ thu êm ả. Đôi mắt ấy lại được điểm tô bằng hàng chân mày thanh tú và đầy dặn như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người con gái đang độ tuổi phơi phới thanh xuân.

 

Một lần nữa người đọc nhận ra sự sáng tạo của nhà thơ. Nếu ở Thúy Vân, nhà thơ dùng những hình ảnh nhẹ nhàng, đằm thắm (mây, hoa, nguyệt, tuyết…) thì ở Thúy Kiều, Nguyễn Du lựa chọn hình ảnh cao lớn, rộng dài, sâu thẳm hơn (thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu,..). Thủ pháp tăng tiến về mức độ khiến cho vẻ đẹp của Thúy Kiều càng thêm sinh động. Qua đó, tác giả muốn khẳng định, đó là vẻ đẹp toàn mĩ, không gì sánh bằng. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Du một lần nữa nâng vẻ đẹp của Thúy Kiều lên hạng tuyệt đỉnh, chưa từng nhìn thấy ở trên đời:

“Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.

Thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều có thể làm chao đảo mọi tâm hồn. Nếu tài năng của nàng có thể có hai người thì sắc đẹp của nàng là duy nhất, chưa từng có ở trên đời này. Có thể nguyễn Du đã phóng đại sắc đẹp ấy lên nhiều lần. Song qua đó giúp ta thấu hiểu được tình cảm lớn lao mà tác giả đã cho nhân vật của mình.

 

Thúy Kiều được xây dựng như một con người toàn mĩ: kì tài và tuyệt sắc. Thế nhưng, thật đáng tiếc thay, vẻ đẹp ấy lại không thể hòa hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. Nó khiến cho thiên nhiên phải “hờn ghen”, lòng người muôn phần đố kị: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

 

Qua bức chân dung của Thúy Kiều, người đọc không khỏi bồi hồi dự cảm về một số phận đầy trái ngang, trắc trở của nàng về sau. Một cuộc đời đầy nghiệt ngã đang đón đợi nàng phía trước. Tấm lòng thương người của thiên tài Nguyễn Du là ở đây.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn theo đuổi một lối sống giản dị và không phô trương trong cuộc sống của mình. Bác từ lâu đã thể hiện tình yêu dành cho nhân dân và tận tụy với sự phục vụ cộng đồng.

Qua những hành động và tư tưởng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền cảm hứng cho con người về tầm quan trọng của sự khiêm tốn và đơn giản. Hồ Chí Minh sống một cuộc sống tối giản, luôn tận dụng tài nguyên một cách tiết kiệm và không lãng phí. Bác không đặt mình lên trên những đặc quyền hay tiện nghi xa xỉ, mà luôn quan tâm đến những nhu cầu cơ bản của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đề cao lối sống giản dị cá nhân mà còn khuyến khích toàn bộ quần chúng tham gia xây dựng một xã hội bình đẳng và công bằng.Bác đã lập ra những chính sách tài chính cân đối và áp dụng việc phân bố tài nguyên một cách công bằng để đảm bảo tất cả mọi người đều được hưởng lợi trong một xã hội cùng phát triển.

Với lối sống giản dị của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được người dân tôn kính và ngưỡng mộ. Bác đã để lại một di sản lớn lao cho việc xây dựng một xã hội tương lai tốt đẹp, với tầm nhìn về lòng yêu nước và sự tận tụy với nhân dân.

Lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh dấu sự tâm huyết và đạo đức lãnh đạo của ông. Sự khiêm tốn và đơn giản của ông đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhân dân Việt Nam và toàn thế giới.

5 tháng 2 2021

Bên cạnh những lợi ích ,mạng xã hội Facebook còn có tác hại ko nhỏ đối với giới trẻ .Để hiểu rõ đc những tác hại đó ,ta phải định nghĩa đc : mạng xã hội Facebook là j ? Hiểu ngắn gọn thì Facebook là công cụ để kết nối giới trẻ hiện nay.Vậy Facebook có tác hại như thế nào? Hiện nay , một số bạn học sinh đã thường xuyên bỏ bê , chểnh mảng việc học hành để dành thời gian chơi Facebook.Từ đó, việc học hành của các bạn ấy sẽ sa sút , ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. Ko những vậy ,trên mạng xã hội Facebook còn đầy rẫy những nguy hiểm đang rình rập.Trước hết phải kể đến những người bạn ảo. Trước màn hình máy tính, điện thoại ta làm sao có thể biết được đó có là người bạn tốt hay ko? Hay đó chỉ là những kẻ luôn rắp tâm để hại ta ? Ngoài ra , những trò lừa đảo , những văn hóa phẩm đồi trụy trên Facebook cũng khiến giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc , sai lầm ,tiêu cực .Chính vì vậy , giới trẻ chúng ta cần nhận thức rõ mặt tiêu cực cũng như tích cực của mạng xã hội Facebook để sử dụng một cách hợp lí và thông minh. 

Bên cạnh lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ.  Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập. Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá. Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng. Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.

  

16 tháng 5 2021

tham khảo 

Chỉ bằng mấy câu thơ thôi nhưng Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt người đọc bức chân dung Thúy Kiều vừa sắc sảo về trí tuệ, vừa mặn mà về tâm hồn. Thật ngưỡng mộ! Vì ưu ái cho Thúy Kiều nên Nguyễn Du tập trung đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. "Làn thu thủy nét xuân sơn". Đôi mắt của Kiều tinh anh, trong trẻo như làn nước mùa thu. Nó long lanh, trong sáng do đó phản chiếu một sức sống tươi trẻ và trí tuệ thông minh khác người. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp đằm thắm có hồn. Điểm thêm cho đôi mắt ấy là hai nét lông mày thanh tú, nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, lộng lẫy kiêu sa. "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" Vẻ đẹp khiến hoa phải ghen với màu thắm của đôi môi và liễu phải hờn về sự bồng bềnh, mềm mại của mái tóc. Với nghệ thuật so sánh, nhân hóa, nói quá nhằm thể hiện vẻ đẹp đầy quyến rũ. Không khỏi không đắm say lòng người?. Vì thế, thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị. Và ngầm dự báo tương lai của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, khổ đau. Đúng là một vẻ đẹp sắc nước hương trời.

  
28 tháng 3 2022

Tham khảo:

Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.

Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.

Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.

Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.

Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.

Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.

Mặc dù việc lựa chọn phong cách ăn mặc, trang phục, quần áo, tóc tai như thế nào là quyền riêng của mỗi cá nhân nhưng đừng cố ngược dòng khác biệt để thể hiện bản thân. Chỉ những bộ trang phục đúng đắn, phù hợp mới thể hiện rõ nhất bạn là ai - một học sinh đáng mến hay một kẻ đua đòi.