K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

rham khảo 

Nguồn mạng 

Thành đứng dậy khỏi quán, vừa một bước xuống đường thì từ đâu, cái xe lao tới quệt cho một cái khiến anh ngã dúi dụi xuống. Anh không sao nhưng cái ba lô con cóc bạc màu xanh vừa đỡ cho an rách tan, văng ra tận lề đường cỏ mọc um kia. Chị chủ quán bật dậy phần vì chuyện xảy ra quá bất ngờ, phần vì nạn nhân đang bò lồm cồn về cái ba lô rách, lôi từ đó ra hai con búp bê vải cũng đã bạc màu. Chị đỡ Thành dậy, xách cái ba lô lên và ngạc nhiên nhìn hai con búp bê thốt:

- con búp bê, anh có con búp bê này ở đâu vậy?

- của Thuỷ. em gái tôi!

Thành đau đớn trả lời vì đau sau cái cú ngã và như bình thường khi ai đó nhắc lại kỉ niệm buồn đó. Vẻ mặt chị chủ quán dãn ra, rồi vui sướng nói:

- Anh Thành, phải anh không? Em Thuỷ đây! Anh còn nhớ em không?

- Vâng, tôi...- rồi như sực nhớ ra- Chị.. À không, Thuỷ, là em thật sao, em có khoẻ không, sao lại ra đây bán hàng, mẹ đậu rồi?

Thuỷ buồn bã ngước lên nhìn bầu trời chiều với sắc mây nhuộm đỏ mặt trời

- Mẹ ốm, mất lâu rồi anh ạ!

Thành cúi đầu, cái tin ấy không làm anh khóc, nhưng lòng anh chĩu nạng nỗi đau. Anh để Thuỷ dìu vào quán ngồi. Thuỷ rót nước mời anh. Thành đón chén nước, cúi nhìn màu nước trong suốt. Anh nhớ chuyện xưa, trong buổi chia tay ấy, anh nhìn Thuỷ khóc sưng húp hai con mắt, trèo lên xe đi; rồi cả chuyện hai anh em chia đồ chơi, Thuỷ cũng khóc. Đời anh toàn những chuyện buồn, không lúc nào vui vẻ cả. Anh quay lại nhìn Thuỷ, bắt đầu cuộc trò chuyện

- Em làm ăn thế nào rồi,...

Thành trò chuyện với em tới lúc trăng lên tới đỉnh ngọn tre. Anh ngồi ăn với em rồi ngủ luôn trong cái nơi nửa quán nửa nhà đó. Sau khi chia tay, anh nén nỗi đau, cố học hành để thi đố đại học cho vui lòng cha. Rồi anh về tìm gặp Thuỷ nhưng người ta bào Thuỷ theo mẹ đi nơi khác rồi. Lúc đó anh còn tự trách mình. Rồi anh lại về, vào được nghề báo rồi hôm nay về đây viết bài thì gặp Thuỷ. Mãi rồi Thành cũng ngủ được. Anh mơ anh và Thuỷ, cả bố và mẹ nữa, cùng sống hạnh phúc trong lâu đài cổ tích

Sáng hôm sau, Thành dậy khá sớm, để trò chuyện với Thuỷ và khuyên em cùng về với mình để chăm sóc bố. Thuỷ nhận lời, hai ngày nữa, sắp xếp công chuyện xong sẽ về, còn hôm nay, Thành phải lên xe đi trước, lần chia tay này không còn nước mắt

Study well 

8 tháng 9 2019

tham khảo nha bạn

Bài làm

Hè về, tôi tự thưởng cho mình một chuyến du lịch đến vùng quê thanh bình và yên tĩnh này. Cả kỳ nghỉ chỉ có trời xanh gió mát lạnh và tiếng nô đùa của bọn tụi nhỏ trong làng. Trên đường tới đây, tôi đã liên tưởng đến một thời gian nghỉ ngơi thoải mái. Con người nơi đây tuy không biết tôi là ai nhưng vẫn niềm nở chào đón tôi. Tuy nhiên, tới ngày chuẩn bị xa nơi này, tôi lại bị níu kéo bởi một người – một người đã xa tôi suốt năm năm qua.

Buổi sáng mùa hè trong lành và mát mẻ, tôi đi bộ quanh làng và tiện thể tạt vào khu chợ, chợ quê tuy không đủ mặt hàng như siêu thị trên thành phố nhưng rất đông vui và nhộn nhịp, giữa biển người đang mua bán, tôi dặc biệt chú ý đến một cô bé có mái tóc đen và dài bán rau quả ở góc chợ. Tò mò, tôi lân la đến gần, cô bé này cũng chạc tuổi tôi nhưng gầy hơn, gương mặt trái xoan trông rất ưa nhìn. Khi chỉ cách cô ấy vài bước chân, tôi bỗng sững người lại, cô bé này rất giống cô bạn chơi chuyền, chơi chắt với tôi những năm xưa. Thủy! đúng là Thủy thật rồi! nụ cười kia và cách ăn nói đúng là Thủy, tôi không tin vào mắt mình nữa, tới khi Thủy quay mặt về phía tôi, hai chúng tôi mới chính thức nhận ra nhau.

Thủy dẫn tôi về nhà bà ngoại của bạn ấy, một ngôi nhà cấp bốn ọp ẹp và đã khá cũ, khác hẳn với căn nhà cao tầng mà cậu ấy sống vào những năm trước. Tôi còn nhớ năm năm trước tôi còn khóc hết nước mắt vì biết Thủy phải về quê ngoại sống cùng với mẹ. Tôi chưa bao giờ dám mơ có một ngày chúng tôi lại gặp nhau như thế này. Thủy vẫn ngoan và hiền như xưa, bạn ấy kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện. Tôi biết Thủy đã phải đau đớn, chịu đựng rất nhiều khi xa anh trai của mình, Thành cũng thế, cả hai anh em cậu ấy đều mất một thời gian dài để tập cách tự lập một mình, nhắc về quá khứ, mắt Thủy nhìn đăm đăm vào một khoảng không vô định, ngân ngấn nước. Những năm tháng qua không có lúc nào Thủy không nhớ tới anh trai, tới bố, tới những kỉ niệm ấu thơ cùng bạn bè. Tôi thương bạn lắm, trong khi những đứa trẻ khác được sống trong vòng tay ấm áp yêu thương của bố mẹ thì Thủy lại có một tuổi thơ ngập tràn nước mắt vì phải chịu sự chia cắt đau tới xé lòng, thế mà Thủy vẫn có nghị lực để vươn lên, để vừa học vừa kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thủy kể, khi mới về đây Thủy phải đi bộ năm cây số tới trường đến chảy máu chân. Cuộc sống chật vật, lam lũ khiến đôi bàn tay của Thủy chai sạm và đầy những vết xước. Tôi chợt nghĩ tới Thành. Liệu cậu ấy sẽ cảm thây như thế nào khi thấy đứa em gái mình yêu thương hết mực phải lao động vất vả để kiếm sống, Giá như bố mẹ cậu ấy không chia tay thì năm xưa hai đứa trẻ vô tội ấy đâu phải rời xa nhau? Thủy sẽ không phải khổ cực như thế này, Nghe câu chuyện của bạn cũ, sao tôi bỗng thấy hối hận khi quên lãng đi hạnh phúc mình đang được hưởng, thấy mình thật vô dụng khi không có được sự dũng cảm vượt lên khó khăn như Thủy, tôi càng cảm thấy phục cô bạn hơn.

Thủy giục tôi kể về Thành, về các bạn, về cuộc sống trên thành phố, về cô giáo… Ánh mắt cậu ấy háo hức, chăm chăm vào tôi chờ đợi. Cô giáo Tâm vẫn đẹp và trẻ như trước, vẫn ngày ngày đến lớp với lũ học trò, thi thoảng rảnh rỗi tôi vẫn đến thăm cô, cô rất lo cho Thủy, vẫn ngày ngày nhớ tới em bé bất hạnh phải nghỉ học kiếm sống, cô vẫn thường nhắc nhở chúng tôi nếu có gặp Thủy thì nhớ báo cho chúng tôi biết. Những năm qua lớp chúng tôi vẫn đoàn kết và gắn bó với nhau như cũ, có nhiều kỉ niệm đẹp và cũng có lúc buồn. Thủy khóc, những giọt nước mắt nhớ thầy cô, nhớ bạn và cũng vì tủi thân. Tội nghiệp Thủy, vì lỗi của người lớn mà bạn phải từ bỏ tuổi thơ, từ bỏ một tương lai sáng lạng. Thành nay đã học đại học, đã là một cậu sinh viên chững chạc và hiểu chuyện. Bây giờ mỗi khi tới nhà cậu ấy chơi, tôi vẫn thấy hai con búp bê cũ ngồi khoác tay nhau và mỉm cười hạnh phúc. Nghe đến đây Thủy bật khóc nức nở, tôi hiểu được phần nào nỗi mất mát của người bạn nhỏ, tôi biết nỗi nhớ da diết của Thủy với Thành, biết sư lo lắng tận tình của cô đối với anh trai yêu quý. Thủy cố kìm nén từng tiếng nấc trong vô vọng. Lòng tôi quặn lại tôi không biết cuộc sống thiếu bờ vai vững chắc của người cha sẽ biến tôi thành con người như thế nào? Vội vã lau đi những giọt nước mắt, Thủy gượng cười, giục tôi kể tiếp. Sau khi Thủy đi, anh Thành không quan tâm gì tới chuyện bài vở nữa, trong một thời gian dài, cuộc sống của Thành gắn liền với thế giới ảo, những buổi bên màn hình máy tính thâu đêm. Nhưng chẳng hiểu sao, Thành lại có niềm tin và dũng cảm thi vào đại học, Thủy mỉm cười hạnh phúc, tôi cũng đã từng nhìn thấy nụ cười mãn nguyện này trên gương mặt Thành, khi anh ấy ngắm hai con búp bê.

Hai anh em Thành và Thủy, hai đứa trẻ bất hạnh vô tình bị cuốn vào vòng xoáy của người lớn đã phải chịu biết bao khổ cực, tuy phải chia xa, phải chịu hoàn cảnh chia tay đau xé lòng nhưng tình cảm của anh em họ vẫn mãi bền chặt, tôi cũng khóc theo Thủy. Cố gắng an ủi bạn cố gắng vượt qua khó khăn, phải vững tin hướng về phía trước. Mong rằng may mắn sẽ mãi mỉm cười với cô bạn nhỏ của tôi. Mong hai anh em sẽ sớm gặp lại nhau, mong sao cả Thành và Thủy đều có một tương lai tốt đẹp đang chờ họ phía trước, Mong rằng trên thế giới sẽ không có những đứa trẻ phải chịu sự khổ đau của nỗi chia ly, mất mát. Trước khi về, tôi ngỏ lời muốn đưa Thủy lên thành phố, nhưng bạn từ chối vì phải phụ giúp gia đình kiếm sống, Thủy còn nhờ tôi gửi cho Thành chút quà quê, khóe mắt bạn lại long lanh những giọt nước mắt, lưu luyến mãi, tôi mới ra về được, Thủy còn dặn tôi nhiều điều gửi tới thầy cô, bạn bè. Thủy nắm chặt tay tôi như bắt tôi phải hứa, phải nhớ những lời nhắn nhủ ấy.

Chiếc xe khách đưa tôi về thành phố, về với cuộc sống bận rộn hàng ngày .Chuyến đi này khiến lòng tôi có thêm một khoảng lặng, tôi đã nhận được nhiều bài học quý giá sau chuyến đi này. Năm sau, tôi chắc chắn sẽ quay lại đây, nhưng không phải một mình nữa mà là với người mà Thủy luôn chờ đợi: Thành.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Bài nói tham khảo:

     “Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện kể về một con ếch có thói huênh hoang, kiêu ngạo và cuối cùng vì chính sự kiêu ngạo ấy mà ếch ta nhận được một bài học đắt giá. Ngày xưa có một con ếch nọ sống trong một cái giếng bị bỏ hoang, chú ta ngày nào cũng cất tiếng kêu ộp ộp khiến cho những sinh vật nhỏ bé trong giếng sợ hãi, rè chừng.

     Ếch ta lấy làm thích chí lắm và cho rằng bầu trời trên kia  cũng chỉ bằng chiếc vung. Cứ như vậy ếch ta sống đắc ý qua ngày, không những vậy con ếch còn thường xuyên dùng sức mạnh của mình để bắt nạt, chèn ép những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối trong giếng khiến cho mọi sinh vật đều sợ hãi.

     Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.

     Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.

31 tháng 1

Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.

Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.

Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:

- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.

Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.

- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.

Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:

- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!

Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.

22 tháng 7 2017

Trước hết, đặt mình vào nhân vật Thủy, xưng "tôi" và kể lại chuyện theo mạch cảm xúc của mình (tất nhiên! vì mình đang là Thủy mà), có thể lược bỏ một số chi tiết nhỏ và nên thêm vào những cảm xúc, suy nghĩ (hãy nhớ nếu mình là Thủy thì lúc đó mình sẽ cảm thấy ra sao, thấy buồn và đau khổ như thế nào), cứ thế mà kể lại theo cốt truyện của bản gốc thôi.
Nói thế để bạn dễ hiểu và có thể tự làm được, chứ làm cụ thể ra thì văn bản dài quá!
VD: đoạn anh em Thành và Thủy không nỡ chia đồ chơi, bị mẹ mắng có thể viết như sau:
Hai anh em tôi cứ dùng dằng mãi, không nỡ chia đôi đồ chơi, tôi muốn nhường tất cả cho anh, và anh Thành cũng vậy, anh muốn nhường cho đứa em bé bỏng này. Và đúng hơn là cả hai anh em đều không muốn chia lìa nhau. Nhưng tiếng mẹ quát lại vọng ra khiến tôi giật mình, buồn bã, lo sợ, bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn khiến nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi bật khóc nức nở

1 tháng 8 2017

VD: MB:Tôi là con Vệ Sĩ trong câu chuyện''Cuộc chia tay của những con búp bê''.Các bạn có muốn biết vì sao chúng tôi lại phải chia tay nhau không? Nếu các bạn muốn biết thì hãy nghe mình kể lại nhé.

Đoạn sau bạn chỉ cần dựa theo bài thay lời của Thành thành lời của con búp bê Vệ Sĩ là được.

11 tháng 3 2023

Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước):

- Bài trình bày cần rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ các phần

- Mở đầu có thể lấy một hình ảnh, câu châm ngôn… gây ấn tượng đầu tiên với người đọc

- Đọc diễn cảm, cảm xúc theo nhận vật trong truyện

- Ngôn ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu

- Chú ý lắng nghe nhận xét của người nghe và ứng dụng vào bài của mình nếu nhận xét hợp lí.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Được một hôm rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói. Cả năm ông thầy bói liền ngồi bàn luận xem con voi có hình thù như thế nào. Nghe thấy sắp có voi đi qua, năm thầy bói liền chung tiền biếu tặng người chủ của con voi để xin cho con voi đứng lại một lát. Vậy là mỗi thầy bói sờ vào một bộ phận của con voi. Mỗi người tưởng tượng ra hình thù của con voi khác nhau. Không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, họ đánh nhau sứt đầu mẻ trán. 

8 tháng 9 2016

Nhà tôi có hai chi em, tôi là chị còn em trai kém tôi 3 tuổi. Bố mẹ rất chiều em trai tôi, và nhiều lần thiên vị cho em tôi mà trách mắng tôi. Cũng chính vì điều đó mà tôi đâm ra đố kị và hay tranh dành với em, và đã có lần tôi làm bố mẹ đau laongf vì chuyện của hai chị em.

Hàng ngày nếu hai chị em tôi cùng ở nhà thì kiểu gì cũng xảy ra chuyện tranh cãi nhau. Nếu hai chi em tranh nhau đồ gì mẹ tôi sẽ bảo:

– Con là con gái, lại là chị thì cần phải nhường nhịn, chứ ai lại chấp với em từng li từng tí vậy. Với lại em nó vẫn còn bé, tính nó trẻ con hay trêu chọc, con đừng chấp. 

Mẹ nói thế làm tôi bực hơn, lúc đó tôi chỉ nghĩ được là mẹ quá thiên vị cho em, không thương tôi bằng em. Cho tới một hôm, có một chuyện xảy ra. Sáng sớm hôm ấy, tôi moi tiền ở con lợn ra 10.000 đồng, định bụng chiều sẽ khao lũ bạn vì tôi vừa được điểm cao trong kì thi 8 tuần. Tôi cẩn thận cất tiền vào một chỗ rồi vội vã đi học bài. Đến trưa, trước khi đi nấu cơm, tôi kiểm lại tiền để chốc nữa sẽ đi qua chợ mua các thứ mang tới lớp. Nhưng tiền tôi để ở bao kiểm tra đã không cánh mà bay. Tôi sửng sốt dốc cả bao kiểm tra ra, cẩn thận tìm lại một lần nữa, rồi tôi tìm khắp cả trong cặp vẫn chẳng thấy đâu. Rõ ràng tôi đã bỏ tiền vào trong cặp mà, hay là… hay là em tôi nó đã lấy. Đúng rồi, nhà chỉ có hai chị em mà nó thì học ở trên gác xép, nơi tôi để cặp, còn tôi học ở dưới nhà. Vậy không nó thì còn ai vào đây, với lại chẳng lẽ tiền nó có cánh mà bay ra khỏi túi tôi à? 

Nghĩ thế, tôi vội vã chạy lên, tức tối quát: 

– Hùng! Em lấy tiền của chị phải không? 

– Không… em… em… 

– Mày nói dối. Gớm, là một lớp trưởng ở trường tỏ vẻ gương mẫu mà không ngờ về nhà mày lại thế. Xấu ơi là xấu. Tao tưởng bố mẹ chiều mày vì mày ngoan, học giỏi. Ngoan mà đi lấy trộm tiền của người khác. 

Tôi mắng như tát nước vào mặt nó, mắng nó với tất cả sự bực tức, ghen tị bấy lâu nay. Còn nó, nó chợt cúi xuống bàn bật khóc, mắt đỏ hoe. Mặc kệ, tôi vẫn nói, lòng tôi thầm nghĩ: “Nước mắt cá sấu ấy mà”. 

– Tiền đâu, đưa đây cho tao! 

Trưa hôm ấy, khi bố tôi về tôi đã ấm ức kể hết với bố: Nào là nó đã lấy tiền của tôi, tôi bảo nó còn chối và không đưa cho tôi. Bố tôi nghe vậy chắc giận lắm vì lâu nay bố vẫn nghiêm khắc với khuyết điểm. Bố gọi nó xuống rồi hỏi nó, vẻ giận dữ: 

– Hùng! Tại sao con lại lấy tiền của chị? 

– Con không lấy… không lấy mà bố – Nó lấm lét nhìn bố giọng có vẻ oan ức lắm. 

– Không lấy thì ai vào đấy?

Đứng ở trong bếp tôi cũng thấy thương nó một ít nhưng vì sự ghen tức với nó bấy lâu nên tội lại thấy rất hả hê. Vừa lúc ấy mẹ tôi đi làm về, mẹ khẽ hỏi tôi: 

– Có chuyện gì mà bố con có vẻ mặt không vui vậy. 

– Dạ, bởi em Hùng lấy tiền của con, bố giận nên đánh cho em một trận. – Vậy à? 

Thế rồi mẹ vội vã dựa xe ngoài sân để vào nhà. Mẹ bỗng gọi tôi: 

– Thanh ơi có phải tiền của con đây không? Tờ 10.000 đồng mới cứng rơi ở ngoài sân đây này. 

Tôi giật mình và chợt nhớ lại: “Ừ nhỉ! Bây giờ mình mới nhớ ra, lúc đó mình kẹp tiền vào quyển vở rồi ra sân học bài đã đánh rơi, thế mà mình cứ đinh ninh rằng ở trong bao kiểm tra”. Và tôi chợt nhớ lại mình đã nói với em thế nào, đã hả hê vô cùng khi em bị đánh. Một sự hối hận dâng lên trong tôi. Tôi vội vã chạy lên nhìn đứa em trai bé bỏng của tôi và nói lời xin lỗi. Em tôi đã không những trách mắng gì tôi mà còn chạy lại ôm lấy tôi. Tôi cảm thấy ăn năn vô cùng, xấu hổ với em vô cùng.

Kể từ lần đó tôi đã thay đổi thái độ đối với em tôi. Hai chị em chúng tôi rất yêu thương nhau, tôi nào cũng nô đùa với nhau một lúc rồi mỗi đứa lại ngồi vào bàn học riêng. Cũng từ lần đó mà tôi lại nhận ra em trai tôi tuy nhỏ nhưng đã có tấm lòng cao thượng, tôi lại càng xấu hổ và tự đó tôi đã thay đổi để làm một người chị gương mẫu, yêu thương em hơn.

8 tháng 9 2016

Tôi nhớ mãi hình ảnh mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn như nhìn vô định vào chốn xa xôi. Đó là khi mẹ buồn vì tôi mắc lỗi. Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình hạnh phúc. Bố tôi là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Thế là mẹ tôi vừa là mẹ vừa là cha vừa là bạn của tôi. Mẹ chăm sóc chu đáo và dành tình yêu thương nhiều gấp bội những người mẹ bình thường như để bù đắp cho tôi sự thiếu thốn tình cảm của cha. Bố vắng nhà nên mẹ nuôi dạy tôi rất vất vả, vừa phải lo việc nhà mẹ còn lo công việc ở trường học. Mẹ tôi là cô giáo dạy văn. Mẹ lúc nào cũng mong tôi nên người, vững vàng ngay thẳng như cha. Vì thế, trước những lời nói dối của tôi, lòng mẹ đau đớn lắm, dường như bao hi vọng tin tưởng ở tôi bị tan vỡ… Lần đó đi chợ cùng mẹ, tôi rất thích con búp bê bằng vải. Nó đẹp lắm nên giá hơi mắc. Tôi nghĩ với điều kiện của gia đình mình hiện nay chắc mẹ sẽ không đồng ý mua cho. Tôi buồn bã ra về mà không dám hỏi mẹ. Về nhà, tưởng rằng tôi sẽ quên ngay nhưng hình ảnh con búp bê xinh xắn, đáng yêu ấy cứ chờn vờn trong suy nghĩ của tôi. Tôi còn nằm mơ thấy nó bên tôi, nằm cạnh tôi khi ngủ nhưng lúc tỉnh dậy, tôi lại hoàn toàn thất vọng. Thế là tôi nghĩ cách để có được con búp bê ấy. Tôi có một con lợn đất đựng tiền tiết kiệm. Mỗi dịp Tết được tiền mừng tuổi hay được điểm mười mẹ thưởng, tôi đều gửi vào “ngân hàng” lợn đất. Đã được hơn một năm chắc chú lợn cũng mập mạp. Nghĩ vậy, tôi tìm cách lấy tiền từ trong đó ra, từng chút từng chút một để mẹ không nghi nghờ. Đến một ngày, tôi đã đủ số tiền để có thể mua em búp bê về. Tôi vui lắm, chạy ngay đến cửa hàng và hân hoan đón lấy em búp bê từ tay cô chủ. Em búp bê đã thật sự là bạn của tôi. Giấc mơ ngày nào đã thành hiện thực. Nhưng vì sợ mẹ biết nên tôi giấu em vào tủ quần áo, thỉnh thoảng mẹ vắng nhà tôi mới đem ra chơi. Một hôm, đi học về tôi giật mình hoảng hốt khi thấy tủ quần áo bị lục tung. Thì ra mẹ dọn đồ để chuẩn bị cho mùa đông sắp đến. Nhìn mãi tôi không thấy em búp bê đâu cả, hay mẹ đã phát hiện ra và tức giận ném đi rồi. Nghĩ vậy nên nước mắt tôi cứ chực trào ra. Đang loay hoay đi tìm thì thấy mẹ từ dưới nhà lên cầm trong tay con búp bê. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Nhưng ngay lập tức, cảm giác lo sợ lại xâm chiếm tôi. Mẹ đã biết em búp bê, tôi phải làm thế nào đây. Tôi lại phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sắp tới của mẹ. Quả như thế, mẹ hỏi tôi về em búp bê. Tôi nói đó là đồ chơi của bạn cùng lớp mà tôi mượn. Mẹ không hỏi thêm gì nữa. Nhưng trên đời này không có gì là bí mật cả. Hôm sau, mẹ hỏi tôi về con lợn đất. Mẹ định lấy tiền ở trong đó ra mua cho tôi một cái áo rét mới vì áo của tôi đã cũ quá rồi. Giật mình lo sợ, tôi vội vàng ngăn mẹ, nói rằng không cần áo mới. Mẹ ngạc nhiên nhìn tôi bởi mới hôm nào tôi còn nằng nặc đòi mua áo. Trước sự khẩn khoản của tôi, mẹ đồng ý không lấy tiền nữa. Nhưng cũng sau hôm đó, tôi thấy mẹ buồn buồn. Có những lúc mẹ thở dài ảo não. Lúc đó, nhìn mẹ già và thật đáng thương. Có đêm ngủ, tôi chợt tỉnh giấc đưa tay tìm mẹ mà không thấy. Giật mình tôi nhìn bóng mẹ in trên tường. Cái bóng xiêu vẹo, đổ nghiêng như cuộc đời vất vả của mẹ. Rồi tôi thấy người mẹ nhẹ run lên, mẹ khóc. Mẹ vừa khóc vừa nói một mình. Tôi cố lắng tai nghe… “Mình ơi, tôi thật có lỗi khi nuôi con không tốt. Nó đã nói dối tôi mình ạ…” Trời ơi. Mẹ của con. Mẹ đã biết con nói dối từ bao giờ mà vẫn lặng thinh thế. Mẹ đã chịu đựng câm nín một mình ư. Lẽ ra mẹ cứ mắng con, cứ đánh con chứ. Sao mẹ lại khóc một mình thế… Nỗi đau đớn của mẹ cũng làm tan nát cõi lòng con. Chỉ vì con mà mẹ khổ. Đêm hôm đó tôi đã thức cùng mẹ đến sáng. Chiều hôm sau đi học về, tôi quyết định sẽ nhận lỗi với mẹ. Bước chân vào phòng, tôi bắt gặp hình ảnh dáng mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn nhìn xa xăm như vào chốn vô định… Nhìn mẹ như vậy tôi suýt bật khóc. Bao nhiêu hồi hộp, sợ hãi trong tôi tan biến mất. Lúc này đây trong tôi chỉ còn tình yêu đối với mẹ và lòng dũng cảm mà thôi. Tôi tiến lại gần và gọi “Mẹ”. Mẹ đang khóc, lau vội nước mắt quay lại nhìn tôi. Mẹ kéo tôi lại gần, ôm tôi vào lòng và xoa đầu tôi như thuở bé. Tôi ôm chặt mẹ và không thể kìm nén cảm xúc của mình, tôi bật khóc “Mẹ ơi, con… con… con xin lỗi mẹ. Con…”. Không để tôi nói hết câu, mẹ ngăn lại “Con yêu của mẹ. Con không phải nói gì nữa. Mẹ đã biết tất cả rồi. Con của mẹ mà mẹ không hiểu sao. Con nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa là tốt rồi. Mẹ sẽ không cho ba con biết chuyện này đâu, để ba con yên tâm công tác. Vì đây là lần đầu nên mẹ con mình xí xóa nhé. Mẹ cũng thật buồn vì không thể lo đủ cho con…”. “Không. Mẹ ơi, biết thế nào là đủ ạ. Con chỉ cần tình yêu mẹ dành cho con thôi”. Hai mẹ con tôi ôm nhau thật chặt. Lần đầu nói dối và cũng là lần đầu tôi làm mẹ đau khổ. Dáng mẹ buồn như đã khắc sâu vào tâm khảm tôi mà mỗi lần nhớ lại tôi thấy lòng mình đau nhói. Nhờ có mẹ, tôi đã xác định được mục tiêu của mình là phải sống vững vàng và ngay thẳng giống như cha của tôi. 
Học tốt !Nabi Rain

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Câu chuyện được kể từ góc độ của một người trong cuộc khiến cho câu chuyện trở nên chân thật hơn. Người kể chuyện lúc này không phải là người kể chuyện toàn tri, biết tất cả mọi việc. Người đọc được dẫn dắt theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc, cũng khám phá như nhân vật trong cuộc, bất ngờ như nhân vật trong cuộc.

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất là một nhà khoa học sẽ cho người đọc có những suy luận cùng văn bản một cách lô-gíc hơn. Câu chuyện được kể lại từ một nhân vật có hiểu biết, điềm tĩnh, dễ đi vào lòng người đọc hơn so với các nhân vật khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Khi đổi vị trí các câu văn trong cả đoạn 1 và đoạn 2, em thấy đoạn văn trở lên lộn xộn, thiếu logic, không xây dựng được nội dung của đoạn văn muốn diễn đạt.