K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2018

Câu 1 Văn bản và mục đích giao tiếp

a. Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm cần dùng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b. Để biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng một cách đầy đủ, trọn vẹn phải xác định rõ mục đích giao tiếp, lập văn bản có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, biểu đạt phù hợp.

c. Câu ca dao được sáng tác để truyền đạt một tư tưởng, một lời khuyên. Nói lên lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình trong mọi hoàn cảnh. Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần bền-nền, nội dung biểu đạt. Câu ca dao biểu đạt trọn vẹn ý và có thể coi là một văn bản.

d. Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản. Vì nó có chủ đề cụ thể, có liên kết, bố cục rõ ràng, có cách diễn đạt phù hợp.

đ. Bức thư em viết cho bạn bè, người thân là một văn bản có chủ đề, nội dung.

e. Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối, thiếp mời,… đều là văn bản. Ngoài ra có bài tập làm văn, thư cảm ơn, một bài thuyết trình,… cũng là văn bản.

Câu 2 : Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

TTKiểu văn bản, phương thức biểu đạtMục đích giao tiếpVí dụ

1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy,…
2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người Tả người, tả cảnh sinh hoạt,…
3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Thơ trữ tình, ca dao,…
4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận Tục ngữ,…
5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất; phương pháp Bài giới thiệu danh lam thắng cảnh,…
6 Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người. Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời,...

Bài tập (trang 17 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố (Hành chính - công vụ)

- Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá (Tự sự )

- Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu (Miêu tả)

- Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội (Thuyết minh)

- Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá (Biểu cảm)

- Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người. (Nghị luận)

20 tháng 8 2017

Bạn tham khảo nha :

1. Văn bản và mục đích giao tiếp a) Em làm thế nào khi cần biểu đạt một điều gì đó cho người khác biết? Khi cần biểu đạt một điều gì đó (một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ...) cho người khác biết thì ta dùng ngôn ngữ nói hoặc viết (có thể một câu hoặc nhiều câu). b) Chỉ dùng một câu có thể biểu đạt một cách trọn vẹn, đầy đủ, rõ ràng tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình cho người khác biết được không? Một câu thường mang một nội dung nào đó tương đối trọn vẹn. Nhưng để biểu đạt những nội dung thực sự đầy đủ, trọn vẹn một cách rõ ràng thì một câu nhiều khi không đủ. c) Làm cách nào để có thể biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình? Phải dùng văn bản để biểu đạt thì mới đảm bảo cho người khác hiểu được đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm của mình. d) Đọc kĩ câu ca dao sau: Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai Hãy suy nghĩ để trả lời: - Câu ca dao này được sáng tác nhằm mục đích gì? - Nó nói lên điều gì (chủ đề)? - Câu 6 và câu 8 trong câu ca dao này quan hệ với nhau như thế nào? Chúng liên kết về luật thơ và về ý với nhau ra sao? - Câu ca dao này đã biểu đạt được trọn vẹn một ý chưa? - Có thể xem câu ca dao này là một văn bản không? Gợi ý: Câu ca dao này được sáng tác nhằm khuyên nhủ con người, với chủ đề giữ chí cho bền. Về luật thơ, vần (bền - nền) là yếu tố liên kết hai câu 6 và 8. Về ý nghĩa, câu 8 nói rõ giữ chí cho bền là thế nào: là vững vàng, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. Quan hệ liên kết ý ở đây là giải thích, câu sau làm rõ ý cho câu trước. Câu ca dao này là một văn bản. đ) Vì sao có thể xem lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là một văn bản? Lời thầy (cô) hiệu trưởng phát biểu trong lễ khai giảng năm học là một văn bản (nói) vì: - Nó gồm một chuỗi lời - Có chủ đề: Thường là nêu thành tích, hạn chế trong năm học vừa qua, đề ra và kêu gọi thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học mới. - Các bộ phận của bài phát biểu liên kết chặt chẽ với nhau theo chủ đề và cách diễn đạt. e) Em viết một bức thư cho bạn bè, có phải là em tạo lập một văn bản không? - Bức thư cũng là một dạng văn bản viết. Nó có chủ đề và thường là thông báo tình hình của người viết, hỏi han tình hình của người nhận; - Vì vậy, viết thư cũng có nghĩa là tạo lập một văn bản. g) Bài thơ, truyện kể (có thể là kể bằng miệng hoặc bằng chữ viết), câu đối có phải là văn bản không? Bài thơ, truyện kể - truyền miệng hay bằng chữ viết, câu đối đều là văn bản. h) Đơn xin (hay đề nghị,...), thiếp mời có phải là văn bản không? Đơn xin (hay đề nghị,...), thiếp mời cũng là những dạng văn bản. Như vậy, thế nào là văn bản? Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản a) Với những mục đích giao tiếp cụ thể khác nhau, người ta sẽ phải sử dụng những kiểu văn bản với những phương thức biểu đạt khác nhau sao cho phù hợp. Dưới đây là sáu kiểu văn bản tương ứng với sáu phương thức biểu đạt, em hãy lựa chọn mục đích giao tiếp cho sẵn để điền vào bảng sao cho phù hợp. - Các mục đích giao tiếp: + Trình bày diễn biến sự việc; + Tái hiện trạng thái sự vật, con người; + Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận; + Bày tỏ tình cảm, cảm xúc; + Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp; + Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.
TT Kiểu văn bản - phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp
1 Tự sự (kể chuyện, tường thuật)
2 Miêu tả
3 Biểu cảm
4 Nghị luận
5 Thuyết minh
6 Hành chính - công vụ
b) Với các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng: - Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố;

- Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá;

- Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu;

- Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội;

- Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá;

- Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người.

Gợi ý trả lời: Sắp xếp các tình huống giao tiếp đã cho vào bảng trên, ta có thứ tự lần lượt là: (6), (1), (2), (5), (3), (4).

7 tháng 9 2016

a. Tự sự 

b. Miêu tả c. Nghị luận d. Biểu cảm e. Thuyết minh

 
7 tháng 9 2016

kcjTrần Ngọc Tiến

Với soạn bài Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề. 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Thái độ đối với các bạn bắt nạt: 

+ phê bình rất thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát, mạnh mẽ chuyện bắt nạt (Bắt nạt là xấu lắm; Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt; Vẫn không thích bắt nạt / Vì bắt nạt rất hôi!...) 

+ nhưng vẫn cởi mở, thân thiện (trò chuyện, tâm tình với các bạn bắt nạt: Đừng bắt nạt, bạn ơi; những câu hỏi dí dỏm, hài hước: Sao không trêu mù tạt? ; Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay? …) 

- Thái độ đối với các bạn bị bắt nạt: 

+ gần gũi, tôn trọng, yêu mến (Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ.) 

+ sẵn sàng bênh vực (Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu thích bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.) 

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 8 lần. 

- Tác dụng: Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ. Việc lặp lại cụm từ “đừng bắt nạt” đã nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,… 

Câu 3*. (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói chuyện bắt nạt bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện. 

- Những biểu hiện của tiếng cười: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Đối diện tử thách đi? , Sao không trêu mù tạt? , Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hốp cho hay? Vì bắt nạt dễ lây, Vì bắt nạt rất hôi!...) 

- Tác dụng: Không chỉ khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung. 

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Lựa chọn cách xử lí tình huống phụ hợp. Cụ thể: 

+ Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình? 

+ Tình huống chứng kiến chuyện bắt nạt: Em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình, hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt? 

+ Tình huống mình là kẻ bắt nạt: Em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó là hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt?

1. Nghĩa của từ

Câu 1. Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

  • biến hóa: thay đổi (thường về hình thức)
  • giáo hóa: dạy dỗ, sửa đổi cho tốt lên
  • công nghiệp hóa: nâng cao tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế….

Câu 2. Hãy đặt câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

- Giải nghĩa:

  • đơn điệu: ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán
  • kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy
  • cốt lõi: điều quan trọng nhất, mang tính quyết định

- Đặt câu:

  • Bộ áo này có họa tiết khá đơn điệu.
  • Hùng rất kiên nhẫn khi gặp phải bài toán khó.
  • Điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống.

2. Biện pháp tu từ

Câu 3. Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Biện pháp so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh của tiếng bước chân - giống như tiếng nhạc định hướng cho cáo bước ra khỏi hang. Qua đó tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của tình bạn giúp con người cảm nhận được bằng trái tim, vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

Câu 4. Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Cảm hóa mình đi”. Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này, cho biết tác dụng của chúng?

  • “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”
  • “Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…
  • “Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…”

=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa được gửi gắm qua những lời thoại. Đó là tình bạn phải được cảm nhận bằng trái tim, trách nhiệm với tình bạn của chính mình.

3. Từ ghép và từ láy

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Gợi ý:

Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

II. Bài tập ôn luyện thêm

Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ sau: cẩu thả, tuềnh toàng, du khách, triền miên.

Gợi ý:

  • cẩu thả: không cẩn thận, chỉ qua quýt cốt cho xong.
  • tuềnh toàng: đơn sơ, trống trải.
  • du khách: những người đến tham quan, du lịch.
  • triền miên: liên tục và kéo dài dường như không dứt.

Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(Ca dao)

Gợi ý:

  • So sánh: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn chảy ra.
  • Tác dụng: khẳng định công lao to lớn của cha mẹ sánh ngang núi Thái Sơn, nước trong nguồn.