K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2018

Những cây còn lại sẽ như thế nào? Tại sao cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh?

Trả lời:

+Cây số 1 thiếu ánh sáng vì bị đặt nơi tối, ánh sáng không thể chiếu vào được.

+Cây số 2 thiếu không khí vì lá cây đã được bôi một lớp keo lên làm cho lá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí với môi trường.

+Cây số 3 thiếu nước vì cây không được tưới nước thường xuyên. Khi hút hết nước trong lớp đất trồng, cây không được cung cấp nước.

+Cây số 5 thiếu chất khoáng có trong đất vì cây được trồng bằng sỏi đã rửa sạch.

(Học lớp 6 rồi mà còn hỏi Khoa học 4 hả bạn )

19 tháng 6 2018

Trả lời:

+ Cây số 1 thiếu ánh sáng vì bị đặt nơi tối, ánh sáng không thể chiếu vào được.

+ Cây số 2 thiếu không khí vì lá cây đã được bôi một lớp keo lên làm cho lá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí với môi trường.

+ Cây số 3 thiếu nước vì cây không được tưới nước thường xuyên. Khi hút hết nước trong lớp đất trồng, cây không được cung cấp nước.

+ Cây số 5 thiếu chất khoáng có trong đất vì cây được trồng bằng sỏi đã rửa sạch.

17 tháng 12 2016

_ Phương pháp thủa canh không có đất cây vẫn phát triển được bình thường vì:

+ Thủy là nước,thủy canh tức là canh tác trên môi trường nước.Những cây con được trồng sinh trưởng trên một dung dịch có đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây có thê phát triển một cách khỏe mạnh,và không cần dùng đến đất.Những loại dung dịch có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết để cây sinh trưởng phát triển tốt.

_ Ưu điểm:

+ Khi trồng rau bằng phương pháp thủy canh không cần quan tâm đến việc chuẩn bị đất trồng hay phân bón,cày bừa vun xới…
+Công nghệ trồng rau thủy canh giúp bạn sẽ không phải tưới nước hàng ngày mà trồng được nhiều vụ trên năm
+ Không tốn công nhổ cỏ hay là phun thuốc trừ sâu
+Công nghệ thủy canh cho năng suất rau cao hơn từ 30-40%
+ Do trồng rau bằng dung dịch dinh dưỡng và không sử dụng chất kích thích hay thuốc sâu
+ Công nghệ thủy canh không gây ô nhiễm cho môi trường,tiết kiệm diện tích trồng rau phù hợp với mọi gia đình

22 tháng 10 2016

Bài 1: *)Tế bào thực vật gôm nhưng thành phần chủ yếu là: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và ngoài ra còn có không bào.

*) Chức năng của nhưng thành phần là:

- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định

- Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),….
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào,
- Không bào: chức dịch tế bào.

Bài 2: Chúng ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa là do nếu thu hoạch chậm thì đã có 1 phần chất hữu cơ từ củ chuyển lên hoa để tạo ra các bộ phận của hoa => Chất lượng của củ sẽ bị giảm đi.

Bài 3: *) Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa để cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá đẻ chúng phát triển.

*) Người ta thường bấm ngọn cho những cây ăn quả và không bấm ngọn cho những cây lấy gỗ, lấy sợi.

Bài 4:​ Các loại rễ biến dạng:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

Bài 5: Trong làm nhà thì người ta thường chọn phần ròng của thân cây vì phần này gồm những tế bào chết, có vách dày và rắn chắc, có khả năng nâng đỡ và chịu lực tốt.

 

22 tháng 10 2016

1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Nêu chức năng của những thành phần đó.

=>Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần:

* Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

* Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài chất tế bào.

* Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa nhiều các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

* Nhân: Thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.

2. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?

=> Tại vì:

- Chất dự trữ trong củ được dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, kết quả.

- Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ bị giảm.

3. Tại sao người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa? Người ta thường bấm ngọn những cây gì? Còn những cây nào không nên bấm ngọn?

=>- Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa vì làm như vậy để cây không cao lên được nữa, do đó chất dinh dưỡng sẽ dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển làm tăng năng suất thu hoạch.

- Những cây người ta hay bấm ngọn là: Cây bông, mướp, bầu, bí.......

- Những cây người ta không nên bấm ngọn là: Cây lúa, đay, gai, bắp, cây lấy gỗ.....

4. Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng, nêu đặc điểm và chức năng của chúng đối với cây?

=> Các loại rễ biến dạng là:

* Rễ củ: Rễ phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây.

VD: Cây sắn, cà rốt, khoai lang................

* Rễ móc: Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp cây leo lên.

VD: Cây trầu không, hồ tiêu..............

* Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất giúp cây hô hấp không khí.

VD: Cây bầm, mắm, bụt mọc.......................

* Giác mút: Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.

VD: Cây tầm gửi, cây tơ hồng..................

6. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?

=> Người ta thường chọn phần ròng của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt.

- Tại vì phần ròng rắn chắc hơn phần dác, nằm ở phía bên trong, gồm các tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ.

****************************Chúc bạn học tốt***************************

 

 

28 tháng 12 2020

Không có cây xanh thì không  sự sống ngày nay trên Trái Đất: ... – Cây xanh quang hợp tạo ra khí O2 và hấp thụ khí CO2 góp phần duy trì nồng độ các chất khí trong khí quyển phù hợp nhu cầu của mọi cơ thể sống trên Trái Đất.

28 tháng 12 2020

vì cây xanh vào ban ngày thả ra khí oxi

5 tháng 1 2021

1.

Chiết cành tạo ra rễ trên vỏ li be của cành chiết.

2.

Hoa thụ phấn nhờ gió thường có kích thước nhỏ giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. 

3.

Những cây lá không có màu xanh có diệp lục vì:

Trong lá cây vẫn có đủ 2 nhóm sắc tố là carotenoit và diệp lục; tuy nhiên, nhóm sắc tố phụ là carotenoit chiếm ưu thế hơn nên đã che khuất nhóm sắc tố diệp lục

Bài tập:  1. Quan sát các cây trong sân trường hoặc trong vườn nhà em, xác định chúng thuộc những loại thân nào? 2. Bài tập tự viết: Em hãy tự tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống trong bài dưới đây:  Nhà tôi trồng 1 cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, thấy rõ thân cây gồm: ............................. Những cành mướp với nhiều lá to,...
Đọc tiếp

Bài tập: 

1. Quan sát các cây trong sân trường hoặc trong vườn nhà em, xác định chúng thuộc những loại thân nào?

2. Bài tập tự viết: Em hãy tự tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống trong bài dưới đây: 

Nhà tôi trồng 1 cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, thấy rõ thân cây gồm: .............................

Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ ..................... và những chùm hoa mướp vàng phát triển từ .................

Chưa đầy hai tháng cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho tôi ............ thật ngon.

Có bạn hỏi, cây mướp là loại thân gì? Nó là ........................, có cách leo bằng ..................... khác với cây mồng tơi trong vườn nhà cũng là ................ nhưng lại leo bằng ................

8
30 tháng 3 2017

1.

- Thân gỗ: cam, bưởi, mít, vải, nhãn.

- Thân cột: Cau, dừa.

- Thân cỏ: lúa, ngô, hoa huệ, dong,..

- Thân leo bằng thân quấn: đậu ván, sắn dây, nho, mồng tơi.

- Thân leo bằng tua cuốn: bầu, mướp, bí,...

- Thân bò: Rau má, cây lá lốt.

30 tháng 3 2017

Nhà tôi trồng một cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, thấy rõ thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ chồi lá và những chùm hoa mướp vàng phát triển từ chồi hoa
Chưa đầy hai tháng cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho tôi quả thật ngon.
Có bạn hỏi, cây mướp thuộc loại thân gì? Nó là thân leo, có cách leo bằng tua cuốn khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là thân leo nhưng lại leo bằng thân quấn

27 tháng 12 2020

cây xanh cung cấp oxi

27 tháng 12 2020

cây xanh cung cấp oxi, chất hữu cơ và khí õi của cây rất cần thiết cho hầu hết mọi sự sống trên trái đất

1) đặc điểm chung của thực vật ? Nêu điểm khác nhau co bản giữa thực vật và động vật ?2) kể tên thành phần cấu tạo của tế bào thực vật ? thành phần nào chỉ có ở thực vật ?3) tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia ?không có câu bốn câu bốn mình biết giải5) giai đoạn nào của cây lúa cần nhiều phân đạm ?6) cấu tạo ngoài của thân ?7) thân to ra do đâu ?8) lá...
Đọc tiếp

1) đặc điểm chung của thực vật ? Nêu điểm khác nhau co bản giữa thực vật và động vật ?
2) kể tên thành phần cấu tạo của tế bào thực vật ? thành phần nào chỉ có ở thực vật ?
3) tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia ?
không có câu bốn câu bốn mình biết giải
5) giai đoạn nào của cây lúa cần nhiều phân đạm ?
6) cấu tạo ngoài của thân ?
7) thân to ra do đâu ?
8) lá cây sử dụng nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột ?
9) không có cây xanh thì ko có sự sống ngày nay trên trái đất điều đó có đúng ko ?. Vì sao?
10) mỗi chúng ta có thể làm gì vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương?
11) vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quang hệ chặt chẽ với nhau ?
12) tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn ?
13) Ở địa phương em thường chiết cành đối với những loại cây nào ?
14) cách nhân giống nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất vì sao ?
15) bộ phận nào của hoa là quan trọng nhất vì sao ?
Giúp mình giải nha !hihi

10

Câu 7:

Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh – tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).

Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.

Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.

Câu 6:

1 ) Thân mang những bộ phận : Thân chính , cành , chồi ngọn , chồi nách .
2 ) Điểm giống nhau giữa thân và cành là : Đều có ngọn , lá
3) Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành : nằm ở đầu thân và cành
4) Vị trí của chồi nách : Nằm dọc thân và cành

14 tháng 12 2016

1. - đặc điểm chung của thực vật : có thể tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên , sinh sản , phản ứng chậm với các kích thích của môi trường và không thể di chuyển.

-điểm khác nhau:

+ thực vật có chất diệp lục còn động vật không có

+thực vật phản ứng chậm với các kích thích của môi trường và động vật phản ứng rất nhanh

+ đa số thực vật không thể di chuyển còn động vật phản ứng rất nhanh

26 tháng 8 2021

1. Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau thì trường hợp nào chúng hút nhau? Trường hợp nào chúng đẩy nhau?

=>  Xung quanh nam châm có từ trường, từ trường tạo thành hình vòng cung và đi từ cực bắc đến cực nam của nam châm. Vậy nếu để hai cực cùng dấu (2 cực nam hoặc 2 cực bắc) của hai nam châm đối diện với nhau, thì hướng đi của hai từ trường cũng hướng vào nhau, tức mũi tên chỉ hướng đi của hai nam châm quay ngược hướng với nhau, từ trường không thể gặp nhau dẫn đến hai nam châm sẽ đẩy nhau.

Ngược lại, nếu đặt cực bắc của nam châm này đối diện với cực nam của nam châm kia thì mũi tên chỉ hướng đi của hai từ trường sẽ cùng chỉ về một hướng, lúc này từ trường sẽ như một sơi dây vô hình kéo hai nam châm lại gần nhau, vì thế hai cục nam chấm đặt trái dấu sẽ hút nhau.

Từ trường trong nam châm vô hình nên chúng ta không thể quan sát được, để thấy rõ từ trường hoặc quan sát nguyên nhân dẫn đến nam châm cùng cực đẩy nhau, trái cực hút nhau bạn có thể dùng mạt sắt rải xung quanh nam châm sẽ thấy chúng tạo nên hình ảnh của từ trường nam châm đấy nhé. Đây cũng là cách làm quen thuộc tại các trường học để thí nghiệm tính chất của nam châm.

26 tháng 8 2021

2. Khi bị đun nóng thì đường có bị biến đổi thành chất khác không?

 Trả lời 

=> Ở nhiệt độ đun sôi các loại đường đơn giản không có biến đổi đáng kể