K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2018

VD: Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người thông minh, dũng cảm, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đó là tấm gương sáng để chúng em noi theo.

16 tháng 5 2022

win

6 tháng 4 2022

Cuộc sống sẽ ra sao nếu con người ai cũng nhút nhát không dám làm, không dám thể hiện mình? Có thể thấy, dũng cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người nói riêng và đối với cuộc sống nói chung. Dũng cảm đó là một tinh thần vượt qua tất cả những khó khăn và thử thách dám vượt qua và vững bước trên cuộc sống này. Đó là điều tạo nên những giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Dũng cảm còn là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Trong xã hội có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần sự cứu giúp, lòng dũng cảm sẽ giúp con người hành động thiết thực, giải thoát họ khỏi tình huống đó. Nếu trong cuộc sống con người ai cũng có lòng dũng cảm, nghĩa hiệp thì sẽ có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, tạo nên một cuộc sống văn minh, đẹp đẽ hơn. Lòng dũng cảm đi cùng với tình yêu thương đồng loại, nếu thấy chết mà không cứu, thấy khó khăn mà không giúp thì đó là một con người vô cảm, hèn nhát, lạnh lùng cần bị xã hội đào thải. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Lại có những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống… Là một học sinh, mầm non tương lai của đất nước, ngay từ hôm nay chúng ta hãy rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm để có thể đương đầu với khó khăn, sóng gió trong tương lai sau này. Cuộc sống không trải hoa hồng đón những người hèn nhát, việc bạn phấn đấu hôm nay sẽ là quả ngọt cho ngày mai.

sai thì khỏi k nha

6 tháng 4 2022

Những ngày mưa lũ ở quê em, nước sông dâng cao gây ngập các ao hồ nuôi cá, tôm. Cá vì vậy mà tràn ra ngoài rất nhiều, đặc biệt là ở các kênh mương. Điều này khiến cho những hộ gia đình có ao hồ bơi thiệt hại rất lớn. Mặt khác, một số người dùng kích điện để đánh bắt cá tôm đem bán nhằm kiếm thêm thu nhập.

Hôm đó, như thường lệ, chú Huy cũng ra đồng, đến các kênh mương đánh cá. Khi chú đưa hai đầu của chiếc sào có dòng điện chạy qua xuống nước thì các loài cá tôm và những động vật xung quanh vùng điện giật gây tê liệt rồi chết đi. Sau đó, chú dùng vợt vớt cá lên bỏ vào giỏ của mình.

Bên kia mương, chú Mai kéo điện từ nhà ra tới bờ mương để bắt cá. Tôi rất lo sợ, vì qua bài học cô giáo giảng, em biết được rằng việc đánh bắt cá bằng dụng cụ kích điện là vô cùng nguy hiểm. Tôi cố lấy hết dũng cảm đến và nói với hai chú:

- Dạ thưa chú, cháu nghĩ các chú không nên đánh bắt cá bằng các dụng cụ như thế này ạ.

Chú Giang ngước lên, nhìn tôi bằng vẻ cảnh cáo rồi bảo:

- Để yên cho chú làm, cháu đừng cản như thế, không hay đâu.

Tôi gắng giải thích:

- Chú ạ, chú biết không, nước và đất thuộc hai loại môi trường có khả năng dẫn điện. Nên lỡ mà nguồn điện có hở khi đang trong quá trình đánh bắt, nguồn điện phóng ra rất dễ gây suy tim..

Chưa kịp để tôi nói xong, chú Giang ngắt lời:

- Mày đừng nói gở, thằng nhóc con này.

Chú Kiểm bên cạnh nghe thế , bèn nói:

- Để cho cháu nó nói hết xem nào

Tôi tiếp lời:

- Khi dùng kích điện đánh bắt, không chỉ cá tôm bị giết mà còn những loài sinh vật có lợi cho môi trường cũng bị tiêu diệt, gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến hệ sinh thái và môi trường lắm các chú ạ. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành điều luật nghiêm cấm việc dùng kích điện đấy ạ.

Rồi tôi thêm kể một vài trường hợp trên báo đài đưa tin tử vong vì đánh bắt cá.

Các chú dần hiểu ra, rồi dừng lại hành động của mình, lên bờ mương vỗ vai tôi mà nói:

- Thằng bé này được đấy, ngoan ngoãn lại còn biết bảo vệ môi trường, bảo vệ những người xung quanh mình. Chú rất cảm kích vì những lời cháu nói. Từ nay các chú sẽ ngưng dùng việc này lại.

Rồi cả hai chú và tôi nữa cùng vận động, tuyên truyền, giải thích cho bà con trong thôn, trong xóm hiểu và ý thức hơn để tránh tình trạng đánh bắt cá bằng kích điện.

Tôi rất vui vì việc làm của mình được mọi người ủng hộ, đồng tình. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều hiểu và chúng tay góp sức để bảo vệ chính mình, bảo vệ nguồn thủy sản cho môi trường, cho chính chúng ta.

25 tháng 8 2019

Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ. Nhưng bên cạnh vẻ nhân từ đó, ông còn là một người rất dũng cảm. Trước sự hung hăng, hung dữ của tên cướp biển, ông vẫn tỏ ra điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy, ông đã khuất phục được tên cướp biển.

1 tháng 5 2018

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc chúng ta đã có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Những anh vệ quốc quân, giải phóng quân đã trở thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm.

Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người. Bởi trong cuộc đời mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách. Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù … và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình. Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm. Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề “thượng khẩn”. Chị Trần thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của giặc. Trước những khó khăn, hiểm nguy, con người vẫn quyết tâm làm việc, hoàn thành nhiệm vụ, đó là dũng cảm. Dũng cảm là sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục đích đề ra.

Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm. Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn… Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân mình còn khó khăn hơn nhiều. Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình. Không đủ nghị lực để vượt qua khó khăn đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trở nên nghiện ngập, trộm cắp… Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để sửa chữa sai lầm mà bao người ngày càng dấn sâu vào con đường tội lội để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn.

​Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm. Đó là một phẩm chất của những người anh hùng, làm nên những tấm gương anh dũng, song đó cũng là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người. Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt.

1 tháng 5 2018

mk cho ban biet cau cam va cau khien roi tu ban viet thanh van nha

cau khien: hay noi guong theo ho, gianh ca tam long yeu nuoc ho to quoc than yeu nay!

cau cam: oi! ho that vi dai lam sao! ca cuoc doi chi gianh tron long yeu nuoc ho to quoc VN cua chung ta!

Thay hay nho k cho mk nha 

YEU BAN NHIEU LAM!

18 tháng 10 2017

Hùng Vương (chữ Hán: 雄王, chữ Nôm:𤤰雄), là cách gọi các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Hùng Vương thứ I là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2879 trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 trước công nguyên thì bị Thục Phán (An Dương Vương) chiếm mất nước.[1]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Lộc Tục cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi (anh trai Lộc Tục) là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.[2]

Kinh Dương Vương xuống Thủy phủ, lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước, còn Kinh Dương Vương không biết đi đâu. Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc, Đế Lai nhân thiên hạ vô sự mà đi chu du khắp nơi, đi qua nước Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, liền lưu con gái của mình là Âu Cơ ở lại đó.[3]

Lạc Long Quân trở về, thấy Âu Cơ xinh đẹp, liền biến hóa thành chàng trai phong tú mĩ lệ, Âu Cơ ưng theo, Lạc Long Quân liền rước nàng về núi Long Trang. Hai người ở với nhau một năm, sinh ra bọc trăm trứng, sinh ra trăm con trai anh dũng phi thường. Lạc Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ, Âu Cơ vốn là người Bắc quốc, nhớ nhà liền gọi Long Quân trở về. Âu Cơ nói với Lạc Long Quân:

Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với quân, sinh được một trăm con trai mà không gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng, không vợ, một mình vò võ.

Lạc Long Quân bảo rằng:

Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống tiên, người trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp mà lại có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con trai về Thủy phủ, phân trị các xứ, năm mươi con trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau.[3]

Âu Cơ cùng năm mươi con trai ở tại Phong Châu, tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương.[3]

Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?[4]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Con của Lạc Long Quân là Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô ở bộ Văn Lang, Phong Châu. Về bờ cõi, nước đông giáp biển Đông, tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), bắc đến hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung quốc), nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành.[5]

Hùng Vương sai các em trai phân trị, đặt em thứ làm Tướng võ, Tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, Tướng võ là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, quan Hữu ty gọi là Bố chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền nhau cho đến hiệu là Hùng Vương không đổi.[5]

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc Vương, người giúp việc là Lạc Tướng: đều dùng ấn đồng thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hận, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám chi.[6]

Ngoại giao[sửa | sửa mã nguồn]

Năm (2557-2258 TCN), năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu, Hùng Vương sai sứ sang, tặng vua Nghiêu con rùa thần, có lẽ hơn nghìn năm, mình rùa hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch (lịch rùa).

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Lạc Long Quân trị vì, nhà vua dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về vua tôi, tôn ti, có luân thường về cha con, vợ chồng.

Dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên tâu lại với Hùng Vương. Hùng Vương bảo rằng: Ở núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại. Bèn lấy mực xăm hình thủy quái ở thân thể, tránh được nạn giao long cắn hại. Tục xăm mình của Bách Việt bắt đầu từ đây.

Ban đầu do ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây soa đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm; lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cày, lấy nước cấy, đất trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm. Gác cây làm nhà để tránh hổ báo; cắt ngắn đầu để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm, nhà có người chết thì giã cối gạo để cho hàng xóm nghe chạy đến giúp. Trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu để làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới tương thông.[3]

Lúc bây giờ, vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc. Dân đều vẽ mình, uống nước bằng mũi, cùng nhau vui chơi vô sự[8]

— Lịch triều hiến chương loại chí

Dòng họ Hùng Vương[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép phần đầu tiên đặt tên là Kỷ Hồng Bàng thị, 3 tiểu mục là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương. Sách Lĩnh Nam Chích Quái đặt tên là Truyện Hồng Bàng.[9]

Lãnh thổ[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh thổ nước Văn Lang được sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam ngày nay.

Hùng Vương chia nước Văn Lang làm 15 bộ Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức, đóng đô ở bộ Văn Lang. Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận.

Mười lăm bộ theo sách Khâm định việt sử thông giám cương mục chép từ sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiên Túng:

Sơn Nam (bây giờ là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên) xưa là bộ Giao Chỉ. Sơn Tây xưa là bộ Chu Diên, bộ Phúc Lộc. Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh) xưa là bộ Vũ Ninh. Thuận Hóa (bây giờ là từ Hải Lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng Nam) xưa là bộ Việt Thường; An Bang (bây giờ là Quảng Yên) xưa là bộ Ninh Hải; Hải Dương xưa là bộ Dương Tuyền; Lạng Sơn xưa là bộ Lục Hải; Thái Nguyên, Cao Bằng xưa là bộ Vũ định nội ngoại; Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan; Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân; Hưng Hóa và Tuyên Quang xưa là bộ Tân Hưng; Còn hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách Tấn chí, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh. Sử cũ chua tức là nước Chiêm Thành, bây giờ là đất Bình Định.

Diệt vong[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cuối thời Hùng Vương, vua có người con gái vô cùng xinh đẹp. Thục Vương nghe tiếng, liền sai người đến cầu hôn. Hùng hầu can rằng, Thục vương chỉ lấy làm cớ hôn nhân để xâm lược mà thôi. Thục vương đem lòng oán giận. Về sau Hùng Vương gả con gái cho Sơn Tinh, Thục vương căm giận, căn dặn con cháu phải diệt nước Văn Lang.[10]

Cháu Thục vương là Thục Phán nối ngôi, có dũng lược, đem quân xâm lược Văn Lang. Hùng Vương có binh hùng tướng mạnh đánh bại Thục Phán. Hùng Vương bảo Thục Phán rằng: Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư?, rồi bỏ bê đất nước, chỉ lo ăn uống vui chơi. Khi quân Thục kéo sát đến nơi, vua còn say mềm chưa tỉnh. Tỉnh dậy, Hùng Vương cùng đường, thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng Thục Phán. Từ đây trong sử sách nước Việt bước sang kỷ mới gọi là Kỷ nhà Thục[10]

Sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh rất quái đản, chỉ tạm thuật lại để truyền lại sự nghi ngờ[10] .

Các vị vua[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm.[11] Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.

Theo Nguyễn Khắc Thuần trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" [12] thì 18 vị vua Hùng được liệt kê trong danh sách bên dưới. Tuy nhiên, ngay sau danh sách, tác giả cũng đưa ra nhận xét thuộc một trong hai quan điểm đang được các nhà sử học tạm chấp nhận: 18 vị vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Thậm chí con số 18 có thể chỉ nên hiểu là con số tượng trưng ước lệ, vì 18 là bội số của 9 - vốn là một số thiêng đối với người Việt.

  1. Kinh Dương Vương (涇陽王): 2879 TCN - ?. Huý là Lộc Tục (祿續).
  2. Hùng Hiền vương (雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君). Huý là Sùng Lãm (崇纜).
  3. Hùng Lân vương (雄麟王)
  4. Hùng Diệp vương (雄曄王)
  5. Hùng Hi vương (雄犧王) (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)
  6. Hùng Huy vương (雄暉王)
  7. Hùng Chiêu vương (雄昭王)
  8. Hùng Vĩ vương (雄暐王)
  9. Hùng Định vương (雄定王)
  10. Hùng Hi vương (雄曦王) (phần bên trái chữ "hi" 曦 là bộ "nhật" 日)
  11. Hùng Trinh vương (雄楨王)
  12. Hùng Vũ vương (雄武王)
  13. Hùng Việt vương (雄越王)
  14. Hùng Anh vương (雄英王)
  15. Hùng Triêu vương (雄朝王)
  16. Hùng Tạo vương (雄造王)
  17. Hùng Nghị vương (雄毅王)
  18. Hùng Duệ vương (雄睿王): ? - 258 TCN

Chú ý: "雄犧王" và "雄曦王" tuy đều đọc "Hùng Hi Vương" nhưng chữ "hi" trong hai tên gọi này khác nhau về tự dạng và ý nghĩa.

Di sản và ghi công từ đời sau[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.

Năm 1954, Hồ Chí Minh có buổi gặp mặt với binh lính các Trung đoàn Thủ Đô, trung đoàn 36, trung đoàn Tu vũ..., ông nói rằng: "Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước."[13]

27 tháng 10 2017

ban ghi van dai qua

2 tháng 2 2019

Giao thừa chính là giây phút kỳ diệu, thời khắc quan trọng nhất của một năm. Nó chính là giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.Chính vì vậy, mọi người luôn coi giao thừa là một khoảnh khắc vô cùng trọng đại những giờ mà người thân yêu trong gia đình sum vầy quây quần bên nhau chúc cho nhau một năm mới mạnh khỏe, an lành, hạnh phúc.

Khi tiếng chuông nhà thờ điểm 12 giờ báo hiệu năm cũ đã hết và những phút giây đầu tiên của năm mới đang gõ cửa tiếng pháo hoa nổ lên ở những nóc nhà xung quanh, tiếng vỗ tay hò reo của trẻ con hàng xóm.

Trong tiết trời mưa xuân lất phất bay, ông nội em thì lẩm nhẩm xít xoa cúng tổ tiên, còn ba mẹ em thì đang xúng xinh chuẩn bị bao lì xì để lát nữa đây khi gia đình quây quần bên mâm cơm gia đình ba mẹ sẽ đem ra mừng tuổi ông bà và lì xì cho tụi em nữa.

Sau màn bắn pháo hoa là những lời chúc tết của chủ tịch nước, rồi những bài hát mừng đảng mừng xuân thi nhau vang lên thông qua hệ thống phát thanh của xã. Gia đình em quây quần bên nhau. Mẹ em hạ mâm cỗ cúng gia tiên trong đó có mâm xôi đỗ và con gà trống còn nguyên miệng ngậm hoa hồng đỏ xuống, rồi dùng kéo cắt chia nhỏ thành từng miếng vừa miệng.

Cả gia đình em sum vầy bên nhau mỗi người ăn nắm xôi nhỏ và miếng thịt gà để lấy lộc. Ba em bắt đầu giây phút mà em mong chờ nhất đó chính là mừng tuổi. Trước tiên ba mừng tuổi ông bà nội mong cho ông bà sang năm mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu, cùng cả gia đình đón thêm nhiều giao thừa nữa. Rồi tới lượt anh em em, ban chúc chúng em học giỏi, mạnh khỏe, giúp đỡ bố mẹ nhiều việc nhà hơn.

Em cầm bao lì xì của ba lòng tràn đầy phấn khởi, tò mò không biết năm nay ba lì xì cho mình bao nhiêu.

Sau đó, cả gia đình em rủ nhau lên chùa để mừng tuổi sư thầy, chả là bà nội em rất thích đi chùa nên năm nào sau khi cả gia đình quây quần chúc tết bên nhau bà đều động viên cả nhà lên chùa hái lộc cầu may. Nghe lời bà nội nên cả nhà em cùng nhau đi bộ lên chùa vì chùa cũng không xa nhà em lắm.

Em để ý năm nào cũng vậy, cứ giao thừa xong là thời tiết đều có mưa xuân nho nhỏ, bay lất phất trong không trung làm cho không khí mùa xuân vô cùng đặc biệt. Trên những cành cây những chiếc lá non mơn mởn đang phơi phới trong gió xuân thể hiện sức sống vô cùng mãnh liệt của mình.

Những nụ đào trong vườn nhà cũng nở bung mình trong không khí mùa xuân lộng lẫy, kiêu sa. Trên thân cây đào những chùm đèn nháy đủ màu sắc được quấn quanh cành cây làm tăng thêm sự tươi vui đẹp mắt.

Mẹ em thường bảo rằng, giao thừa là vô cùng quan trọng trong một năm khi cả gia đình được ở bên nhau trong thời khắc này thì cả năm mới sẽ luôn vui vẻ, sum vầy không bao giờ lìa xa.

Giao thừa chính là những giờ phút tuyệt vời thiêng liêng nhất trong năm, do đó những người thân thương dành khoảnh khắc này để ở bên cạnh gia đình của mình cùng nhau chia sẻ giây phút lịch sử quan trọng của mùa xuân của đất trời giao thoa làm một.

Bn rút gọn nhé

Rồi tự lm phần b

Mk buồn ngủ quá nên off ko lm đc

Mong bn thông cảm

Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết rồi . Tết thì nhà nào chẳng có hoa đào ,mai và quất.  Như hoa đào có màu giống như một bông hồng nhung.Hoa mai vàng rực rỡ như đang tỏa ánh nắng cho nhà em. Qủa quất thì to chỉ bằng nắm tay của em. Màu của quất như màu của quả cam. Đi ra đường em thấy có rất nhiều hoa đào , mai và quất rất dẹp

                    k cho mình nha ,cảm ơn .

chúc gia đình bạn tết vui vẻ hạnh phúc nhiều tiên mừng tuổi

24 tháng 7 2020

Em thấy nhiệm vụ cuả người hs lớp 5-những người anh người chị lớn nhất mái trường tiểu học thật lớn lao . Các anh chị lớp 5 luôn phải gương mẫu để các em lớp dưới noi theo, học hỏi các tiền bối.  CÁC anh chị lớp 5 phải ăn mặc gọn gàng sạch sẽ , không chơi những trò chơi nghịch bẩn. Họ phải chăm chỉ , thi đua học tập mang tới vinh ang cho các thầy cô - những ngưỡi đã bỏ ra nhiều công sức dạy dỗ họ. Người học sinh lớp 5 như những chs ông đầu đàn , nh nhưng tấm gương tốt đẹp . Khi lên lớp 5 , em hứa sẽ thực hiện tốt nhiệm vj của người học sinh lớp 5 để mik cngx là  tấm gương sáng cho cho các em lớp dưới.

mik viết theo văn cảnh cả hs lớp 4 nhé . Vì ko có văn mẫu nên hơi lủng củng và ko sâ ý chính cho mik sory. nế hay thik cho mik  và kb với mik nhé