K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2023

Văn bản trên thể hiện tình yêu của tác giả đối với những gì thân thuộc nhất của quê hương mình như: bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, dòng sông, hàng ớt, tiếng ru của mẹ... Từ đó, chúng ta rút ra một thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước. Nghe có vẻ to lớn vĩ đại nhưng thực chất tình cảm ấy được gom góp từ việc yêu những điều nhỏ bé gần gũi nhất xung quanh mình. Tác giả nhắc nhở chúng ta học cách trân trọng những điều nhỏ bé thường dễ dàng bị lãng quên trong cuộc sống. Song chính tình yêu với chúng lại khiến tâm hồn chúng ta thêm phong phú kiến tạo những tình cảm lớn lao và khát vọng cống hiến.

17 tháng 12 2023

 Văn bản trên thể hiện tình yêu của tác giả đối với những gì thân thuộc nhất của quê hương mình như: bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, dòng sông, hàng ớt, tiếng ru của mẹ... Từ đó, chúng ta rút ra một thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước. Nghe có vẻ to lớn vĩ đại nhưng thực chất tình cảm ấy được gom góp từ việc yêu những điều nhỏ bé gần gũi nhất xung quanh mình. Tác giả nhắc nhở chúng ta học cách trân trọng những điều nhỏ bé thường dễ dàng bị lãng quên trong cuộc sống. Song chính tình yêu với chúng lại khiến tâm hồn chúng ta thêm phong phú kiến tạo những tình cảm lớn lao và khát vọng cống hiến.

17 tháng 12 2023

Chịu

I.       TRẮC NGHIỆMĐọc văn bản sau:Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.Yêu con sông mặt sóng xao,Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.                                            Yêu hàng ớt đã ra hoaĐám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.                                           Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017,...
Đọc tiếp

I.       TRẮC NGHIỆM

Đọc văn bản sau:

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

Yêu con sông mặt sóng xao,

Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.

                                            Yêu hàng ớt đã ra hoa

Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.

                                           Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94)

 

Thực hiện các yêu cầu:

1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do.

B. Thể thơ tám chữ.

C. Thể thơ lục bát.

D. Thể thơ năm chữ.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Biểu cảm.

B. Tự sự.

C. Miêu tả.

D. Nghị luận.

Câu 3. Trong dòng thơ:  “Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông” có mấy cụm động từ?

A. Một cụm động từ.

B. Hai cụm động từ.

C. Ba cụm động từ.

D. Bốn cụm động từ.

Câu 4. Trong 4 câu thơ đầu cảnh vật quê hương được hiện lên qua những hình ảnh nào?

A. Bờ ruộng, lối mòn, hàng ớt, đám dưa, đám cà.

B. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông.

C. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, dâu tằm.

D. Bờ ruộng, lối mòn, đám dưa, đám cà, dâu tằm.

Câu 5. Điệp từ “yêu” trong văn bản trên có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với dòng sông.

B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả.

C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ. 

D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình.

Câu 6. Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ sau:

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

          A. Cảnh rực rỡ, tha thiết, bâng khuâng.

B. Cảnh mênh mông, bình dị, thân quen.

C. Cảnh tươi đẹp, thơ mộng, trữ tình.

D. Cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị

Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất về ý nghĩa lời ru của mẹ qua hai dòng thơ sau:

Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

A. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con.

B. Lời ru của mẹ động viên, khích lệ con nỗ lực học tập tốt.

C. Lời ru của mẹ là khúc hát xua tan mệt mỏi trong lao động.

D. Lời ru của mẹ gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp.

Câu 8: Hiệu quả của biện pháp nhân hóa trong dòng thơ: “Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca” là gì?

A.      Nhấn mạnh kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào gắn với dòng sông.

B.      Câu thơ khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng ở người đọc.

C.      Dòng sông trở nên sinh động, gần gũi, gắn bó với con người. 

D.      Giúp đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.

2. Trả lời các câu hỏi:

Câu 9. Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì?

Phai  biet yeu que  huong

Câu 10. Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương? (Trình bày khoảng 3 - 5 câu văn)

 

II. VIẾT (4,0 điểm)

Quê hương yêu dấu - nơi cho em nhiều trải nghiệm. Hãy kể lại một trải nghiệm về chuyến thăm quê thú vị của em.

Đề 1:

A. Đọc – hiểu văn bản ( 3.0 điểm)

Đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi:

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật, càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm càng thấy giọt sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hai lúa đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

                                                                        (Truyện ngụ ngôn)

Câu 1: Văn bản trên có đặc điểm giống với thể loại nào mà các em đã được học? Văn bản được kể lại theo ngôi thứ mấy?

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản trên? Biện pháp tu từ đó đã đem lại những hiệu quả gì?

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản phần đọc hiểu.

B. Tự luận (7.0 điểm).

Câu 1: Từ nội dung của văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì trong các mối quan hệ, ứng xử với bạn bè xung quanh (viết đoạn văn 5-7 dòng).

Câu 2: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em.

Đề 2:

A. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi lơ lửng đám mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo)

 

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm nào giúp em nhận ra thể thơ đó?

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.

Câu 3: Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

B. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 2: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên em vào lớp 6.

 

SOS

0
Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,...
Đọc tiếp

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ân hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. 1. Đoạn văn trên nằm trong đoạn trích nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? 2. Văn bản chứa đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nhận biết ngôi kể? 3. Tóm tắt nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn? 4. Tìm những hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên? Phân tích cấu tạo của những hình ảnh so sánh vừa tìm được? 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau – vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ, một hình ảnh so sánh (Gạch chân và chú thích) Bài 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu sau: 1. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) 2. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ - Trần Quốc Minh)

0
: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. :  Thuyền xuôi giữa con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận....
Đọc tiếp

: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. :  Thuyền xuôi giữa con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp thành từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,.. lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” 

a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?

b) Trong câu văn: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào cùng miêu tả hoạt động của con thuyền?

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.

d) Dựa vào nội dung đoạn văn kết hợp với những hiểu biết về văn bản, hãy nêu cảm nghĩ của em về vùng đất này bằng một đoạn văn từ 5 – 7 câu.

 

0
Ai làm dài , hay nhất  được 12 tick , ( thề ) tui mở từng nick tik cho các bn  , best Văn vào hộ Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khi rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng...
Đọc tiếp

Ai làm dài , hay nhất  được 12 tick , ( thề ) tui mở từng nick tik cho các bn  , best Văn vào hộ 

Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau 

Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khi rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Ai ko mún lm đề đó thì lm đề này ( ai thích lm cái nào cx đc  , nếu lm cả hai đc 36 tk _ ) 

Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau : 

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ luc bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởn được. Ngày hội mùa xuân đấy! 

GIúp  mình với , mai kiểm tra rồi , dài dài vào nhé , không có trên mạng nhé
 

2
7 tháng 4 2019

xin lỗi mk quên rồi 

7 tháng 4 2019

- Các biện pháp nghệ thuật : phép tu từ nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.
- Phép nhân hóa : Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia xẻ niềm vui như con người.
- Phép so sánh : Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" 
- Phép so sánh : hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" 
- Phép so sánh : Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh"

Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn nămDòng máu đỏ tươi chảy trong tim mìnhNòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên nguyện ôm bao đời đất mẹNhịp trống hào hùng, mãi còn vang, bao lớp người đi ra nơi biên thùyHình bóng mẹ già, đứng đợi con, tạc vào sử sách.... hào hùng.......Việt Nam ơi ! yêu mến ngàn đờiYêu lũy tre xanh, có con sông chảy quanhNào ta hát, khúc hát Lạc Hồng,là muôn cánh chim bay rợp...
Đọc tiếp

Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm
Dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình
Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên nguyện ôm bao đời đất mẹ
Nhịp trống hào hùng, mãi còn vang, bao lớp người đi ra nơi biên thùy
Hình bóng mẹ già, đứng đợi con, tạc vào sử sách.... hào hùng.......
Việt Nam ơi ! yêu mến ngàn đời
Yêu lũy tre xanh, có con sông chảy quanh
Nào ta hát, khúc hát Lạc Hồng,
là muôn cánh chim bay rợp biển Đông
Việt Nam ơi ! Hãy nắm chặt tay,
tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng
Nào ta hát, khúc hát Việt Nam, con cháu rồng tiên
Con cháu Lạc Hồng, tự hào hai tiếng Việt Nam

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản

2. Qua lời bài hát : " Việt Nam ơi , hãy nắm chặt tay . Tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng ". Đã thể hiện truyền thống quý báu gì của dân tộc ta ? Em hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa lời bài hát trên .

3, Từ ý nghĩa câu thơ : " Nòi giống Lạc Hồng, giống Rồng Tiên, nguyện ôm bao đời đất mẹ". Tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta thông điệp gì ?

1
11 tháng 4 2020

1. Biểu cảm

2. Truyền thống đoàn kết

3. Niềm tự hào về truyền thống dân tộc.

Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau..........Những dòng sông rộng lớn ngàn thướcTrùng điệp một màu xanh lá đước Đước thân cao vút, rễ ngang mìnhTrổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!..........Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau(Ngữ văn 6- tập 2, trang 23)Câu 1: Đoạn thơ trên...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau

..........

Những dòng sông rộng lớn ngàn thước

Trùng điệp một màu xanh lá đước

 

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

..........

Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau


(Ngữ văn 6- tập 2, trang 23)

Câu 1: Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2? Văn bản ấy được trích ra từ tác phẩm nào? Thể loại?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nếu tác dụng:

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Câu 4: Hình ảnh "Dòng sông rộng hơn ngàn thước" gợi cho em liên tưởng tới dòng sông nào? Trong văn bản em vừa tìm được, dòng sông ấy được miêu tả như thế nào?

Câu 5: Tìm, xác định kiểu và sắp xếp vào mô hình các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về vùng đất được nói đến trong đoạn thơ nói trên

Câu 2: Hãy miêu tả người thầy/ cô mà em kính mến

0
Các cậu làm nhanh giúp tớ,sắp toi rCâu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“...Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi vềNăm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cánước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóngtrắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng...
Đọc tiếp

Các cậu làm nhanh giúp tớ,sắp toi r

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về
Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá
nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng
trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước
dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng
lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng
bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù
và khói sóng ban mai...
(Trích Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi)
a.Ghi ra một câu văn có chứa phép so sánh trong đoạn trích trên. Phân tích tác
dụng của phép so sánh đó.
b. Viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức
tranh thiên nhiên được tác giả khắc hoạ trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn của em có hai
phó từ ( yêu cầu gạch chân).

0