K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.

a. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

                                                                                             (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

                                                                                  (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

1
14 tháng 9 2023

a. Đoạn văn song song, tất cả các câu cùng thể hiện chủ đề chung là làm theo “Binh thư yếu lược”.

=> Tác dụng: trình bày thông tin khách quan, để cho người đọc tự rút ra kết luận.

b. Đoạn văn phối hợp có câu đầu nêu lên chủ đề là đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Các câu tiếp theo đưa ra dẫn chứng và biểu hiện cụ thể. Câu cuối đoạn khái quát lại lòng nồng nàn yêu nước của dân tộc Việt Nam.

=> Tác dụng: khẳng định lòng nồng nàn yêu nước của dân ta.

Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào? “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào? “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song hành

D. Tổng phân hợp

1
8 tháng 3 2019

Chọn đáp án: A

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta,...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

b) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

- Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn.

- Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào (đầu hay cuối đoạn)?

- Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong đoạn văn.

1
19 tháng 3 2017

Câu chủ đề:

    - Đoạn 1: "Thật là chốn hội tụ trọng yếu … đế vương muôn đời" – Câu chủ đề mở đoạn

    - Đoạn 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước" – Câu chủ đề là câu mở đoạn.

    - Đoạn 1 viết theo kiểu quy nạp, đoạn 2 viết theo kiểu diễn dịch.

 “Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp làm một tuyển, gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.          Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ;...
Đọc tiếp

 “Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp làm một tuyển, gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
          Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.”

1.     Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? ”Ta” và “các ngươi” nói trong đoạn văn là ai?

2.     Dựa vào văn bản đã học, em hãy cho biết “lời dạy bảo của ta” bao gồm những điều gì?

3.     Ghi lại một câu phủ định có trong đoạn văn?

giúp mik với huhu

4
13 tháng 3 2023

1.- Đoạn trích trên từ văn bản: Hịch tướng sĩ 

-Là Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ 

Mình chỉ biết ý 1 thui xin lỗi nhé 

13 tháng 3 2023

mình đang cần gấp ạ

khocroi

"Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà...
Đọc tiếp

"Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?"

1. Xét theo mục đích nói, câu cuối của đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Mục đích của tác giả khi nói câu này là gì?

2. Viết một đoạn văn tổng - phân - hợp trình bày suy nghĩ của em về những tâm sự của tác giả qua đoạn trích trên. (trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định, gạch chân câu phủ định đó)

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:      “Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhựơc bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.         Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục,...
Đọc tiếp


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
      “Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhựơc bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
         Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dậy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất? Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”                                                 câu 1 ; 'Ta'' và Các người '' nói ttrong đoạn văn là ai

câu 2 ;dựa vào văn bản đã học em hãy cho  bt lời dạy bảo của ta gồm nhưng điiều gì , ghi lại câu phủ điinh có trong đoạn văn

 

2
27 tháng 4 2022

giúp mình với khocroi

27 tháng 4 2022

khocroi giúp với

 

26 tháng 4 2020

Trong đoạn kết của Hịch tướng sỹ, Trần Quốc Tuấn đã viết "Nếu các người biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bộ sách này, trái với lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù". Theo em, thái độ của Trần Quốc Tuấn ở đây chính là thái độ dạy bảo kiên quyết của mình đối với các binh sĩ. Ông đưa ra 2 lựa chọn cho các binh sỹ rất rõ ràng, một là chuyên tâm đọc sách thì tức làm đang làm đúng theo đạo vua-tôi, còn nếu mà không đọc sách tức là kẻ nghịch thù, trái lời dạy bảo của Trần Quốc Tuấn. Sau những phân tích ở trên, lời kết này giống như một lời dạy bảo có tính cương quyết và đanh thép của vị chủ tướng tài ba, buộc các binh sĩ hiểu tâm tư của ông và từ đó, chuyên tâm rèn luyện binh đao, sẵn sàng sức mạnh tổng lực cho cuộc kháng chiến phía trước.  Đây chính là quan điểm vô cùng rành mạch và cương quyết của vị chủ tướng tài ba và nghiêm khắc này. Tóm lại, câu nói trên thể hiện được thái độ quả quyết và mong muốn binh sĩ rèn luyện sức mạnh trước cuộc kháng chiến.

Giúp mik đề 2 này vs. Cảm ơn mn Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hội bên dưới. "Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyến gọi là Binh thư yếu lược Nếu các người biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chu nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bao của ta, tức là kẻ nghịch thù Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung,...
Đọc tiếp

Giúp mik đề 2 này vs. Cảm ơn mn Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hội bên dưới. "Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyến gọi là Binh thư yếu lược Nếu các người biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chu nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bao của ta, tức là kẻ nghịch thù Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các người cử điểm nhiên không biết rửa nhục, không lo trử hung, không dạy quân sĩ, chăng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn. hả còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các người biết bụng ta " Câu 3. Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn trên và cho biết mục đích nghị vẫn ấy. Cách thực hiện hành động nói được sử dụng trong câu nghi vấn ấy là gì ? Câu 4: Khái quát nội dung đoạn văn trên bằng một câu văn.

1
2 tháng 4 2022

C3: Câu nghi vấn :  Vì sao vậy?

mục đích : đưa ra để trả lời cho câu văn sau , thêm phần dẫn dắt cho bài.

cách thực hiện là :để hỏi cho câu cần trả lời

C4: khái quát nội dung: đây là những suy nghĩ , thái độ , tinh thần thể hiện sự yêu nước của tác giả.

 

Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.a) - Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân...
Đọc tiếp

Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.

a) 

- Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

- Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

- Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn. 

- Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […].

(Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)

b) Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

[…] Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hào bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

(Di chúc)

1
16 tháng 7 2017

 a, Đoạn trích thứ nhất

    - Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

    - Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

    Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

    b, Đoạn trích thứ hai

    - Điều mong muốn cuối cùng của tôi… cách mạng thế giới.

    Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc ra đi. Đó cũng là nguyện vọng của Bác với Đảng và nhà nước.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    “… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    “… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? ...”

(Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016)

Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

1
2 tháng 4 2019

Đáp án

Học sinh trình bày, diễn đạt theo cách của riêng mình nhưng phải đảm bảo các nội dung:

- Tư tưởng của Hịch tướng sĩ thể hiện, không thể làm nên điều lớn lao nếu không có khát vọng (0,5 điểm)

- Tình yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm sẽ đánh thắng được kẻ thù (0,5 điểm)

- Lời văn thể hiện được thái độ, trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước (0,5 điểm)

Hình thức: đảm bảo số câu, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng