K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2021

Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương - Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại... - Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.

20 tháng 2 2021

Bạn viết hay ghê 

Mơn nhiều nha:)))

5 tháng 8 2017

Đáp án

– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần.

– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 3: Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí của người chiến sĩ vào thời điểm người chiến sĩ đang trên đường hành quân xa và dừng chân nghỉ ngơi tại một xóm nhỏ.

15 tháng 8 2023

BPTT: Điệp ngữ "nghe"

Dấu hiện: có sự lặp lại từ "nghe" có ý nghệ thuật nhấn mạnh ở đầu câu thơ.

Tác dụng:

+) Ý cố định: nhấn mạnh lại việc tác giả nghe được những gì ở tuổi thơ Người.

+) Ý sát: nổi bật nên hình ảnh mà tác giả tưởng lại gồm nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.

+) Ý nâng cao: thể hiện tình cảm tác giả dành cho quê hương mình, nhà thơ ghi nhớ rõ những gì mình được trải qua thời thơ ấu.

Từ đó câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình, giàu sức gợi cảm xúc hấp dẫn gây ấn tượng hơn với đọc giả.

Phép điệp từ "nghe" 

- Tác dụng: 

+ Khiến hình ảnh thơ giàu chất gợi hình, gợi cảm từ đó gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

+ Diễn tả sự xúc động của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân

+ Tiếng gà trưa làm xao động lòng người đồng thời khơi nguồn cảm xúc cho người chiến sĩ nhớ về một thời quá khứ

4 tháng 1 2022

1. Trích trong bài văn "tiếng gà trưa", tác giả là Xuân Quỳnh

2. ừm nhân vật chữ tình là "người lính đi hành quân xa"

3.điệp ngữ là từ Nghe á, tác

dụng là : nhấn mạnh cảm giác của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà.

4. Xin lỗi :((( mik ko bt nha

27 tháng 4 2018

mik nghĩ 

sử dụng phép điệp từ là :

nhắc nhiều lần từ " nghe "

Tác dụng : giúp cho tác giả cảm thấy tuổi thơ đang 

trở về trong tâm trí tác giả .

giúp cho tác giả ko còn thấy mệt nữa ! 

Ngoài ra , còn dùng cho bài thơ trở nên hay hơn 

HOk tốt 

1 tháng 6 2018

mik nghĩ 

sử dụng phép điệp từ là :

nhắc nhiều lần từ " nghe "

Tác dụng : giúp cho tác giả cảm thấy tuổi thơ đang 

trở về trong tâm trí tác giả .

giúp cho tác giả ko còn thấy mệt nữa ! 

Ngoài ra , còn dùng cho bài thơ trở nên hay hơn 

HOk tốt 

2 tháng 3 2021

answer-reply-image

Đây là bài mik làm lần trước bạn tham khảo nhé

26 tháng 3 2020

Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

24 tháng 3 2020

DÀN Ý CHI TIẾT

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm

- Giới thiệu về bài thơ “Tiếng gà trưa” và vị trí đoạn trích: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bài thơ gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Khổ thơ đầu tiên viết về tiếng gà trưa trên đường hành quân xa.

Thân bài

Tiếng gà trưa trên đường hành quân

- Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ.

- Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta”

⇒ Âm thanh tự nhiên, chân thực

- Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

   + Nghe xao động nắng trưa

   + Nghe bàn chân đỡ mỏi

   + Nghe gọi về tuổi thơ

⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

   + Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, điệp ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi…

- Cảm nghĩ của bản thân về tình bà cháu.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.

Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục... cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhở đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng: Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

Đọc đoạn thơ đầu của Tiếng gà trưa , một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.