K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 12 2023

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời.

23 tháng 12 2023

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời.

27 tháng 10 2023

  Ngay tiếng đầu tiên, tác giả đã dùng từ ''Ôi'' để miêu tả cảm xúc xúc động trong mình.Tác giả thể hiện sự nhớ thương đối với mẹ già, với những bát xôi mùa gặt mà mình từng nếm qua . Cũng như hiện tình yêu thương quê hương và mẹ của mình. Tình yêu quê hương của tác giả cũng tựa như lòng kính yêu đối với mẹ già được thể hiện qua 2 câu thơ:

                                     ''Mẹ già và đất nước

                                  Chia đều nỗi nhớ thương.''

  Nhớ mẹ cũng là vì xa nhà đã mấy năm. Còn đất nước thì là vì tấm lòng của những người công dân,người chiến sĩ yêu nước.

 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Nói với con thể hiện tình cảm của người cha với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng: những người dân tộc thiểu số, những người sống trong hoàn cảnh khó khăn.

10 tháng 11 2016

Câu 1:Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Đặc điểm của thể thơ:

+Số câu:4 câu,mỗi câu 7 chữ,hiệp vần gieo vần câu 1,2,4,ngắt nhịp 4/3,3/4.....

Câu 2:Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Câu 3:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

10 tháng 11 2016

link: /hoi-dap/question/122955.html

Chúc bn học tốt

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 12 2023

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những người lính trẻ rất hồn nhiên. Các anh vẫn chưa một lần yêu, vẫn còn mê thả diều. Thế nhưng họ đã không tiếc sức trẻ để bảo vệ sự toàn vẹn cho tổ quốc. Các anh đã nằm lại nơi núi rừng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước ngày hôm nay. Các anh chính là mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.

25 tháng 12 2023

Nhân vật người con trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” khiến tôi cảm thấy vô cùng yêu mến. Nhà thơ không khắc họa nhân vật này qua ngoại hình mà chủ yếu qua lời nói, hành động. Người con hiện lên với tình cảm yêu thương, trân trọng dành cho người mẹ. Khi đọc những câu thơ đó, tôi có thể tưởng tượng nhân vật người con có thể là một người chiến sĩ, sau nhiều năm xa nhà có dịp về thăm. Khi nhìn thấy lá hình ảnh lá cơm nếp, người chiến sĩ đã nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Dù chỉ là một sự vật giản dị, nhưng người con đã nhớ về mẹ, điều đó cho thấy một tâm hồn nhạy cảm của nhân vật này. Không chỉ vậy, người chiến sĩ còn tình yêu dành cho đất nước khi trong lòng anh luôn dạt dào tình cảm với làng quê, dân tộc: “Ôi cái mùi vị quê hương/Con làm sao quên được”. Qua bài thơ, tôi thấu hiểu hơn tâm trạng của những người lính khi phải rời xa quê hương, mẹ hiền. Và tôi cũng thêm yêu quý, trân trọng người mẹ của mình nhiều hơn.

25 tháng 12 2023
Nhân vật con à c
25 tháng 11 2021

tham khảo

Nếu như hai bài ca dao trước đưa ta về thăm thú thắng cảnh của miền Bắc, miền Trung tổ quốc thì đến bài câu hát này ta tiếp tục về thăm miền Nam ruột thịt. Cảnh đẹp đặc trưng nhất của mảnh đất Nam Bộ đó là những ruộng lúa rộng dài mênh mông. Hai câu đầu bài ca dao với hình thức đặc biệt có tới 12 tiếng kéo dài trong một câu như một lời ngân nga không dứt để ngợi ca bức tranh ruộng đồng. Kết cấu câu ca đối xứng “đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng – ngó bên ni đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông” cùng với cách sử dụng các điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến ta hình dung như đang đứng trước một cánh đồng rộng lớn bát ngát, không chỉ rộng dài mà còn vô cùng trù phú. Từ bức tranh cánh đồng, hình ảnh cô gái xuất hiện đầy sức sống. Cũng mở đầu bằng mô típ “thân em” nhưng đây không phải lời than thân trách phận mà là tiếng nói tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh so sánh thân em với chẽn lúa đòng đòng phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban man cho thấy sức sống mơn mởn, tinh khôi, trẻ trung của người con gái Nam bộ. Hai câu cuối, ta vừa có thể liên tưởng đến lời của chàng trai, đứng trước ruộng đồng mênh mông mà thốt lên vẻ đẹp của người con gái mình yêu, vừa có thể hình dung đây là lời của cô gái, trước cảnh ruộng đồng tốt tươi tràn đầy sức sống, cô gái cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của mình. Lời ca cất lên đã cho ta thấy tình yêu, niềm trân trọng, tự hào của con người Nam Bộ với phong cảnh và con người quê hương.

25 tháng 11 2021

1 con chim non bay xa gặp 1 con gà