K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Phép liên kết: phép lặp (tác giả)

Mùa xuân nho nhỏ - được tác giả sáng tác không lâu trước khi qua đời, tác phẩm nói lên những mong muốn, tâm sự, khát khao của tác giả mong muốn cống hiến cho đời, điều đó thấy rất rõ trong hai khổ thơ 4,5. Trong đoạn đầu tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước qua những vần thơ say đắm lòng người, nhà thơ Thanh Hải đã chuyển giọng thơ sang bày tỏ suy ngẫm về mùa xuân của đất nước và những mong muốn của chính tác giả.

“ Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến ”

Nhịp thơ có phần nhanh hơn, cụm từ “ta làm” thể hiện được những mong muốn cháy bỏng của chính tác giả, mong muốn thực hiện nhiều điều ý nghĩa, ước nguyện của tác giả được làm con chim, cành hoa để góp vào vườn hoa đầy màu sắc,tô điểm cho mùa xuân. Nhà thơ cũng mong trở thành một “nốt trầm” nhẹ nhàng hòa mình vào khúc ca của mùa xuân. Nên nhớ tác giả đang trong thời gian bị bệnh nặng và những điều đơn giản, bình thường nhưng lại trở nên quá xa vời với tác giả, ước nguyện của Thanh Hải lúc này trở nên giản dị, thể hiện lối sống cao đẹp. Than ôi! (thành phần tình thái) Đó chính là khát vọng cống hiến sức lực của bản thân vào mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.

" Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

Giọng thơ lúc này vẫn nhẹ nhàng, sâu lắng như lời tâm sự từ tận đáy lòng, dẫu rằng đã qua mùa xuân của tuổi trẻ nhưng tác giả vẫn mong muốn hòa mình vào mùa xuân chung, cụm từ “dù là” thể hiện thái độ bất chấp tuổi tác vẫn kiên quyết cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự phát triển của đất nước. Đó chính là tấm lòng chân tình đáng quý biết bao của nhà thơ Thanh Hải.

Khổ 4, 5 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ giọng thơ trở nên sâu lắng, cảm xúc như lời tâm tư, ước nguyện cuối đời. Ông đã giải bày những khát khao, mong muốn giản dị và cao cả của mình: sống là phải cống hiến hòa mình vào mùa xuân chung của thiên nhiên, đất nước đến giây phút cuối cùng.

Giúp em bài này với ạ: Câu 2 (3 điểm):“Thế nào là một cuộc sống có ý nghĩa”.Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em. Trong đoạn văn có ít nhất mộtcâu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch chân dưới thành phần biệt lậptình thái đó).Câu 3 (2 điểm)Từ nội dung của đoạn trích trên, bằng hiểu biêt xã hội, hãy viết đoạn vănngắn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việcgóp...
Đọc tiếp

Giúp em bài này với ạ: Câu 2 (3 điểm):
“Thế nào là một cuộc sống có ý nghĩa”.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em. Trong đoạn văn có ít nhất một
câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch chân dưới thành phần biệt lập
tình thái đó).
Câu 3 (2 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích trên, bằng hiểu biêt xã hội, hãy viết đoạn văn
ngắn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc
góp phần làm cho đất nước giàu mạnh.
Câu 4: (3 điểm)
Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần
hợp tác trong làm việc nhóm. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép
liên kết (chỉ ra phép liên kết câu đó) và một câu văn chứa thành phần khởi
ngữ (gạch chân thành phần đó). No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

0
5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương (thành phần phụ chú), nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi. Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Chao ôi! (câu cảm thán) Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.

Trong bất cứ thời đại nào, lòng yêu nước luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên sự đoàn kết dân tộc, sức mạnh chống lại kẻ thù. Song đối với thời kì kháng chiến chống Mĩ, vai trò của lòng yêu nước được đề cao hơn cả, trở thành nhân tố then chốt dọn sạch bóng quân Mĩ ra khỏi đất nước ta. Lòng yêu nước thôi thúc mỗi người dân Việt Nam luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù. Ngoài ra lòng yêu nước còn là sợi dây kết nối tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, giúp mọi người nhận thức vai trò của mình trong công cuộc bảo vệ tổ quốc ... ( bạn có thể bổ sung thêm ) 

- Khởi ngữ: Đối với... ( đã được in đậm)

1 tháng 3 2023

em cảm ơn chị ạ