K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và (Phép nối) hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh (Câu ghép). Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

7 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ được cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán (Câu bị động). Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng. "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương và mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau (Câu ghép). Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!

15 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh 

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 3) 

TB: 

''Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ'' 

+ Sau một đêm dài các tàu cá ra khơi và là một đêm thấm mệt của ngư dân thì họ trở về bến đỗ, cảnh thuyền về tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, vui vẻ. 

''Khắp dân làng tấp nập đón ghe về'' 

+ Những người ở lại vui mừng đón những người ra khơi trở về nhà với sự vui mừng sau một đêm đánh bắt được nhiều cá. 

''Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe'' 

+ Câu nói thầm cảm ơn của ngư dân với trời đã cho thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân yên tâm ra khơi, cho mẻ cá bội thu. 

''Những con cá tươi ngon thân bạc trắng'' 

+ Rất nhiều loài cá được đánh bắt với vẻ ngoài tươi ngon, mang hương vị đặc trưng của biển cả. 

Đánh giá của em về khổ thơ? 

KB: Cảm nhận của em về khổ thơ 

_mingnguyet.hoc24_ 

1 tháng 3 2023

Thơ là tác phẩm điêu khắc tỉ mỉ của một người nghệ sĩ thực thụ. Nó thể hiện nên những nỗi lòng, cảm xúc của nhà thơ đến độ rõ ràng sâu sắc nhất.  Và "Ông đồ" của VĐL là một trong những bài thơ nhơ như vậy.

Không bao giờ, ta có thể quên khổ thơ đầu bài:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

2 câu thơ đầu tiên đã thể hiện một vòng lặp rằng năm nào xuân đên cũng thấy ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ để mà chuẩn bị thảo chữ qua từ "lặp". Đồng thời ta lại thấy sự dùng từ tài tình của nhà thơ, khi ông không viết "mỗi năm xuân về đến" mà là "mỗi năm hoa đào nở". Cho người đọc thấy luôn được thời gian và cảnh cảnh vật, giá trị gợi hình gợi cảm được nâng lên. Ông đồ vẫn luôn làm công việc của mình như thế, một công việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Dù với tuổi già của mình, đáng ra ông có thể vui chơi, hưởng thụ nhưng người lại yêu truyền thống dân tộc của mình đến độ luôn làm người thuê viết. Từ đó, ta thấy được một hình ảnh mở đầu cho nội dung mà tác giả viết tiếp ở khổ hai:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Lúc này đây, ông buôn may bán đắt được rất nhiều người thuê. Từ "bao nhiêu" thể hiện cho ta thấy sự đông đúc của những người thuê viết, từ đó gợi ra được hoạt cảnh diễn ra xung quanh ông đồ. Rồi người ta tấm tắc, người ta khen tài ông viết chữ quá dẹp đến độ "hoa tay thảo những nét", ông thảo lên những nét mực của mình và "như phượng múa rộng bay". Biện pháp tu từ so sánh lại càng miêu tả rõ cái đẹp của con chữ mà ông đồ viết ra. Đến đây, ta thấy rõ hơn một hình ảnh ông đồ thời huy hoàng mới đẹp đẽ, người người mới vui vẻ làm sao. Phải chăng hình ảnh ông đồ chính là sự ẩn dụ đến việc mọi người yêu mến truyền thống dân tộc ta vô cùng?. Có lẽ là vậy.

Khép lại, hình ảnh ông đồ thời huy hoàng của mình vừa thể hiện cái đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc ta vừa miêu tả rõ công việc, nét chữ đẹp của ông đồ.

13 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ VĐL và thời nho học suy tàn

TB:

Phân tích các cụm từ: 

''vắng, buồn, không thắm, sầu, không ai hay, rơi, bay, không thấy, năm cũ'' 

Các tính từ được tác giả sử dụng để tái hiện sự suy tàn của thời nho học, ông đồ già vẫn ngồi trên góc phố đó nhưng người thuê viết ngày một thưa vắng, câu hỏi nghi vấn ''Người thuê viết nay đâu?'' là câu hỏi tự vấn, cho thấy sự bồi hồi nhớ đến những người từng thuê viết. Hình ảnh ''giấy đỏ'', ''mực'' được tác giả nhân hóa, ẩn dụ cho nỗi buồn của người nghệ sĩ. ''Lá vàng'', ''mưa bụi'' càng thêm tô đậm nỗi cô đơn của ông đồ. Và (Phép nối) phải chăng cuộc sống ngày một thay đổi, những giá trị truyền thống ngày càng bị mai một? 

Tác giả sử dụng nhiều tính từ buồn trái ngược với những khổ thơ đầu để nói về sự tan rã của nho học và nỗi buồn của ông đồ

KB: Bày tỏ tình cảm của em với ông đồ

Câu MRTP là gì em?

_mingnguyet.hoc24_

4 tháng 2 2021

Ông đồ hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết xưa, nhiệm vụ của ông trong mỗi dịp tết đó là viết câu đối chúc tết bán cho người dân trang trí nhà cửa để mong một năm mới may mắn, an lành. Vị trí Ông đồ chính là tầng lớp trí thức được nhiều người tôn trọng. Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật, sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm. Trong khổ thơ này đó chính là hình ảnh của ông đồ thời xưa, ông xuất hiện làm công việc mỗi năm dịp tết để viết câu đối cho mọi người và tài năng nghệ thuật đó được nhiều người quý trọng, đây chính là nét đẹp của ông đồ thời xưa.