K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mỗi khi em đi học về trên con đường quen thuộc, em lại thấy một ông lão ăn xin ngồi ở bên đường.

24 tháng 1 2022

Refer:

Mở bài gián tiếp:

Trong cuộc sống của chúng ta, điều quan trọng nhất không phải là của cải, vật chất hay là danh vọng. Những thứ ấy không thể làm nên hạnh phúc cho chúng ta. Đôi khi chỉ là một cái nắm tay hay một nụ cười dành cho những con người bất hạnh, yếu đuối ngoài kia cũng mang đến niềm vui và hạnh phúc nho nhỏ cho những con người ấy. 

24 tháng 1 2022

Bạn có thể tham khảo nhé :

           Người vô gia cư ấy cũng là những người hết sức tội nghiệp . Tuy ông ấy không có đủ cái ăn , cái mặc , ... nhưng ông vẫn là những người đồng bào của tổ quốc Việt Nam ta . Không những ông thiếu thốn về vật chất mà ông ấy còn thiếu thốn về tình thương , tinh thần nữa . Chúng ta nên cảm thấy may mắn vì có đủ về mọi mặt . Em rất thương ông lão ăn xin ấy . 

Chúc bạn học tốt

12 tháng 2 2022

Mở bài kiểu gián tiếp: Thời học trò dưới mái trường thân yêu,chắc hẳn ai cũng có những hồi ức,kỉ niệm đáng quý.Nhưng có lẽ hình ảnh về cô chủ nhiệm khiến tôi trân trọng và khắc ghi sâu sắc hơn cả.

Thân bài kiểu gián tiếp: Một mùa hòa phượng đỏ rồi sẽ tới,lời "Tạm biệt" sẽ phải nói ra với ngôi trường này,với người cô mà tôi luôn kính trọng.Tuy nhiên thời gian có thể trôi nhưng những bài giảng,câu nói của cô sẽ mãi mãi còn đó khiến tôi khắc ghi suốt đời không quên.

7 tháng 11 2021

Ví dụ: Tả cảnh đồng lúa quê em

 

Mở bài gián tiếp: 

 

Quê ngoại em ở vùng trung du, nơi có núi đồi trập trùng trải dài về phía xa vô tận. Giữa những dãy núi là cánh đồng lúa xanh tươi hai bên bờ sông Cầu uốn quanh. Một sáng sớm mùa hạ về quê, em được theo ngoại ra cánh đồng. Cảnh đẹp hiện ra khiến em vô cùng thích thú và ấn tượng.

 

Kết bài mở rộng: 

 

Dù chỉ được về thăm quê trong ít ngày ngắn ngủi nhưng bức họa đồng quê một buổi sớm để lại trong em rất nhiều cảm xúc, đó là sự thanh bình và yên ả, là thiên nhiên xanh tươi và cuộc sống lao động bình dị, vui tươi. Nhìn cánh đồng quê và nụ cười hiền hậu của ngoại, em mong ước một vụ mùa bội thu, một cuộc sống no ấm đủ đầy sẽ lại về với người dân quê em.

7 tháng 11 2021

Tham khảo

1) Mở bài gián tiếp: 

"Chiều nay ghé Hồ Gươm
Ngắm Tháp Rùa rêu phủ
Hàng liễu xanh lá rủ
Soi bóng hồ… xôn xao"..

Câu thơ trên cứ âm vang mãi trong lòng em. Nó gợi lên niềm tự hào, yêu thương da diết một vùng đất ngàn năm văn hiến: Thăng Long - Hà Nội. Mảnh đất có bao nhiêu di tích lịch sử, cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nhưng gần gũi, thân thương với em nhất chính là Hồ Gươm - viên ngọc xanh long lanh giữa lòng thành phố.

2) Kết bài mở rộng: Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, Hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. Em cảm thấy quê hương đất nước mình đẹp quá. Đẹp như một bài thơ, một bản nhạc và một bức tranh chỉ có ở nơi em được sinh ra và lớn lên.

26 tháng 10 2023

het ciu

 

26 tháng 10 2023

cảm ơn các bạn đã giúp mình

 

13 tháng 2 2022

refer

Kế lại truyện bằng lời văn của mình là đề bài quen thuộc trong nội dung tập làm văn bậc tiểu học. Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, bên cạnh bài Kể lại bài Người ăn xin theo lời của em, các em có thể tham khảo: Kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện, Kể lại câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu theo lời của em, Kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí, Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết.

10 tháng 2 2022

tham khảo, phần mở bài bạn thay hai câu cuối là được

– Mở bài kiểu gián tiếp:

Đất nước Việt Nam có nhiều cảnh đẹp. Mỗi miền của Tổ quốc đều có những bức tranh thiên nhiên kiệt tác. Lạng Sơn với động Tam Thanh, sông Kì Cùng. Bắc Cạn có hồ Ba Bể nên thơ, hùng vĩ. Quảng Bình với động Phong Nha – đệ nhất kì quan. Còn Quảng Ngãi có núi Thiên Ấn trầm tư bên dòng sông Trà Khúc. Núi Thiên Ấn đã cùng sông Trà Khúc đã làm nên một cảnh quan tươi đẹp ở quê hương em.

– Kết bài kiểu mở rộng:

Em rất yêu quý thị xã quê hương em. Em mơ  ước lớn lên sẽ theo học nghề kiến trúc, trở thành kiến trúc sư, thiết kế những ngôi nhà xinh xắn, những tòa nhà có vườn cây để thị xã của em trở nên xanh hơn, đàng hoàng, to đẹp hơn.

10 tháng 2 2022

1) Mở bài kiểu gián tiếp

Thời thơ ấu của em gắn liền với nhiều kỉ niệm. Con đường thơ mộng ngày hai buổi đưa em đến trường. Bãi cỏ ven làng, nơi em cùng các bạn nô đùa. Nhưng thân thiết nhất với emvẫn là con sông ĐN.

2) Kết bài kiểu mở rộng

Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình yêu quê hương.

tick cho mình zới

13 tháng 5 2023
Mở bài gián tiếp Tả cánh đồng lúa

Quê ngoại em ở vùng trung du, nơi có núi đồi trập trùng trải dài về phía xa vô tận. Giữa những dãy núi là cánh đồng lúa xanh tươi hai bên bờ sông Cầu uốn quanh. Một sáng sớm mùa hạ về quê, em được theo ngoại ra cánh đồng. Cảnh đẹp hiện ra khiến em vô cùng thích thú và ấn tượng.

Kết bài mở rộng Tả cánh đồng lúa

Dù chỉ được về thăm quê trong ít ngày ngắn ngủi nhưng bức họa về đồng quê một buổi sớm để lại trong em rất nhiều cảm xúc, đó là sự thanh bình và yên ả, là thiên nhiên xanh tươi và cuộc sống lao động bình dị, êm ấm. Nhìn cánh đồng quê và nụ cười hiền hậu của ngoại, em mong ước  cánh đồng này sẽ lại có  một vụ mùa bội thu. Cho một cuộc sống no ấm đủ đầy sẽ lại về với người dân quê em.

Chào em, em tham khảo gợi ý:
Vào một ngày nắng đẹp, cha con nhà tôi đang sải cánh ngao du nhìn ngắm thế gian. Bay mãi, bay mãi, tới khi đôi cánh đã mỏi, chúng tôi hạ xuống một vườn khế nghỉ ngơi. Chợt con tôi hỏi: “Cha ơi! Cha đã đi rất nhiều nơi! Cha hãy kể co nghe một câu chuyện cha nhớ nhất”. Ngắm những chùm khế sai lúc lỉu trong vườn, tôi chợt nhớ ra và kể cho con câu chuyện Cây khế.
“Hồi đó, cha còn rất trẻ nên thường bay khắp nơi ngắm cảnh. Cha thấy ở một làng kia, có hai anh em mồ côi cha mẹ. Hai anh em ở cùng nhau một thời gian, chăm chỉ làm lụng. Rồi người anh lấy vợ và càng ngày càng trở nên lười biếng, dồn hết công việc nặng nhọc cho người em. Vợ chồng người em lầm lũi, chăm chỉ làm việc không một lời kêu ca. Mùa màng trĩu hạt bội thu. Vợ chồng người anh sợ em tranh công bèn cho em ra ở riêng. Con có biết người anh chia gia tài như thế nào không? Này nhé, người anh thì được hết gia tài, nhà cửa, ruộng vườn còn người em thì chỉ được một túp lều và một cây khế mà thôi. Nhưng người em không phàn nàn, vẫn chăm chỉ làm thuê cuốc mướn sinh sống qua ngày. Đặc biệt, người em chăm cây khế của mình rất tươi tốt, đến mùa, từng chùm khế chín vàng, căng mọng rất thích mắt.
Lần ấy, khi từ phương Nam xa xôi bay về, cha thấy khát nước quá! Từ trên chín tầng mây xanh, cha thấy những trái khế vàng ươm óng ánh gọi mời. Cha lượn vài vòng rồi đáp xuống cây khế um tùm của người em. Đầu tiên, cha chỉ định ăn một quả. Nhưng khế mọng nước, vừa ngọt dịu, lại thơm mát, càng ăn càng ngon. Những hôm sau, cha không cưỡng lại được hương vị ngon lành nên quay lại ăn khế. Bỗng một hôm, cha nghe thấy tiếng người vợ than thở: “Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!”. Cha nhìn thấy hai vợ chồng nghèo khổ đang ngước nhìn cây khế, nước mắt rưng rưng, rồi lại nhìn túp lều rách nát, tồi tàn không có gì quý giá. Một nỗi xót thương lẫn ái ngại dâng lên trong lòng cha. Sực nhớ ra một chuyện, cha bảo: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng” rồi bay đi.
Sáng hôm sau, y hẹn, cha bay đến cây khế, lượn vòng đáp xuống mảnh sân trước túp lều. Người em cẩn thận trèo lên lưng cha như sợ cha mỏi lưng, rồi ôm lấy cổ cha. Trên đường, cha và người em nói chuyện rất vui vẻ. Bay qua những tầng mây cao vút, những cánh đồng bao la và biển xanh mênh mông vô tận, cha đưa anh ấy đến một hòn đảo có một cái hang chứa đầy vàng ngọc. Cha thấy anh ấy chỉ lấy vàng vào cái túi ba gang mà anh ấy mang theo. Đưa anh ấy về tới nhà, cha thầm nghĩ: “Người thanh niên này hiền lành, thật thà”.
Năm sau, đến mùa khế chín, cha lại bay đến chốn xưa để thăm ân nhân và xin vài quả khế. Nhưng thật bất ngờ, cây khế trĩu quả đã thuộc về người anh. Ồ! Lẽ nào người anh đã nhận ra sự tham lam của mình mà bù đắp cho người em, đổi cho người em cả gia tài, chỉ nhận về cây khế? Cha đang miên man suy nghĩ thì người anh lao đến tru tréo: “Cả nhà tôi trông vào cây khế, giờ chim ăn ráo ăn tiệt, thì nhà tôi biết trông cậy vào đâu”. Nghe thấy thế, cha cũng mủi lòng, bèn bảo anh ta: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”.
Sáng hôm sau, cha đến. Người anh mang một cái tay nải rất to, đứng chờ sẵn. Hắn không chờ cha đậu xuống sân cho vững đã nhảy phốc lên lưng cha. Đến đảo vàng, chân hắn cuống lên, đôi mắt sáng rực nhìn hau háu vào trong cái hang. Hắn mê mải lấy vàng lèn đầy cái túi to, có lẽ phải sáu, bảy gang. Cha thấy trời âm u, biển sắp có bão, bèn giục hắn về nhưng hắn không chịu ra khỏi hang. Mãi khi trời sẩm tối, hắn mới ì ạch kéo cái túi vàng nặng trịch ra. Quanh thắt lưng quần của hắn cũng nhét đầy vàng. Hắn chậm chạp bước lên lưng cha. Vàng nhiều và nặng quá, cha phải cố hết sức mới bay được. Đến giữa biển, giông tố nổi lên. Đôi cánh của cha rã rời, đau nhói sau mỗi nhịp cánh vỗ. Cha cố gắng bay, cha bảo hắn vứt bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Gió mạnh quá khiến cha nghiêng ngả, chao đảo. Bỗng trên mình cha nhẹ bẫng, hắn rơi xuống biển cùng với túi vàng từ bao giờ.
Thế rồi cơn bão biển ầm ầm kéo đến, sấm sét vang trời. Cha vội vàng bay về tổ nằm dưỡng sức. Sau chuyến đi ấy, đôi cánh cha trầy xước, đau ê ẩm hàng tháng trời. Đến nay, mỗi khi trở trời, cha vẫn thấy nhức nhối từng khớp xương.
Thế đấy con ạ! Kẻ tham lam kia đã phải trả giá bằng mạng sống của mình. Còn người “ở hiền thì gặp lành” đã sống bình yên, hạnh phúc đến cuộc đời. Con hãy nhớ lấy bài học từ câu chuyện này con nhé!”.