K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2021

tham khảo :

“Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”. Chưa đến bảy giờ mà bọn trẻ ở khu phố em đã hát vang khắp ngõ. Em rối rít hối mẹ lấy đèn giúp em. Tay cầm đèn, tay cầm bánh em bước vội ra ngõ nhập vào cùng các bạn để lên phường.

Chúng em đi hàng đôi, miệng hát líu lo. Hàng dần dần dài ra bổi đi qua ngõ nhà ai cũng có từ một vài bạn ra nhập cuộc. Đúng bay giờ ba mươi chúng em đã có mặt ở bãi đất rộng nơi các anh chị trong Đoàn thanh niên thường sinh hoạt. Có hơn hai mươi bạn đã có mặt tự bao giờ. Các bạn ấy lớn hơn em nhưng nhìn các bạn có vẻ rụt rè, ngơ ngác lắm. Đó là những bạn không nhà, sống nhờ vào các công việc bán báo, vé số, đánh giày… Hôm nay, các bạn cũng được các anh chị trong phường mời đến vui Trung thu với chúng em.

Giữa bãi đất trống treo mấy cái đèn lồng to, bên trong gắn bóng điện, tỏa ánh sáng muôn màu xuống khắp sân. Trên hai bàn lớn bày nhiều bánh: nào là bánh nướng, bánh dẻo, nào là mứt dừa , mứt gừng, kẹo sô-cô-la… Ngoài ra, còn có một mâm trái cây thật to của các cô ngoài chợ gửi vào. Chúng em được xếp ngồi trên các dãy ghế xung quanh chiếc bàn dài. Sau những giây phút rụt rè, các bạn nhỏ bây giờ đã rối rít. Bạn thì liến thoắng kể chuyện chị Hằng Nga ở cung trăng, bạm thì hỏi dò chú Cuội còn chăn trâu không, trâu có đi ăn lúa người ta nữa không?… Bỗng, tiếng chị phụ trách vang lên, không ai bảo ai, mọi người đều im phăng phắc nghe chị nói. Sau lời tuyên bố của chị, chúng em vỗ tay, rồi bắt đầu thắp đèn. Cả bãi trống sáng rực lên, lung linh ánh nến. Các bạn nghèo cũng được phát lồng đèn thật đẹp. Đó là công sức của các anh, các chị ở Đoàn phường đã ra công vót tre, cắt giấy bóng làm nên những lồng đèn cho tụi nhỏ chúng em vui chơi tối nay. Nhìn khắp sân bãi có đến hơn năm mươi chiếc lồng đèn, xanh, đỏ, tím, vàng… với những kiểu dáng khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là đèn của bé Thảo. Đó là chiếc đèn hình con bướm xinh xinh nhiều màu sắc, lại được trang trí bằng những sợi dây ngũ sắc, trông cứ như con bướm thật. Tiếp đó là đèn cá chép của Hoàng, đèn ông sao của Trinh, đèn con thiên nga của Thủy… Cái nào cái nấy đều trang trí đẹp mắt. Chúng em đồng thanh hát to “Tết Trung thu… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…” Trên bầu trời xanh thẳm, mặt trăng tròn vành vạnh soi sáng khắp mọi nơi. Ánh trăng trải xuống sân, nhảy múa trên các khóm cây làm cảnh vật thêm lung linh, mờ ảo. Có lẽ chị Hằng đang muốn xuống đây vui tết Trung thu cùng chúng em, nên mỗi lần ngước mắt nhìn trăng ngỡ là trăng đang hạ thấp dần xuống mặt đất, càng nhìn trăng càng sáng. Sau thời gian rước đèn đi vòng vòng khắp khu phố, chúng em quay về vị trí bãi chơi để tiến hành phá cỗ. Mâm bánh trái được chia đều cho mỗi bạn. Các bạn mới rụt rè chưa dám nhận. Nhưng rồi trong không khí vui vẻ, ấm tình thương ấy, tất cả như quên hết mặc cảm, côi cút của mình, hòa vào cuộc vui như anh em trong một đại gia đình. Tiếng hát lại vang vang. Trăng đã lên cao, đêm cũng đã về khuya, chị Phụ trách tuyên bố tạm thời chấm dứt đêm rước đèn, hẹn năm sau gặp lại.

Đêm Trung thu đem lại cho chúng em biết bao niềm vui. Em thầm mong bất cứ nơi nào trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, các bạn nhỏ đều được dự đêm Trung thu rước đèn họp bạn vui vẻ, ấm áp để mỗi dịp tết Trung thu đều trở nên đầy ý nghĩa

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

24 tháng 1 2022

cảm ơn bạn nha

 

8 tháng 4 2021

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

29 tháng 12 2021

tk:

 

Chắc ai cũng thích cảnh đẹp của phiên chợ Tết. Riêng em, em thích đi chợ hoa Tết của Hà Nội ở khuôn viên trước Văn Miếu. Từ xa, em đã thấy một khoảng đất màu hồng rực rỡ, đến gần, bước vào chợ, đập vào mắt em đầu tiên là các cành hoa đào được bàn tay của người bán nâng niu. Các cô bán đào niềm nở mời chào khách. Các bông hoa đào nho nhỏ xinh xinh như đang cựa mình lay động trước ngọn gió xuân. Có cánh hoa đào hồng phớt còn đọng những giọt nước lấp lánh trên mình. Tuy trời ấm nhưng vẫn có những cánh hoa đào chỉ mới nở vài bông còn các nụ vẫn chúm chím như còn đợi xuân về. Thỉnh thoảng có người cầm một cành đào phai màu hồng nhạt làm cho khu bán hoa thêm màu, thêm sắc.

Bên cạnh khu bán đào là một khoảng riêng dành cho quất. Những cây quất nối đuôi nhau xếp thành một hàng thẳng tắp. Trên những tán lá xanh đậm là những chùm quất như ngắm người qua lại. Các bác bán quất với khuôn mặt rạng rỡ luôn luôn mời khách. Tiếng hỏi mua, tiếng mặc cả, cười nói tạo nên quang canh náo nhiệt của chợ hoa.  ở một góc bên phải cua chợ là nơi bán các loại hoa 'khác. Năm nay, người ta ưa cắm hồng Đà Lạt nên loại hoa này bán được rất nhiều. Những đóa hồng đu màu sắc đo, hồng, vàng khoe sác trước cặp mắt thích thứ của khách hàng

Những nụ hỏng như nụ cười hé lộ nhan sắc của mình: Bông hồng nhung với chiếc áo vũ hội mịn màng, còn những bông hồng vàng thì khoác tấm áo màu óng ả như những bà chúa cùa loài hoa. Bơi vậy, các anh chị thanh niên thích thú đến nỗi không chú ý đến gì nữa. Trên tay họ ai cũng cầm một vài bông hồng Đà Lạt. Những bông hồng hãnh diện như đang thì thầm: “Chị thấy không, họ hàng nhà hồng chúng em rất vinh dự đã góp phần tô điểm thêm cho màu sắc của xuân”. Những bông thược- dược vàng óng ả, trắng nõn, rung rinh trên tay người bán hoa. Chúng cũng như những cô tiểu thư xinh đẹp với bộ áo xiêm lộng lẫy. Khách mua khó tính nhất cùng phải mỉm cười vừa ý với những bông hoa mà các cô bán hoa chọn cho họ. Lấp ló sau những đóa thược dược là màu tim tím cua violet dịu dàng, thanh lịch. Những họ hoa ngày tết cóđủ thược dược, lay ơn... dù rực rỡ mấy mà thiếu một cành violet cũng không thế’ tôn được vẻ đẹp muôn màu sắc của hoa.

Gần nơi bán hoa, ở một góc chợ bên trái là nơi bán tranh tết. Người ta xúm quanh những bức tranh vẽ dàn lợn âm dương nổi tiếng của làng Hồ và những bức họa vẽ câu đôi tết đủ màu sắc sặc sỡ.

Ngày tết, thứ hấp dẫn trẻ con nhất vẫn là bóng bay. Những quả bóng bay đù màu sắc xanh, đỏ, vàng, đang phấp phới trên không vẫy gọi các cô bé, cậu bé.Thế là mùa đào nữa đưa xuân đến với phố phường Hà Nội.

7 tháng 1 2022

sinh hoạt lớp hay sinh hoạt ở nhà

7 tháng 1 2022

sinh hoạt nào cũng đc ạ

28 tháng 11 2021

bạn tham khảo những ý hay trong bài để bổ sung vào bài văn của bn nhé

Tả quang cảnh buổi lễ chào cờ (18 mẫu) - Tập làm văn lớp 5

Mỗi chúng ta không chỉ gắn kết bản thân trong quan hệ với gia đình mà còn gắn kết với quan hệ nhà trường, với thầy cô, bạn bè. Mái trường là nơi lưu giữ bao kỉ niệm khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Buổi lễ chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tiên như trở thành một điều quen thuộc nhưng với em, nó thật đặc biệt.

Sáng thứ hai là buổi học đầu tiên của một tuần mới. Ai ai cũng đến trường với một niềm vui, với sự phấn khởi, với một năng lượng tràn trề. Sáng thứ hai các bạn học sinh ăn mặc thật gọn gàng, trang phục đúng quy định, đội mũ trắng đến trường...

Trước khi giờ chào cờ diễn ra, sẽ có hồi trống báo hiệu để tất cả các học sinh xuống xé hàng. Các bạn học sinh từ các lớp ùa ra như đàn chim vỡ tổ, nhanh chóng xếp thành từng hàng. Sau khi đã ổn định, cô hiệu trường lên bắt đầu buổi lễ chào cờ. Giọng cô đầy uy nghiêm: “ Nghiêm! Chào cờ! Chào!”. Tất cả các bạn học sinh bỏ mũ và đưa tay chào. Đồng thời là hát bài “ Quốc ca”. Cả trường cùng hát khiến trong lòng em bồi hồi, lòng em tự hào hơn bao giờ hết về đất nước, về Tổ quốc yêu dấu. Sau đó,taats cả được bỏ tay xuống và ngồi xuống ghế tại vị trí của mình.

Đầu tiên là lớp trực tuần lên nhận xét sơ qua về tình hình chung của trường trong tuần vừa qua. Lớp trực tuần cũng đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm về học tập và về nề nếp của các lớp trong trường, sau đó xếp thứ tự.

Tiếp đó, cô hiệu trưởng lên nhận xét về hoạt động của trường trong tuần cũ. Cô nhận xét rất chi tiết, cụ thể. Cô thẳng thắn phê phán những cá nhân và những tập thể mắc lỗi. Có những lỗi nghiêm trọng như sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, học sinh cư xử không đúng phép với các thầy cô giáo..., cô đều nói rất rõ. Cô cũng tuyên dương những cá nhân và những tập thể có tiện bộ, đạt được nhiều thành tích. Đồng thời, cô chỉ ra kế hoạch của tập tiếp đó. Cô nói rõ hướng để khắc phục những khuyết điểm và cách phát huy những ưu điểm nữa, tất cả để tạo ra môi trường học tập tốt !

Buổi lễ chào cờ diễn ra thường xuyên trong đời học sinh nên có thể chúng ra chỉ coi đó là một điều bình thường. Nhưng hãy nhớ rằng, khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, thì cũng không con một buổi lễ chào cờ nào nữa....

29 tháng 3 2023

 

 

7 tháng 1 2022

Hôm nay là cuối tuần, bố mẹ quyết định sẽ làm một bữa tiệc nhỏ. Bởi vậy mà em đã vào bếp giúp mẹ nấu nướng.

Em giúp mẹ một số công việc nhỏ như nấu cơm, nhặt rau hay luộc thịt. Hai mẹ con vừa trò chuyện vừa làm việc. Mẹ hỏi han tình hình học tập của em. Em đã vui vẻ chia sẻ với mẹ. Mẹ còn dạy cho em cách nấu một số món ăn. Ngoài phòng khách, bố và anh trai vừa xem phim, vừa nói chuyện rất rôm rả.

Một tiếng sau, công việc nấu ăn đã xong xuôi. Em nhìn các món ăn vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon mà lòng thật khâm phục mẹ. Tuy công việc bận rộn, nhưng mẹ luôn chăm sóc mọi người trong gia đình. Trước đó, bố và em trai được mẹ yêu cầu dọn dẹp bàn ăn, bát đũa. Rồi mọi người cùng nhau bê các món ăn ra bàn ăn. Mọi người vừa ăn cơm, vừa trò chuyện vui vẻ. Thỉnh thoảng, bố lại nhắc đến những vấn đề thời sự nóng hổi để cả nhà cùng bàn luận. Ai cũng chăm chú lắng nghe, và nói ra những suy nghĩ của mình.

Sau bữa cơm, em và em trai giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát. Xong xuôi tất cả, mọi người lại ngồi trò chuyện, xem phim ngoài phòng khách. Em giúp mẹ gọt hoa quả rồi đem ra mời bố mẹ. Mọi người cùng nhau xem phim, và bàn luận sôi nổi về các nhân vật trong bộ phim. Lâu lắm rồi, gia đình của em mới vui vẻ như vậy.

Khoảng thời gian cả gia đình quây quần bên nhau thật hạnh phúc. Em cũng thêm hiểu và yêu thương các thành viên trong gia đình của mình nhiều hơn.

7 tháng 1 2022

cho mình hỏi là bạn có chép mang ko vậy

10 tháng 1 2022

Tham khảo:

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh*. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Truyền thuyết kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tổn tại cho tới ngày nay. Nhìn hình thức chiếc bánh chưng, chủng ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng; nhưng để làm ra nó thì lại tốn không ít công phu. Cứ đến hăm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh.

Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay, ướp muối, tiêu cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô... Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Cảnh gói bánh chung ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! cả nhà quây quẩn quanh bà. Bà trải lá ra mâm rổi đong một bát gạo đổ vào, dàn đểu rổi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nữa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo tãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn gốc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã dược gói xong. Suốt một buổi sáng tíu tít, bận rộn, bà mới gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc bánh thành từng cặp rồi xếp vào chiếc nổi thật lớn chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bó. Chùm bánh ấy để ở trôn cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

   Phía góc sân, bếp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bô' tôi cũng chịu trách nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nổi bánh. Những gộc tre, gộc củi tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn :han tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tỏi bảo phải đun cho lửa cháy thật đểu thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngồi xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc .

like nha b