K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2017

Có một vị học giả đến làm phỏng vấn ở Mỹ từng trải qua một câu chuyện như này:
Cuối tuần, cô đến nhà một vị giáo sư làm khách. Vừa đến cửa cô nhìn thấy cô con gái nhỏ 5 tuổi của vị giáo sư.
Cô bé có mái tóc màu vàng óng, đôi mắt xanh tuyệt đẹp, không kiềm lòng được cô khen em bé xinh đẹp quá. Khi cô mang quá ra tặng cho cô bé, cô bé mỉm cười cảm ơn. Lúc đó, cô ấy khen: “Cháu xinh quá, đúng là rất đáng yêu!”
Cách khen như vậy ở Trung Quốc là rất bình thường, nhưng, vị giáo sư Bắc Mỹ kia lại không vừa ý. Sau khi cô bé vào phòng, vị giáo sư trầm lặng lại, nói với học giả kia: “Cô vừa làm tổn thương con gái tôi, cô nên xin lỗi con bé!”
Học giả kia rất ngạc nhiên, nói: “Tôi chỉ khen con gái ngài mà thôi, không hề có ý làm tổn thương cháu!” nhưng vị giáo sư một mực lắc đầu nói: “Cô khen bé vì xinh đẹp. Nhưng chuyện “xinh đẹp” không phải là công sức của bé, đây là gen di truyền từ bố mẹ, không liên quan gì đến cá nhân bé. Nhưng bé vẫn còn nhỏ chưa phân biệt được, sẽ cho rằng đây là năng lực của bé. Hơn nữa một khi bé cho rằng xinh đẹp là thứ đáng để khoe khoang, bé sẽ coi thường những bạn nhỏ có khuôn mặt bình thường hoặc xấu hơn bé. Việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến cháu.”
“Thật ra, cô có thể khen bé cười xinh và lễ phép, đó là kết quả của sự nỗ lực của bé. Vì vậy…” vị giáo sư kia nhún vai nói “…xin hãy xin lỗi bé vì lời khen vừa rồi.”
Vị học giả kia chỉ có thể chính thức xin lỗi cô bé, đồng thời khen cô bé lễ phép và đã mỉm cười với mình.
---
Trải qua việc này, vị học giả mới hiểu ra một điều rằng khi khen trẻ con nên khen sự cố gắng và lễ phép của trẻ, chứ không phải khen trẻ thông minh hoặc xinh đẹp. Bởi vì thông minh và xinh đẹp là ưu thế trời cho, chứ không phải điều đáng để khoe khoang, nhưng sự chăm

30 tháng 9 2023

ai donate cho tôi ít xu/coins với

7 tháng 12 2021

1. 5 yếu tố miêu tả: nhặt lá mai, trang hoàng nhà cửa, xe bưu phẩm dừng trước của, quà ngổn ngang, cây mai nguyên lá.

2. Lời dẫn trực tiếp: 

''Bố mẹ... con sẽ về''

''Năm nay có Tết rồi''

=> Nhận biết bằng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép. 

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên": nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ... (lờ dẫn gián tiếp) Khi Trương Sinh đi rồi, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Trước những lời buộc tội của Trương Sinh, Vũ Nương mượn bến Hoàng Giang để minh oan cho tấm lòng trong trắng của mình: "Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ" (lời dẫn trực tiếp). Nhìn nàng tự gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.

6 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.

 

Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!

 

Lời dẫn gián tiếp: "Nhờ cháu giúp bà qua đường".