K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2019

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

8 tháng 3 2019

(Nguyễn Công Tỉnh) đây là viết về tinh thần yêu nước mà, có chứng minh đc câu trên đâu

8 tháng 3 2019

xin lỗi m ko biết

8 tháng 3 2019

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

TK:      

Đôi khi để thành công không thể chỉ dựa vào cá nhân chúng ta mà cần đến sức mạnh của một tập thể. Vậy đoàn kết là gì? Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hành một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết luôn là yếu tố đi đầu dẫn đến sự thành công, nó tạo nên sức mạnh lớn lao, vĩ đại. Trong lịch sử, nhân dân ta đã đoàn kết chống giặc, giành thắng lợi mang độc lập và tự do về cho đất nước. Ví dụ như trận chiến Điện Biên Phủ trên không vang danh thế giới với chiến công oanh liệt, phá tan ý đồ của chính phủ Mỹ bằng tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, trong khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, nhân dân ta quyết tâm cùng nhau chống dịch, ra những bài hát ý nghĩa tỏ lòng biết ơn với các chiến sĩ áo trắng và đóng góp để mua thêm vật dụng y tế cho nhà nước. Các bác sĩ quyết tâm ngày đêm chữa trị cho bệnh nhân, họ luôn tận tình và chăm sóc thật chu đáo. Đoàn kết giúp chúng ta đạt đến thành công, được mọi người yêu quý và tôn trọng. Sự cảm thông và chia sẻ chính là gây dựng nên tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải phê phán và lên án những người sống ích kỉ, không có tinh thần đoàn kết, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng mà bỏ qua lợi ích chung. Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Là một học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường, em cần cố gắng chăm chỉ học tập và rèn cho mình tinh thần đoàn kết để sau này trở thành một công dân tốt, đem sức lực của mình đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Chúng ta cần tuyên truyền về tinh thần đoàn kết để nhiều người biết và học tập theo.

- Chú thích: Là trạng ngữ chỉ thời gian.

đây là đoạn văn mik tự vt, nếu có j sai sót thì bn sửa giùm nhé☺

27 tháng 3 2022

tham khảo 
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.

24 tháng 3 2020

…………………./´¯/)
………………..,/¯../
………………./…./
…………./´¯/’…’/´¯¯`·¸
………./’/…/…./……./¨¯\
……..(‘(…´…´…. ¯~/’…’)
………\……………..’…../
……….”…\………. _.·´
…………\…………..(
…………..\………….\…

25 tháng 3 2020

1. ·        Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ lập luận. Trong một bài văn có thể có luận điểm chính và các luận điểm phụ.

·        Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

·        Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

·        Lập luận là cách nêu luận cứ để dần đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

2. 

* Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.

* Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

* Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

* Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

* Dàn bài:

- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

* Giữa các phẩn và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

3. 

Nội dung

- Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ.

 Nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, rành mạch.

- Dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực; kết hợp dẫn chứng với giải thích, bình luận.

TK#

Cuộc sống có biết bao nhiêu là chông gai và thử thách như muốn nhấn chìm con người. Và nếu như không có sự đoàn kết thì chắc chắn rằng những khó khăn càng gia tăng. Chắc hẳn rằng bạn vẫn từng nghe hay đọc qua “chuyện bó đũa”, qua câu chuyện ta như thấy rằng nếu như sống đơn lẻ con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngược lại nếu như biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau thì mọi khó khăn giống như cơn gió thoáng qua mà thôi.

Đoàn kết chính là một mối liên kết giữa các thành viên lại với nhau để cùng chung tay làm một điều gì đó. Khi có sự đoàn kết chúng ta có thể nhanh chóng hoàn thành công việc một cách dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất. Sự đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, bằng chính những mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu như chúng ta cứ tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của cả xã hội thì đó là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.

Con người sống trong xã hội được xem chính là “tổng hòa của các mối quan hệ”. Để có thể sống và tồn tại trong môi trường xã hội thì cần phải tổng hợp sức mạnh của nhiều thành viên. Không ai có thể làm một việc gì thành công mà không cần đến sự tương trợ lớn hơn là sự đoàn kết đồng lòng của nhiều người với nhau.

Thế nhưng tại sao đoàn kết lại là sức mạnh vô địch? Câu trả lời có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình. Chính sự đoàn kết cũng đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp, một sự vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, ta như thấy được tinh thần đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Bởi khi có đoàn kết con người mới có sức lao động, mọi người cũng kết hợp với nhau thì có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn.

Ta cũng đã đọc những câu thơ quen thuộc đó như:

Hòn đá to, hòn đá nặngMột người nhấc, nhấc không đặngHòn đá to, hòn đá nặng nhấc lên đặng

Khi có sự hợp sức đồng lòng thì chẳng có một trở ngại nào là không thành cả. Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh rằng trước kẻ thù hung bạo từ thổ chí kim cho đến nay dân ta vẫn chiến thắng. Nếu so về vũ khí, quân trang quân dụng thì nhân dân ta thua xa. Một bên là súng ống, máy bay,…một bên lại là cuốc, thuổng, gậy gộc,..mà tại sao bên vũ khí thô sơ lại chiến thắng? Một trong những lý do quan trọng nhất đó chính là bởi tinh thần đoàn kết quân dân nhất nhất một lòng, vì một mục tiêu lý tưởng chung của cả dân tộc.

Đoàn kết như được biết đến bởi nó như còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Có thể thấy được rằng, chính trong sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học cũng là nguồn gốc, là nguồn động lực của biết bao thành tựu kĩ thuật. Khi một công trình nghiên cứu được công nhận nó không chỉ là công lao của người trí thức đã tìm tòi. Mà chính trong quá trình làm dự án, đề tài đó người sáng tạo đề tài luôn tận dụng tối đa sức mạnh đoàn kết của những người giúp đỡ mình. Nếu như mà không có sự tương hỗ đó thì chẳng bao giờ công trình nghiên cứu đó được hoàn thành cả. Đoàn kết chính là sức mạnh to lớn bởi nó được hội tụ bởi rất nhiều sức mạnh nhỏ khác hợp thành.

Nếu như chúng ta muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc không phân biệt dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ đi chăng nữa thì đều phải tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cũng cần phải quan tâm và sát sao hơn nữa để ưu tiên các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dân tộc vùng sâu vùng xa để họ phát triển kinh tế, văn hóa để có thể tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Ngoài ra các dân tộc vùng xuôi không thụ động mà cũng cần phải cùng cần góp sức xây dựng miền núi. Các dân tộc sống trong cùng một nước phải hòa nhập với nhau thì mới có thể xây dựng đất nước vững mạnh. Một đất nước có mạnh hay không thì cũng phải phụ thuộc chính và đời sống nhân dân ở đó. Đúng như ý của một nhà quân sự ngày trước “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Cho nên nhân dân phải đoàn kết thì mới có thể đưa cả đất nước phát triển được.

9 tháng 3 2022

theo mình luận điểm chính của đoạn văn này là nói về lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc , người dân VN

10 tháng 3 2022

Luận điểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

1 tháng 3 2022

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước(1)

20 tháng 2 2021

đọc đoạn văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi:

Dân ta có mọt lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xa xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

a. Chỉ ra câu văn nêu vấn đề nghị luận trong đoạn văn

Câu văn nêu vấn đề nghị luận: "Dân ta có mọt lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta."

b. Để nhắn mạnh, làm nổi bật vấn đề nghị luận, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh nào đáng chú ý?

- Từ ngữ: Tác giả sử dụng những từ ngữ mạnh, sức biểu cảm cao.

- Hình ảnh: Hình ảnh được sử dụng trong bài gần gũi nhưng thiết thực, làm rõ chủ đề. Những hình ảnh nổi bật có thể kể đến như: "tinh thần ấy lại sôi nổi", "kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn", "lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn", "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"

c. Theo em, ngày nay người Việt Nam có cần phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta không? Vì sao?

Theo em, ngày nay người Việt Nam cần phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong thời kì dịch bệnh hiện nay, tinh thần ấy còn cần thiết hơn nữa, nó cần được nhân rộng và lan tỏa nhiều hơn bao giờ hết. Vì ta đã biết, dịch bệnh chỉ có thể được kiểm soát khi có sự đồng lòng, chung sức của mọi người. Tinh thần yêu nước ấy, như Bác Hồ đã nói, nó "kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn", "lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn", "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".