K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2022

Tham khảo

Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam. Vẻ đẹp của chùa Hương mang một dấu ấn rất riêng, đưa ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Em đã có dịp đến thăm chùa Hương cùng với gia đình vào dịp Tết. Nơi đây khiến em cảm thấy vô cùng yêu mến, tự hào. Vẻ đẹp của chùa Hương nằm ở kiến trúc, khung cảnh thiên nhiên xung quanh chùa. Không chỉ vậy, chùa Hương có chứa đựng những giá trị sâu sắc về văn hóa tâm linh, lịch sử dân tộc. Khi đặt chân đến chùa Hương, con người sẽ cảm nhận được sự thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn, cũng như buông bỏ mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống bộn bề ngoài kia. Có thể khẳng định rằng, chùa Hương chính là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.

15 tháng 2 2022

Tham Khảo

Chắc hẳn ai cũng biết đến chùa Hương một danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Hằng năm cứ đến mùng sáu tháng giêng sau tết Nguyên Đán nơi đây lại tổ chức lễ hội chùa Hương. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, việt kiều, du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong mọi điều tốt lành và để đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.

Chùa Hương thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía tây nam. Từ đây đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến đục thì dừng. Du khách xuống đò, lướt theo dòng suối Yến Vĩ trong xanh giữa hai bên là cánh đồng lúa. Trước mắt là những dãy núi trung điệp đẹp vô cùng!

Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối đuôi nhau, già trẻ, gái trai đủ mọi lứa tuổi, miền quê. Tất cả mọi người đều có được sự thân quen như người trong nhà trước câu “Nam mô A Di Đà Phật ”. Hương Sơn có rất nhiều động nhưng lớn nhất, kì thú nhất phải nói đến động Hương Tích. Lên đến đây, mọi mệt nhọc đều tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi. nơi đây hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách lúc gần lúc xa. Đứng tên cửa động, du khách hít căng lồng ngực không khí thơm, trong lành.

Được chúa Trịnh Xâm ca ngợi là “Nam Thiên đệ nhất động”. Từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Đáy rộng và phẳng có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn nến lung linh huyền ảo. Những nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng.

Khi đi về, trong tay ai cũng đều mang về một thứ gì đó làm kỉ niệm. Du khách lên xe mà lòng bâng khuâng lưu luyến, không ai bảo ai mỗi người đều quay lại ngắm nhìn để in đậm những kỉ niệm về chùa Hương càng thêm tự hào về giang sơn gấm vóc mong sớm đến năm sau để lại có dịp tới thăm chùa Hương một lần nữa.

10 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đảo Lý Sơn còn có tên gọi là cù lao Ré. Theo các vị cao niên trên đảo, có tên gọi như vậy là vì xưa kia trên đảo có rất nhiều cây ré. Vỏ cây ré dùng để buộc đồ rất bền. Đảo được khai phá vào đời vua Lê Kính Tông (năm 1604). Hiện nay trên đảo còn thờ tám vị tiền hiền từng khai canh trên mảnh đất này và được ngư dân kính trọng gọi là "Bát tổ". Huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn 10 km2 với dân số chừng 2 vạn người, chia thành hai xã An Vĩnh và An Hải. Dân cư sống trên đảo chủ yếu bằng nghề nông, đánh bắt hải sản. Nông sản chính ở đây là tỏi. Tuy diện tích khá nhỏ nhưng nơi đây có đến gần 100 di tích với một quần thể các đền, chùa, miếu mạo, những ngôi mộ gió của các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo cho quốc gia. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, song có lẽ nhờ ở xa đất liền, ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh cũng như việc tu bổ, tôn tạo di tích theo kiểu “tân trang” nên hầu hết các di tích của Lý Sơn còn nguyên vẹn, ít bị xâm hại. Đáng đến thăm nhất là chùa Hang, chùa Đục, đình làng Lý Hải, quần thể di tích Âm Linh Tự, nghĩa trang bộ đội Hoàng Sa...

10 tháng 3 2021

Cảm ơn bạn rất nhiều. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe

 

15 tháng 3 2022

tham khảo 

Nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Ở độ cao 710m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên đỉnh Cấm Sơn, du khách ta có cảm giác một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế… Chính vì độ cao và địa hình như vậy, nên từ lâu Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, thu hút khách du lịch, hành hương nơi đây sẽ đến với những huyền thoại, truyền thuyết đầy vẻ kỳ thú, bí ẩn.

Về tên của ngọn núi, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, lại nhiều thú dữ, không ai dám tới, trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên thiên đình. Vì thế, một quy định bất thành văn của những người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực núi thiêng đó. Một truyền thuyết khác kể lại rằng, ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm.

Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, nhà hàng Kaolin nơi phục vụ các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi. Từ Lâm Viên theo lối mòn lên núi, du khách có thể dừng bước chân lãng du đầm mình trong dòng suối Thanh Long mát rượi, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, vừa để nghỉ dưỡng sức khoẻ. Tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba, du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”. Rẽ phải khoảng chừng 1km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong – đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, vào ngày thời tiết không mưa, nắng đẹp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn ra tận vùng biển Hà Tiên.

Giữa mênh mông, bạt ngàn màu xanh cây trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cấm Sơn hiện hữu, sừng sững đem đến cho du khách một cảm nhận mới, một khúc lãng du êm dịu giữa đồng bằng.

18 tháng 1 2018

Dàn ý :

I. Mở bài:
Việt Nam là một đất nước tuy nhỏ bé nhưng may mắn có được nguồn tài nguyên khóang sản dồi dào và rất nhiều danh lam thắng cảnh trải dài từ Bắc chí Nam.
Trong đó, vịnh Hạ Long là một điểm đến nổi tiếng không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn với cả du khách nước ngoài.
II.Thân bài
1/ Vị trí địa lí + nguồn gốc:
Vị trí:
Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về phía Đông Bắc.
Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn.
Tiếp giáp quần đảo Cát Bà phía Tây Nam; phía Đông giáp biển Đông; phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền chạy dài khoảng 120km bờ biển.
Diện tích: 1553km2 .Gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ.
989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên.
b) Nguồn gốc:
- Hạ Long có nghĩa là rồng đáp xuống => vịnh Hạ Long: vịnh nước nơi rồng đáp xuống.
- Theo truyền thuyết: khi người Việt mới lập nước đã bị nạn giặc ngọai xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con hạ giới giúp người Việt đánh giặc.
- Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay).
2/ Đặc điểm – cấu tạo:
Có hai dạng: đảo đá vôi và đảo phiến thạch hình thành cách nay trên 500 triệu năm.
Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá có hình dáng và màu sắc đa dạng, huyền ảo.
Một số hang có dấu tích của người tiền sử: hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, Mê Cung,….
* Vẻ đẹp của Hạ Long là một bức tranh thủy mặc được tạo nên từ ba yếu tố: đá, nước và bầu trời.
Hòn Đỉnh Hương toát lên ý nghĩa tâm linh
Hòn Gà Chọi có một triều sâu triết học
Hòn Con Cóc ngàn năm vẫn đứng đó kiện trời
Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ
Động Thiện Cung như một đền đài hoành tráng, mĩ lệ.
- Cảnh hoàng hôn ở vịnh Hạ Long một bức tranh lãng mạn và rất thơ mộng.
3/ Vai trò + ý nghĩa:
Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994 và 2000.
Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngòai nước, các nhà đầu tư,….
Là nơi thích hợp để nghiên cứu thạch nhũ; nghiên cứu hệ sinh thái.
-> Mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước, giúp đất nước ngày càng phát triển.
Cần được khai thác một cách hợp lí và bảo vệ đặc biệt.
III. Kết bài
Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Giữ gìn và phát huy cái đẹp, nét văn hóa của một danh lam thắng cảnh nổi tiếng là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam.
Nếu e muốn viết về Nha Trang thì nên tìm thêm tài liệu về cách viết, sau đó nói về một số danh lam thắng cảnh, viết về con người, nết đẹp riêng biệt nổi bật của thành phố và một chút tấm lòng của những người xa thành phố, luôn nhớ về nơi ấy

18 tháng 1 2018

việt nam nổi tiến với nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt là nhưng vùng núi cao có thời tiết lạnh. trong số đó ko thể ko nhắc đến đà lạt. với vẻ đẹp lung linh bí ẩn cùng cái lạnh se se người khiến du khách đến đây khó có thể wen dc. đà lạt còn nổi tiếng là vùng hoa đẹp nhất nước là nơi cung cấp hoa cho trong nước và cả ngoài nước. cùng với những vẻ đẹp xưa cổ điển kết hợp với vẹ đẹp hiện đại khiến đà lạ cag đẹp.. về đêm bầu trời va khung cảnh càng thêm lung linh lãng mạng bỡi những ánh đèn khiến đà lạt lột xác hoàn toàn.. đà lạt đúng là một danh lam thắng cảnh đẹo của đất nước vn.

11 tháng 2 2019

Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời, Thanh Hoá là quê hương của nền văn hoá Ðông Sơn rực rỡ, của nhiều vị Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá nổi tiếng.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh (ở Thọ Xuân) cùng các lăng tẩm, bia mộ của các Vua và Hoàng hậu triều Lê, thành Nhà Hồ (ở Vĩnh Lộc) - công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, đến thờ - lăng Bà Triệu (ở Hậu Lộc) - thờ nữ tướng xứ Thanh đánh giặc Ðông Ngô từ những năm đầu Công nguyên... và nhiều di tích lịch sử văn hoá khác trên đất quê Thanh là những trang sử hào hùng ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. Xứ Thanh không những giàu có về các di tích lịch sử văn hoá mà còn được thiên nhiên ban tặng biết bao cảnh đẹp hiếm có. Từ Hàm Rồng kỳ thú đến Bến En hoang dã mộng mơ, suối cá " thần" hấp dẫn ở Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ, động Từ Thức nên thơ... đặc biệt bãi biển Sầm Sơn đầy nắng gió quyến rũ du khách trong những ngày hè nóng nực. Người xứ Thanh nồng hậu, mến khách vẫn gìn giữ được sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Múa đèn Ðông Sơn, trò Xuân Phả, khua luống, hội cồng chiêng cùng các điệu hò sông Mã vẫn còn xuất hiện nhiều trong các lễ hội truyền thống ở các vùng quê. Ðặc sản quê Thanh như bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, dưa hấu Mai An Tiêm, nem chua Hạc Thành, nước mắm Du Xuyên, tôm, cua, cá, mực Sầm Sơn... ai đã một lần thưởng thức thì khó mà quên được. Có thể nói tiềm năng du lịch của Thanh Hoá thật đa dạng và phong phú. Không một vùng đất nào của quê Thanh lại không có những nét riêng mới lạ thu hút khách du lịch. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, khám phá nét đẹp xứ Thanh, Du lịch Thanh Hoá xin trân trọng giới thiệu với quý khách xa gần các chương trình du lịch nội tỉnh.
-Thành phố Thanh Hoá: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, có lịch sử ra đời và phát triển trên 200 năm. Ðến với thành phố Thanh Hoá, khách du lịch có thể tới tham quan nhiều di tích văn hoá lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Cách thành phố Thanh Hoá 3 km về phía Bắc, trên trục quốc lộ 1A là quần thể danh lam thắng cảnh - di tích văn hoá lịch sử Hàm Rồng mà tương lai không xa, với dự án tổng kinh phí đầu tư 296 tỷ đồng, nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hoá có tầm cỡ quốc gia. Những đồi thông ngút ngàn đan xen những thung lũng thơ mộng, bao quanh là dãy núi hình 9 khúc rồng nhấp nhô uốn lượn theo dòng sông Mã. Ðộng Long Quang trên núi đầu Rồng là nơi mà du khách có thể thả sức ngắm nhìn toàn cảnh sơn thuỷ hữu tình độc đáo. Ðộng Tiên Sơn nằm ở núi Rồng là nơi lưu giữ những kiệt tác của tạo hoá. Không những thế, giờ đây Hàm rồng còn là một bảo tàng lịch sử văn hoá đồ sộ. Mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất, cây cầu đều trở thành một hiện vật sống ghi lại những chiến công hiển hách của quân và dân Hàm Rồng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hàm Rồng vẫn đứng vững, hiên ngang, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Trên sườn núi Cánh Tiên, dòng chữ "Quyết thắng" đã làm nhụt chí kẻ thù, một Hàm Rồng chưa đầy 2 km vuông đã có tới 6 đơn vị và nhiều cá nhân Anh hùng... Ngoài ra, du khách có thể tới tham quan Thái Miếu nhà Lê - một hình ảnh thu nhỏ của Vương triều Lê trước sự chiêm ngưỡng, bái vọng của nhân dân. Ðền vừa được trùng tu, tôn tạo lại song cơ bản vẫn giữ nguyên nét kiến trúc mang đậm dấu ấn 2 thời kỳ hậu Lê và thời Nguyễn. Bảo tàng Thanh Hoá, công viên Thanh Quảng, khu văn hoá tưởng niệm Bác Hồ, nhà thờ Công giáo... cũng là những nơi dừng chân hấp dẫn của khách du lịch. Hàng năm có khoảng 100.000 khách tới thành phố Thanh Hoá tham quan, du lịch trong đó khoảng 2.400 khách quốc tế.

22 tháng 2 2019

Tham khảo:

Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Ở mỗi nơi đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng. Một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm. Bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm.

Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật , mặt nước hồ màu xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm. Đó là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội. Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng mà Hồ Gươm còn là di tích lịch sử gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của đất nước ta.

Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh này ta không thể không nhắc đến lịch sử hình thành và tồn tại của hồ. Hồ Gươm đã hình thành từ rất lâu đời, cách đây khoảng 6 thế kỉ,hiện nay hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào qua Hai Bà Trung, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên Hồ Gươm còn gọi được gọi với cái tên Hồ Lục Thủy.

Vào thế kỉ XV, Hồ Gươm được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thống trả gươm thần cho rùa vàng của vị vua khai triều nhà hậu Lê người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh. Truyền thuyết kể rằng, thờ giặc minh đô hộ nước ta chúng rất hung ác gây ra nhiều tội với nhân dân ta làm cho nhân dân ta làm cho dân ta sống trong cảnh khổ cực. Khi Lê Lợi (tức vua Lê Thái Tổ) dựng cở khởi nghĩa của Lam Sơn, có một ngư dân mò được một lưỡi gươm sau đó chính ông nhặt đươc một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi dạo thuyền trên Hồ Lục Thủy bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói “Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Lang quân” Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, vừa giơ gươm ra thì gươm liền bay về phía rùa thần. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và từ đó Hồ Lục Thủy có tên gọi mới là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh của người dân Thăng Long Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Rùa là một trong bốn con vật linh thiêng trong tâm thức văn hóa dân gian. Giống rùa quý nay vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hàng năm có đôi lần nhô lên mặt nước, thật may mắn cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi trên mặt hồ.

Có hai lần hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo rùa. Đầu thế kỷ 19 người ta đã xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc và gọi là Chùa Ngọc Sơn. Không lâu sau đó chùa Ngọc Sơn không thờ phật nữa mà chuyển sang thờ thần Văn Xương Đế Quân nên đền Ngọc Sơn.

Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong Hồ Hoàn Kiếm có cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được thiết kế cong cong hình vòng cung, trông rất đẹp mắt, là lối duy nhất đưa du khách vào đền Ngọc Sơn.

Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh này, ta quên hình ảnh rặng liễu, những hàng lộc vừng thướt tha, rủ bóng quanh mặt hồ. Xung quanh bờ hồ được trồng rất nhiều loài hoa, cây cảnh làm sáng rực lên một danh lam thắng cảnh của Hà Nội. Hình ảnh Hồ Gươm lung linh như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng người dân Hà Nội bao đời nay. Người dân Hà Nội sống xung quanh khu vực hồ thường có thói quen đi tập thể dục vào buổi sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Từ người già đến trẻ nhỏ đều thích ngồi trên ghế đá quanh hồ để ngắm vẻ đẹp của Hồ Gươm. Tiếng chim hỏi líu lo mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp không chỉ đắm chìm trong hơi thở mà thiên nhiên quan hồ rất thơ mộng. Đến Hồ Gươm ta nhìn thấy những cắp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Hồ Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở nên tấp nập và sinh động hơn.

Không phải là hồ nước lớn nhất thủ đô song với nguồn gốc đặc biệt, Hồ Gươm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống, tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ kính, Hồ đã mở ra một khoảng không gian đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có những cảnh đẹp và hơn thế hồ gắn liền với huyền sử là biểu tượng khát khao hòa bình.

Không thể dùng từ gì để thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm để có thể miêu tả hết vẻ đẹp của hồ. Hồ Gươm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa. Mùa hạ ùa về từng cơn gió lồng lộng, thổi đi cái oi bức của phố phường, đâu đó trên những cành cây râm ran tiếng ve gọi hè. Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ hư thực đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông đi giữa những cơn mưa lá vàng chân nhẹ bước trên những thảm lá vừa rụng, xuýt soa với cái rét và những giọt mưa phùn lất phất bay.

Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta. Trải qua bao chặng đường lịch sử phát triển của đất nước, Hồ Gươm vẫn đẹp, vẫn thơ mộng và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước. Mùa nào tính ấy, Hồ Gươm mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hòa bình của tổ tiên xa xưa.

19 tháng 6 2021

Tham khảo

Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.

 

Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.

Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.

Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….

Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.

 

Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.

Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.