K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2016

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã sinh ra tôi. Tôi thật biết ơn đã cho tôi lớn lên theo từng ngày, theo từng thời gian, theo từn mùa gặt trái chín thơm. Quê hương của tôi đẹp với những cánh đồng lúa chín nặng trĩu bông lúa, dòng sông phù sa dồi dào và những con người lao động chăm chỉ, cần cù sớm hôm. Quê hương tôi thật đẹp và yên bình biết bao! Quê hương đã nuôi nấng từng kiếp người, nuôi nấng những con người bé nhỏ trở nên khôn lớn, trưởng thành. Quê hương đi xa mà không nhớ thì đó thật là 1 con người vô cảm, lạnh nhạt, không biết kính trọng quê hương - nơi sinh ra của mình. Quê hương tôi vô cùng trù phú và màu mỡ. Tôi sẽ thể hiện tình yêu thương đó bằng cách học tập thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước mình ngày càng tươi đẹp, văn minh hơn nữa.

Chúc bạn học tốt! Mình tự viết đó bạn à! Không hay đâu!

18 tháng 9 2016

cảm ơn pn nhìu 

Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em, bởi mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau". Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu thương. - Đoạn văn tham khảo: Đọc bài thơ “Đi trong hương tràm, ta cứ ngỡ bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”… Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng… Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ. Phải chăng đó mới chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc sống?

4 tháng 3 2023

Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để  luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước.  Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, những cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em". Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên mĩ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

10 tháng 1 2022

Tham khảo:
 

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: trích dẫn câu nói "Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người đối xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó"

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa của câu nói:

- “Cuộc đời rất ngắn ngủi với những hối tiếc và khó chịu”: cuộc đời mỗi con người là có giới hạn, lựa chọn cách sống, thái độ sống là do mỗi người tự quyết định, nếu cứ sống với những hối tiếc, thù hận thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa.

- “Hãy yêu quý những người đã cư xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”: mỗi người cần có thái độ khoan dung với những người xung quanh.

2. Bình luận, chứng minh tính đúng đắn của câu nói

- Cuộc sống con người rất ngắn ngủi, nếu chọn hối tiếc và khó chịu, cuộc sống con người sẽ trôi đi vô nghĩa

- Yêu quý và tha thứ cho người khác, kể cả những người không có thiện cảm với mình là lối sống tích cực

 

- Khi con người có thái độ sống tích cực thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

III. Kết bài:

- Nêu bài học nhận thức và hành động:

+ Học cách bao dung và vui vẻ chấp nhận cuộc sống, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác để họ có cơ hội sửa chữa.

+ Giúp đỡ để người khác có thể thấy sai lầm của mình và sửa chữa

+ Suy nghĩ tích cực và làm nhiều việc có ích

Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập văn nghị luận hay bàn về thái độ sống tích cực

    Sau khi tìm hiểu xong nội dung phần hướng dẫn dàn ý chi tiết nghị luận về câu nói "Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu ...", các bạn có thể đọc đoạn văn mẫu bên dưới đây để tham khảo cách triển khai nội dung cho bài phân tích, chứng minh của mình

13 tháng 1 2017

Giới thiệu nghề thủ công truyền thống của nước ta: trồng lúa, nuôi tằm, làm gốm, thêu, dệt, may…

Lựa chọn nghề làm gốm để thuyết minh:

- Lịch sử hình thành

    + Thời nhà Lý, ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú được cử đi sứ Bắc Tống

Sau chuyến đi sứ, ba ông thăm, học được một số kỹ thuật đem về truyền bá, cho dân chúng

    + Nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống (trước năm 1127)

- Qúa trình sản xuất gốm

Đất sét được lấy từ trong làng, được đem về ngâm trong bể chứa nước ( “bể đánh” và “bể lắng” dùng ngâm đất sét khô vào khoảng 3- 4 tháng)

    + Sau khi loại bỏ được tạp chất, đất được đưa sang “bể phơi” trong thời gian 3- 4 ngày, rồi được chuyển qua “bể ủ”

- Bước hai: nặn cốt, sửa hàng, phơi khô sản phẩm

Bước ba: quét men, vẽ hình ảnh, trong đó vẻ đẹp của gốm phụ thuộc vào lớp men (men rạn, men thô, men chảy, men trơn, men lam)

Công đoạn cuối cùng cho gốm vào lò: lò bầu, lò éch, lò hình hộp và lò ga

Hình thành thương hiệu

Có nhiều làng nghề gốm tạo ra những sản phẩm đẹp, nổi tiếng được mang đi xuất khẩu thị trường nước ngoài

29 tháng 12 2022

Bạn tham khảo nha: 

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp.

30 tháng 12 2022

cảm ơn bạn mong bạn  trả lời giúp mình câu này với https://hoc24.vn/cau-hoi/cach-de-phan-tich-mot-bai-tho-doan-tho-ve-que-huong-minh-can-1-gap-1-bai-mau-de-tham-khao-thu-2-tuan-sau-thi-roi-mong-cac-ban-giup-minh.7441396181385