K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

...., ngày....tháng....năm...

Gửi ông thân yêu của cháu!

Ông ạ, từ lâu cháu đã muốn nói rằng cháu rất yêu ông và tự hào về tay nghề làm gốm của ông lắm. Ông đã cho cháu biết rằng những chiếc bình, chiếc bát lại có thể nghệ thuật và xinh đẹp đến vậy, rằng những nghệ nhân làm gốm đã bỏ biết bao tâm tư, tình cảm vào các tác phẩm của mình. Điều đó làm cháu cảm thấy thêm yêu những chiếc đĩa, chiếc cốc... vì thấy chúng thật gần gũi, chúng được bàn tay ông chăm sóc, giống như cháu vậy. Cháu hứa sẽ giữ gìn chúng thật cẩn thật và nâng niu chúng như những đứa con tinh thần của mình. Và cháu rằng: sau này lớn lên cháu sẽ trở thành một người làm gốm tài giỏi giống như ông.

26 tháng 9 2021

Bạn ơi bạn có thể cố gắng viết bài này liên quan đến quân đôi đc không ạ.Cảm ơn bạn nhiều 

26 tháng 9 2021

1. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn chiến thắng đại dịch

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Đúng vậy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn như thiên tại, địch họa, truyền thống đó lại tỏa sáng, kết nối toàn dân tộc thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua khó khăn. Nhìn từ nguồn gốc dân tộc và vị thế địa chính trị, văn hóa của Việt Nam là nơi đầu sóng ngọn gió, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa. Vì vậy, ngay từ buổi bình minh lịch sử, khai thiên lập địa, dân tộc này luôn ý thức được rằng, muốn tồn tại và phát triển phải luôn chung sức, đồng lòng, cố kết dân tộc. Trong công cuộc dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, việc tập hợp, đoàn kết và huy động được sức mạnh của nhân dân tham gia là chìa khóa chủ yếu dẫn tới thắng lợi. Toàn dân đoàn kết trở thành giá trị truyền thống nổi bật và cực kỳ quý báu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Đây là quan hệ nhân quả: đoàn kết tạo nên sức mạnh, sức mạnh được thống nhất sẽ đưa tới thành công.

Đoàn kết dân tộc xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, sức mạnh đoàn kết đó bắt nguồn từ truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, một lần nữa truyền thống đoàn kết toàn dân tộc lại kết thành làn sóng mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức, đồng lòng, chung sức cùng Đảng, Chính phủ thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dưới sự lãnh đạo của Đảng cả hệ thống chính trị của đất nước đã vào cuộc, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Sự thắng lợi quan trọng bước đầu mà chúng ta giành được chứng tỏ sức mạnh tinh thần đã thực sự được phát huy, trở thành nhân tố ưu trội, giữ vai trò liên kết, chuyển hóa các nhân tố khác về kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, an ninh, đối ngoại thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh “chống dịch như chống giặc” vừa qua.



xin dc k

26 tháng 9 2021

2. Đồng cam cộng khổ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ

Trải qua các cuộc đấu tranh chống chọi với tự nhiên và địch họa, nhân dân Việt Nam luôn hiểu thấu triết lý, ý nghĩa của tình đồng bào, đồng chí, anh em, sớm tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật của Việt Nam: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, nhân văn, nhân ái, thủy chung… Những lúc khó khăn gian khổ tinh thần đồng cam, cộng khổ càng tỏa sáng.

Thực tiễn cho thấy, giữa lúc tình hình đại dịch trong nước có diễn biến phức tạp, ngay lập tức, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc chống dịch Covid -19. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không chỉ là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chung sức, đồng lòng chiến thắng đại dịch, mà còn khơi dậy niềm tin, sự quyết tâm cao trong mỗi người Việt Nam đồng lòng, chung sức quyết chiến, chiến thắng dịch Covid – 19. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19, thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân “Ở nhà là yêu nước” để hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết. Thủ tướng cũng chỉ đạo “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài” chống sự lây nhiễm của Covid -19. Ngay từ khi có ca nhiễm virus đầu tiên, các địa phương, bộ ngành đã chủ động nắm tình hình và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, chủ động ứng phó và giải quyết những tình huống diễn biến phức tạp do dịch bệnh gây ra.

Đối với đồng bào bị mắc kẹt ở các nước có dịch, nhiều chuyến bay từ Việt Nam đã sang đón họ trở về quê hương với phương châm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Những trường hợp thật sự cần thiết phải về nước, dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức để lo cho bà con. Đó là nghĩa đồng bào”. Cùng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, nhiều người dân trên mọi miền Tổ quốc góp sức người, sức của để mua phương tiện y tế, khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn. Những phòng điều trị áp lực âm trị giá hàng tỉ đồng, cùng nhiều trang thiết bị y tế được quyên góp bởi nhiều nghệ sĩ, doanh nhân và những khoản quyên góp từ tấm lòng của người dân cả nước đã thể hiện đậm nét truyền thống nhân văn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những việc làm đầy ý nghĩa và nhân văn, những ứng xử có trách nhiệm cao trong trận chiến phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trong các khu cách ly tại các địa phương, cứu chữa bệnh nhân tận tình của đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế Việt Nam giúp mỗi chúng ta vững tin hơn vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước; tạo động lực để người dân cả nước cùng quyết tâm, đồng hành vượt qua mọi khó khăn. Bên cạnh đó, sự gắn kết, đồng lòng giữa Chính phủ với nhân dân cùng chống “giặc” thể hiện tinh thần “Đảng và dân cùng ý chí”. Điều đó được thể hiện đậm nét, mỗi quyết sách của Chính phủ thời gian qua được đưa ra đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, được toàn dân tin tưởng, ủng hộ, đồng lòng, tạo nên sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân.

7 tháng 11 2021

(Mở đầu bức thư bạn tự viết nhé,mình viết phần thân thui)

Hiện tại mình đang  học ở trường trung học cơ sở đông mai,ngôi trường khá đẹp và rộng rãi .Mình học tập  cũng bình thường,nói chung là ổn.Nay mình sẽ giới thiệu qua về truyền thống gia đình dòng họ mình.Gia đình mình có truyền thống là hiếu học.Truyền thống này xuất phát ở gia đình mình lâu rồi.Mình cũng tôn trọng truyền thống gia đình.Và mình muốn tương lai truyền thống này sẽ lan rộng rãi hơn.Ai ai chắc cũng có 1 truyền thống gia đình dòng họ riêng.Bạn cũng thế phải ko?hãy kể về truyền thống gia đình dòng họ của bạn nhé!

13 tháng 11 2021

Tham khảo:

(Mở đầu bức thư bạn tự viết nhé,mình viết phần thân thui)

 

Hiện tại mình đang học ở trường trung học cơ sở đông mai,ngôi trường khá đẹp và rộng rãi .Mình học tập cũng bình thường,nói chung là ổn.Nay mình sẽ giới thiệu qua về truyền thống gia đình dòng họ mình.Gia đình mình có truyền thống là hiếu học.Truyền thống này xuất phát ở gia đình mình lâu rồi.Mình cũng tôn trọng truyền thống gia đình.Và mình muốn tương lai truyền thống này sẽ lan rộng rãi hơn.Ai ai chắc cũng có 1 truyền thống gia đình dòng họ riêng.Bạn cũng thế phải ko?hãy kể về truyền thống gia đình dòng họ của bạn nhé!

13 tháng 11 2021

Cậu dùng điện thoại nên ko in đậm tham khảo được ah?

3 tháng 5 2022

TK:
Bài 1 
 

Đối với học sinh, trường học không chỉ là nơi học tập, mà còn giống như một mái nhà. Ngôi trường Tiểu học là nơi tôi cảm thấy yêu thương và gắn bó.

Trường của tôi đã có hai mươi năm tuổi. Cổng trường rất to, gồm một cổng chính và một cổng phụ. Bên trong sân trường được lát gạch, rất sạch sẽ. Các bồn cây dưới trên sân trường được xếp thẳng hàng. Trường học gồm ba dãy nhà. Những dãy nhà được sơn màu vàng, mái ngói màu đỏ. Đối diện thẳng với cổng trường là dãy nhà hiệu bộ. Trong các phòng học có đầy đủ trang thiết bị học tập.

Dưới mái trường thân yêu, tôi đã trải qua những ngày tháng học tập thật bổ ích. Đặc biệt nhất là kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Tôi thức dậy thật sớm. Ông nội là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi, tôi cảm thấy háo hức, nhưng cũng đầy lo lắng. Ngôi trường Tiểu học đã hiện ra trước mắt. Trong ấn tượng của tôi lúc đó, ngôi trường thật to lớn. Trên sân trường có rất đông các bạn học sinh. Tôi được ông đưa đến lớp học. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để đón chúng tôi. Hình ảnh cô giáo xinh đẹp, dịu dàng vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi.

Sau nhiều năm học gắn bó, tôi cảm thấy càng thêm yêu ngôi trường. Từng góc sân trường, trên những chiếc ghế đá và cả mỗi phòng học đều ghi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm. Bài học đánh vẫn đầu tiên mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Những giờ ra chơi sôi động sau tiết học vất vả. Tiếng trống tựu trường sau ba tháng hè. Cả những mùa chia tay với hàng phượng vĩ rực rỡ, tiếng ve râm ran. Tất cả thật đáng trân trọng và giữ gìn.

 Bài 2

“Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy…”

(Bụi phấn)

Khi nghe bài hát này này, tôi lại cảm thấy bồi hồi. Tôi nhớ về mái trường cấp hai thân yêu với những kỉ niệm thật đẹp đẽ.

Ngôi trường được xây dựng được hơn mười năm. Trường được bảo vệ bởi một bức tường hình vuông kiên cố. Cổng trường rộng lớn, uy nghi. Bên trong, các dãy nhà được sơn màu vàng, với mái ngói đỏ tươi. Các phòng học bên trong đều được trang bị đầy đủ thiết bị.

Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Dưới sân trường, chúng tôi đã có những giờ giải lao thật bổ ích, cùng với những kỉ niệm vui vẻ bên bạn bè.

Kỉ niệm về ngày khai trường đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Ngôi trường vào ngày khai giảng hôm đó đối với tôi thật khác lạ. Sân trường được quét dọn sạch sẽ và được phủ đầy các hàng ghế dành cho học sinh. Sau tiết mục chào cờ, lần lượt là những lời phát biểu của thầy hiệu trưởng. Lời dặn dò cố gắng học tập của thầy tôi vẫn ghi nhớ.

Dưới mái trường này, chúng tôi đã được các thầy cô dạy dỗ nên người. Hình ảnh cô giáo chủ nhiệm luôn ân cần, quan tâm. Hay cả những giờ giải lao cùng bạn bè vui chơi. Lớp học đã trở thành một tập thể đoàn kết vững mạnh. Những người bạn thân thiết đã gắn bó cùng nhau suốt bốn năm liền với thật nhiều kỉ niệm vui buồn.

Đối với tôi, mới chỉ gắn bó hơn một năm, nhưng mái trường thân yêu đã trở thành ngôi nhà thứ hai. Tôi mong sau mỗi ngày đến trường sẽ có thêm thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ hơn.
CHúc bạn thành công...... Còn lại bạn tự vít nha

Gửi bố yêu quý của con!

Có lẽ bố rất bất ngờ khi nhận được lá thư này của con bố nhỉ? Con biết rằng, công việc của bố rất bận rộn, nhưng con mong rằng bố sẽ dành chút thời gian đọc hết lá thư này của con bố nhé!

Những ngày qua, báo đài và mọi người xôn xao rất nhiều về đại dịch Covid-19, và con chắc rằng, bố cũng đã biết đến nó. Và con chắc rằng, nó thực sự là một mối nguy hiểm vô cùng to lớn đối với chúng ta. Chính con virut ấy đã khiến hàng triệu người trên thế giới qua đời, và thêm hàng chục triệu người khác đang phải đối mặt với nguy hiểm. Thế nhưng, ở nước ta, có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được sự nguy hiểm của nó. Có một số người, khi đến nơi công cộng vẫn không mang khẩu trang, thường xuyên đi chơi, đi du lịch khắp nơi với lịch trình dày đặc trong thời gian nhạy cảm này. Chính họ đã tạo nên một luồng nguy hiểm đang lớn dần lên từng ngày trong xã hội.

Vậy nên, mỗi khi bố đi làm, con luôn lo lắng rất nhiều. Vì con biết đặc thù công việc của bố, khiến bố phải tiếp xúc với rất nhiều người mỗi ngày. Bố phải trao đổi, ngồi gần thậm chí là tiếp xúc trực tiếp (bắt tay) với họ. Điều này vô tình khiến bố dễ tiếp xúc với mầm bệnh hơn. Và con cũng biết rằng, công việc của bố thực sự rất vất vả, ngày nào khi trở về nhà, trông bố cũng thật mệt mỏi, đôi khi quên cả việc rửa tay trước khi ăn cơm.

Thế nhưng, con vẫn muốn bố giữ với con một lời hứa. Rằng bố sẽ luôn làm đúng theo những lời khuyên của bộ y tế về phòng chống lây lan virus Covid. Như luôn đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, hạn chế tụ tập nơi đông người… Để dù vất vả, nhưng bố vẫn sẽ luôn khỏe mạnh ở bên cạnh con, không phải rời đi cách li ở một nơi xa khác, hay chịu mệt mỏi do virut hành hạ.

Bố nhé!

Con gái yêu của bố

1 tháng 2 2021

rùi kìa 

17 tháng 12 2016

Đề bài: Kể về một người thân của em KỂ VỀ BÀ Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/ke-ve-mot-nguoi-than-cua-em-22-1324.html

17 tháng 12 2016

Đề 1:

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

26 tháng 9 2021

tham khảo

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

17 tháng 12 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

23 tháng 12 2018

cảm ơn bạn