K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Việc sử dụng ngôi kể thứ giúp thể hiện sự chân thực của văn bản, giúp cho người đọc hiểu được những suy nghĩ và hành động của các nhận vật rõ ràng, chi tiết hơn. Giúp văn bản có chiều sâu.

7 tháng 5 2023

Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất ở đây giúp người đọc như hiểu được hơn những suy nghĩ, hành động của nhân vật, được nhìn sự việc dưới góc nhìn của nhân vật và trải nghiệm cảm xúc của họ.

Giúp mọi việc được cảm nhận mang tính chủ quan và chân thực hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la được kể theo ngôi thứ nhất (theo lời kể của Ô-đi-xê) là hoàn toàn hợp lí.

+ Giúp mọi việc được kể lại thật chi tiết, dễ dàng bộc lộ cảm xúc nhân vật

+ Tuy nhiên, gặp khó khăn trong việc nêu cảm nhận, ý kiến của bản thân bao quát tổng thể cả câu chuyện.

- Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây kể về cuộc giao chiến giữa hai tù trưởng.

+ Cản trở việc bộc lộ được hết các suy nghĩ, cảm xúc của các đối tượng trong câu chuyện

+ Tuy nhiên, lại có thể nói lên được đánh giá tổng quát của bản thân về câu chuyện.

7 tháng 5 2023

- Ngôi kể thứ nhất : từ xưng hô dùng để kể lại câu chuyện là " tôi "; là người chứng kiến đầu đủ các sự việc để kể lại ; ngôi kể này sẽ giúp mọi việc được kể lại thật chi tiết, dễ dàng bộc lộ cảm xúc nhân vật nhưng lại rất khó trong việc nêu cảm nhận, ý kiến của bản thân bao quát tổng thể cả câu chuyện.

- Ngôi kể thứ ba : người kể câu chuyện không phải là người trực tiếp tham gia mà chỉ gián tiếp kể lại câu chuyện với vai trò là người dẫn lời ; điều đó làm cản trở việc bộc lộ được hết các suy nghĩ, cảm xúc của các đối tượng trong câu chuyện nhưng lại có thể nói lên được đánh giá tổng quát của bản thân về câu chuyện.

30 tháng 5 2017

Dàn ý:

1. Mở bài: - Tôi là một cây lau đã có tuổi trong làng, đám lau non rất thích nghe tôi kể chuyện về cuộc đời của mình, và hôm nay tôi kể cho chúng nó nghe về lần được chứng kiến một người con gái – Vũ Nương, tự tự bên bờ sống Hoàng Giang này.

2. Thân bài:

- Cô gái chạy đến bờ sông và cất tiếng khóc (tiếng khóc to, nhỏ dần rồi biến mất)

- Sau một hồi lâu nàng bắt đầu nói những lời cầu nguyền sau khi chết (“tôi” đã suy nghĩ thế nào khi nghe những lời cầu của cô gái?)

- Sau khi nói xong, nàng nhảy xuống sông:

   + Dòng sông Hoàng Giang bắt đầu có những thay đổi chưa từng thấy: sắc nước biến đổi, những đợt sóng lớn xô bờ..

   + Một vị sứ giả của sông hiện lên, thể hiện lòng cảm thông đối với cô gái rồi đưa cô xuống sông theo

- Ngày ngày, hồn của Vũ Nương – bây giờ đã là công chúa thủy tề, hay dạo bên sông, cô kể với đám lau chúng tôi về câu chuyện của mình (đám lau cảm thông nhưng bất lực)

- Vài ngày sau, khi mọi người ra sông giặt quần áo, chúng tôi được biết về cuộc sống của đứa bé Đản và Trương Sinh sau khi Vũ Nương mất: Trương Sinh đã hiểu nỗi oan của vợ. Chúng tôi kể lại mọi chuyện cho nàng nghe vào đêm hôm đó khi nàng đi dạo trên sông.

3. Kết bài: - Trương Sinh ra bờ sông, lập đàn cầu được gặp Vũ Nương, hai người nói chuyện với nhau

- Kể từ ngày hôm đó, Vũ Nương không bao giờ hiện lên nữa.

1 tháng 4 2021

Nhà viên ngoại họ Vương có ba người con : Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quang, trong đó hai người con gái đầu lòng xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Nhân dịp Tết thanh minh, ba chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân với tâm trạng háo hức.

Thanh minh diễn ra trong tháng ba, tháng cuối của mình xuân. Những ai yêu mùa xuân sẽ cảm thấy sao xuân qua nhanh thế nhưng vẻ đẹp của xuân không mau tàn, sắc xuân vẫn rực rỡ dù là đang ở tháng ba. Ngày Thanh minh, tiết trời ấm áp, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn tỏa một màu tươi sáng, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng ả, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối tiếp nhau , trải rộng đến tận chân trời, nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắcc xanh của cỏ cây tạo một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Vừa đi vừa ngắm cảnh, Thúy Kiều chợt nhớ  thơ xưa có nhắc đến hình ảnh này:

Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa

Nhưng nàng thấy nếu bỏ qua sắc màu của cảnh vật thì không thể thấy được sắc thần của mùa xuân thật tươi đẹp,  âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.

Ba chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội với trang phục thật đẹp. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân và tham dự hội đạp thanh - tức là đi chơi xuân ở chốn đồng  quê. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một nét sinh hoạt mang tính truyền thống của người Á Đông.

Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Ba chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Họ bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.

Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ,  lòng cảm thấy nao nao như có dự cảm một chuyện sắp xảy ra trong chuyến du xuân này... Để rồi trước mắt nàng là mộ Đạm Tiên, nghe kể số phận của một người kỹ nữ sắc nước hương trời thế mà lúc mất đi lại không ai thương nhớ, nấm mộ hiện ra thật tiêu điều " rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"Kiều đã khóc thương cảm cho con người tài hoa bạc mệnh  Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những cung bậc cảm xúc trong sáng khi gặp gỡ Kim Trọng - phong tư tài mạo tót vời, dù đã quyến luyến ngay cái nhìn đầu tiên nhưng tình trong như đã mặt ngoài còn e. 

Thúy Vân nắm tay Kiều nói với sự háo hức, vô tư:

- Lễ hội vui quá, năm sau chúng ta lại tham dự nha chị!

Chuyến du xuân đã để lại trong lòng chị em Thúy Kiều nhất là Kiều biết bao cảm xúc về cảnh đẹp, về tình người...

5 tháng 5 2017

a, Đoạn trích trên kể lại sự việc ba cô gái thanh niên xung phong phá bom mở đường trên tuyến đường Trường Sơn.

Đoạn trích nằm ở phần thân của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

b, Đoạn trích có sự nhầm lẫn về ngôi kể. Nhà văn sử dụng ngôi thứ nhất (Phương Định xưng tôi kể). Khi bạn HS chép lại đã thay đổi cách dùng từ cô, cô gái và danh từ riêng Phương Định ở câu 5.

Từ những điều trên có thể rút ra bài học: Trong văn tự sự cần nhất quán về ngôi kể, phải duy trì ngôi kể đó thì văn bản mới thống nhất, logic, chặt chẽ.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.

- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

8 tháng 3 2023

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.