K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2021

Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới, vì:

- Cuộc khủng hoảng đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình.

+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.

+ Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không hoặc có ít thuộc địa, thiếu thốn về vốn, nguyên liệu, thị trường đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị.

- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

23 tháng 2 2016

Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế-xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất thì các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít-nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

23 tháng 2 2016

- Khủng hoảng kinh tế đã đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chế khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mỹ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. y ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã  hội.

2 tháng 8 2018

- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.

     + Một là : Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.

     + Hai là : Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.

- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

22 tháng 9 2019

- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.

- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước.

- Quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 

b. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đến Việt Nam

- Để thoát khỏi khủng hoảng, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) => Việt Nam chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 (mà trực tiếp là từ chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp): 

+ Kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái, sản xuất đình trệ, sản lượng của hầu hết các ngành đều suy giảm. 

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng => mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc. 

28 tháng 10 2018

Đáp án: B

Giải thích: Mục…3 bài 11….Trang…62...SGK Lịch sử 11 cơ bản

12 tháng 1 2019

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929 – 1933) đối với nước Mĩ rất nghiêm trọng:

* Kinh tế :

- Ảnh hưởng nghiêm trọng các ngành sản xuất công nông và thương nghiệp:

     + sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929

     + 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa (10 vạn)

     + 11,5 công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản

* Chính trị- xã hội:

     + Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn

     + Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ

11 tháng 3 2018

Đáp án: C

Giải thích: Mục…3….Trang…61...SGK Lịch sử 11 cơ bản

 

24 tháng 3 2018

a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. 

- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước. 

- Quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 

b. Điểm khác biệt trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

- Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Ví dụ, nước Mĩ thực hiện Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề xướng.

- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc phát xít hóa bộ máy thống trị.

c. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

- Anh, Pháp, Mĩ:

+ Có nhiều thị trường và thuộc địa => có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa, do đó có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách.

+ Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Anh, Pháp, Mĩ thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước thông qua biện pháp hòa bình, cải cách.

- Đức, I-ta-lia-a, Nhật Bản:

+ Kho có hoặc có ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp => thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường. 

+ Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước bằng bạo lực.