K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2022

tham khảo

Khiếu nạitố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

16 tháng 4 2022

Tham khảo ý 1 nha:)
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền riêng tư ,...

+ Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại , tố cáo là thể hiện sự công bằng giữa mỗi công dân . Tất cả đến có quyền được khiếu nại và tố cáo những hàn vi sai trái , vi phạm pháp luật .

17 tháng 3 2022

Quyền sở hữu tài sản là gì ? 

Quyền sở hữu tài sản là quyền mà chủ sở hữu có thể quyết định với tài sản của mình.

Theo Hiến pháp năm 1992, điều 58 thì công dân có quyền sở hữu đối với các tài sản nào ? ( Tham khảo ý này nhé ;D ) 

Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18.

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. 

Những tài sản nào nhà nước bắt buộc công dân phải đi đăng kí quyền sở hữu ? Vì sao ?

- Nhà cửa, đất đai.

+ Ti vi , tủ lạnh , máy giặt .

+ Ô tô , xe máy . xe đạp điện , xe xích lô , máy cày .

+ ..............

Vì đây đều là những thứ đắt đỏ, có giá trị cao nên phải bắt buộc đăng kí quyền sở hữu, nếu không đăng kí , hậu quả sẽ khó lường.Và những thứ rẻ, chưa thật sự giá trị thì không phải bắt buộc đăng kí.

17 tháng 3 2022

TK :

Quyền sở hữu tài sản là gì ? 

Quyền sở hữu tài sản là quyền mà chủ sở hữu có thể quyết định với tài sản của mình.

Theo Hiến pháp năm 1992, điều 58 thì công dân có quyền sở hữu đối với các tài sản nào ? ( Tham khảo ý này nhé ;D ) 

Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18.

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. 

Những tài sản nào nhà nước bắt buộc công dân phải đi đăng kí quyền sở hữu ? Vì sao ?

- Nhà cửa, đất đai.

+ Ti vi , tủ lạnh , máy giặt .

+ Ô tô , xe máy . xe đạp điện , xe xích lô , máy cày .

+ ..............

Vì đây đều là những thứ đắt đỏ, có giá trị cao nên phải bắt buộc đăng kí quyền sở hữu, nếu không đăng kí , hậu quả sẽ khó lường.Và những thứ rẻ, chưa thật sự giá trị thì không phải bắt buộc đăng kí.

26 tháng 4 2022

Vì:Cuộc sống của con người luôn thay đổi theo thời gian, hiến pháp được ban hành trong quá khứ không thể là vĩnh hằng, áp dụng cứng nhắc cho ngày hôm nay. Một nội dung đúng trước đây nhưng lại có thể không đúng cho hiện tại và tương lai.

tick cko mik nhé ~

– Về mặt pháp lý, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật,...........

-Hiến pháp được quy định là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất; sau đó đến các luật với tính chất là văn bản đặt ra quy định điều chỉnh quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực; và cuối cùng là nghị quyết, quy định những vấn đề cụ thể hơn như: tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương ...

1. Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 09/11/1946 gồm 7 chương 70 điều. Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam ra đời ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, lời nói đầu của Hiến pháp này gồm 238 từ; nhiệm vụ của đất nước và dân tộc được thể hiện rõ “nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước ta quy định nhân dân không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, tôn giáo đều là chủ thể của quyền lực Nhà nước.

2. Do tình hình chiến tranh nên Hiến pháp năm 1946 chưa được Chủ tịch nước công bố, nhưng theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tùy tình hình cụ thể mà tinh thần của các quy định của Hiến pháp 1946 vẫn được thực hiện trên thực tế. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I, ngày 31/12/1959, Hiến pháp năm 1959 đã được thông qua gồm 10 chương 112 điều. Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù tên gọi chính thể không thay đổi so với Hiến pháp năm 1946 (Việt Nam dân chủ cộng hòa) nhưng nội dung tổ chức bên trong của bộ máy Nhà nước và nhiệm vụ Cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một tình thế mới. Lời nói đầu của bản Hiến pháp này gồm 1.276 từ, có đoạn ghi rõ: “Cách mạng Việt Nam chuyển sang một hình thế mới. Nhân dân ta cần ra sức củng cố Miền Bắc, đưa Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh để hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”.

3. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, mở ra thời kỳ cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1959 đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đất nước Việt Nam cần một bản Hiến pháp mới nhằm khẳng định những thành quả của Nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, đồng thời quy định việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980 gồm có 12 chương 147 điều. So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1980 tham khảo nhiều nội dung của Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 gồm 1.706 từ (được xem là bản Hiến pháp có lời nói đầu dài nhất thế giới ở thời điểm đó). Theo nhiều học giả, có thể nói rằng Hiến pháp năm 1980 là một bản Hiến pháp thể hiện một cách đầy đủ nhất những nhận thức cũ của Việt Nam về dân chủ của chủ nghĩa xã hội.

4. Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15/04/1992 gồm 12 chương 147 điều. Hiến pháp năm 1992 đã bỏ những quy định thể hiện cơ chế tập trung, kế hoạch, bao cấp của Hiến pháp năm 1980 để thúc đẩy công cuộc đổi mới của đất nước. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 gồm 539 từ có đoạn ghi “Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện do đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới” …

Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, có 24 nội dung sửa đổi, bổ sung gồm đoạn cuối của lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi, bổ sung các điều 2, 3, 8, 9, 15, 16, 19, 21, 25, 30, 35, 36, 37, 59, 75, các điểm 4, 5, 7 và 13 điều 84; điểm 9 điều 91; các điểm 4, 6, 7, 9 và 10 điều 103; điểm 8 điều 112; điểm 2 điều 114; điều 116; 137; 140.

5. Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương 120 điều. Cũng tại kỳ họp này Quốc hội đã có Nghị quyết số 64/2013/QH13 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 giảm 01 chương 27 điều; bổ sung 01 chương mới (chương X về Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán Nhà nước), 12 điều mới (gồm các điều 19, 34, 41, 42, 43, 55, 63, 78, 111, 112, 117 và 118), giữ nguyên 07 điều (1, 49, 77, 86, 87, 91 và 97), sửa đổi bổ sung 101 điều. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 2013 có 3 đoạn 290 từ. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, cụm từ “Nhân dân” được viết hoa để khẳng định và đề cao vai trò có tính quyết định của Nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đoạn cuối lời nói đầu Hiến pháp năm 2013 ghi rõ “Thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

29 tháng 3 2021

Vì sao có sự bổ sung và sửa đổi hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

=> Cho phù hợp với tình hình của đất nước.

28 tháng 4 2023

Để tạo cơ sở pháp lý cho công dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Tạo cơ sở pháp lý cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan, cán bộ công chức nhà nước.