K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Chí Phèo lại khiến dân làng Vũ Đại e sợ khi hắn mới từ nhà tù trở về làng vì:

- Trông như thằng săng đá.

- Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm.

- Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Điểm nhìn: Có sự thay đổi, đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại.

- Giọng điệu: tự nhiên, gần gũi, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.

- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:

+ Là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm.

+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống, tuy tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.

+ …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

* Phân loại điểm nhìn:

- Điểm nhìn của người kể chuyện:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … cả làng Vũ Đại

+ Không ai lên tiếng cả … không ai biết …

- Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại: Chắc nó trừ mình ra

- Điểm nhìn bên ngoài:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … Không ai lên tiếng cả

+ Đã thế, hắn … không ai ra điều

+ Phải đấy … không ai biết.

- Điểm nhìn bên trong:

+ Tức thật … Tức chết đi được mất

+ Mẹ kiếp … nông nỗi này.

- Nhận xét: Điểm nhìn được nhà văn sử dụng linh hoạt, có sự luân chuyển, giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều về khung cảnh mở đầu và cảm xúc của Chí Phèo với tiếng chửi của hắn.

- Cách mở đầu truyện ngắn: Cách mở đầu thật độc đáo, ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc: giới thiệu trực tiếp nhân vật và mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện.

Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.Sáng hôm...
Đọc tiếp
Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pa Tra…
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ) b) Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp […].
(Nam Cao, Chí Phèo) c) Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pa Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pa Tra. Cô Mị về làm dâu nhà Pa Tra đã mấy năm. (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
1
11 tháng 6 2017

- Đoạn 1: cụm từ “ một đêm khuya” được đặt đầu câu nhằm nêu hoàn cảnh, thời gian cho các sự kiện xảy ra. Trạng ngữ “sáng hôm sau” có tác dụng liên kết câu vì thế phải nằm đầu câu

- Đoạn 2: trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, đằng sau hành động của chủ thể.

- Đoạn 3: “đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm. Tuy giữ vai trò thứ yếu về mặt ngữ pháp nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu.

3 tháng 11 2018

ð Đáp án D

1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:a) Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thẳng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chủng.Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng...
Đọc tiếp

1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:

a) Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thẳng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chủng.

Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con nghé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:

- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

(Nam Cao)

b)- Sao? Cải số tiền đỏ, cậu đã có để trả tôi chưa?

- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau. Ông chủ bĩu môi, nói:

- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra toà đó.

Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dễ

- Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà

đi làm ăn chi?

- Vâng, tôi vẫn định thế...

- Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.

- Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?

- Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.

- Trong nửa tháng! Chà!

 

(Nguyễn Công Hoan)

1
19 tháng 7 2023

Tham khảo nhe!

a) - Sử dụng kết hợp cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt, nét mặt với nhau:

+ Cử chỉ: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.

+ Điệu bộ: khẽ lay, cười nhạt.

+ Ánh mắt: lim dim.

+ Nét mặt: cười giòn giã (mặt cười đểu).

b) - Sử dụng cử chỉ, điệu bộ:

+ Cử chỉ: ngọt ngào dỗ.

+ Điệu bộ: bĩu môi.

- Sử dụng những từ biểu cảm (thán từ): Chà!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Sử dụng kết hợp cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt, nét mặt với nhau:

+ Cử chỉ: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.

+ Điệu bộ: khẽ lay, cười nhạt.

+ Ánh mắt: lim dim.

+ Nét mặt: cười giòn giã (mặt cười đểu).

19 tháng 7 2023

TK

* Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:

- Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh” sau những cơn say triền miên:

+ Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp lờ mờ, thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm bên ngoài vẫn sáng”

+ Bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài

+ Miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”

+ Cảm thấy “sợ rượu” – dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất

+ Cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng người cười nói,…

+ Hắn đủ đỉnh để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc.

- Chí Phèo trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy:

+ Niềm hi vọng của thời trẻ quay lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.

+ Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt”, hắn xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc mình.

+ Chí Phèo thèm lương thiện: tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có thể hoàn lương, khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”.

- Mong muốn trở về làm người lương thiện không thể, tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, thị từ chối, Chí thất vọng, đau đớn:

+ “ngẩn người”, “ngẩng mặt”: thái độ biểu thị sự nhận thức được tình cảnh của mình.

+ “hít thấy hơi cháo hành”: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua

+ đuổi theo, nắm lấy tay thị: mong muốn níu kéo hạnh phúc

+ “ôm mặt khóc rưng rức”: đau đớn, tuyệt vọng

- Hành động tự kết liễu của Chí Phèo thể hiện sự phẫn uất và tuyệt vọng đến tột cùng:

+ Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao

+ Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.

+ Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình.

* Khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát bởi vì trong sự tỉnh táo đặc biệt của mình (càng uống càng tỉnh), hắn nhận ra kẻ thù thực sự của cuộc đời mình chính là Bá Kiến, kẻ khiến hắn trở thành con người tồi tệ, một con quỷ dữ ngày càng xa dần xã hội loài người và làm như vậy hắn mới như lấy lại được thanh danh cho mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:

- Hoàn cảnh gặp Thị Nở trong cơn say.

- Trước hết là sự thức tỉnh: khi tỉnh rượu, hắn cảm nhận về không gian, cuộc sống xung quanh, tình trạng của mình… sau đó hắn tỉnh ngộ, cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc của Thị Nở.

- Sau đó là hắn hy vọng, ước mơ lương thiện trở về, đặt niềm hy vọng lớn ở Thị Nở. Hắn đã ngỏ lời với thị, trông đợi thị về xin phép bà cô.

- Tiếp đó là thất vọng và đau đớn: bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo và Thị Nở đã từ chối Chí nhưng hắn vẫn cố níu giữ. Đau đớn và căm hận, Chí quyết giết chết thị và bà cô thị.

- Cuối cùng là phẫn uất và tuyệt vọng: Chí về nhà uống rượu, ôm mặt khóc. Và rồi hắn xách dao đi đến nhà Bá Kiến, đòi lương thiện. Hắn đã giết Bá Kiến và tự sát.

* Khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát vì:

Bá Kiến là nguyên nhân tha hóa của Chí Phèo. Cái xã hội bất công này không cho Chí cơ hội trở lại làm người tốt. Đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí.