K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2017

- Văn bản thuộc thể loại văn trung đại.

- Gồm có hai đoạn:

     + Câu chuyện về sự báo đáp của con hổ với bà đỡ Trần

     + Sự báo ơn của con hổ với bác tiều Lạng Giang

4 tháng 12 2017

1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn văn? Mỗi đoạn nói gì?
BL: - Văn bản này thuộc loại văn tự sự - truyện cổ trung đại.
- Truyện có 2 đoạn :
+ Đoạn 1: Kể chuyện giữa một con hổ và một và đỡ
+ Đoạn 2: Kể chuyện giữa một con hổ và bác tiều phu. 
2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện "con hổ có nghĩa" mà không phải là "Con người có nghĩa"?
BL: - Biện pháp là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. 
- Nhằm mục đích đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. 

20 tháng 7 2017

Văn bản này thuộc thể loại: truyện trung đại.

Mấy anh chị em huynh đệ tỷ muội gần xa giúp em vớiai nhiệt tình giúp nhiều ai lướt qua giúp 1 2 câu là em OK rồiNgữ văn 6 nha Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ...
Đọc tiếp

Mấy anh chị em huynh đệ tỷ muội gần xa giúp em với

ai nhiệt tình giúp nhiều ai lướt qua giúp 1 2 câu là em OK rồi

Ngữ văn 6 nha

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ hiền dạy con có những phẩm chất nào đáng quý. Tìm những chi tiết thể hiện điều đó trong văn bản

Câu 4: Nhân vật Thái y họ Phạm trong truyện thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có những phẩm chất nào? Hãy tìm các chi tiết trong tác phẩm thể hiện điều đó.

Câu 5: Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn hoặc tình yêu thương con người.

Câu 6: Văn xuôi thường có yếu tố tưởng tượng thể hiện sự phong phú của tác giả. Tìm một số yếu tố đó trong văn bản con hổ có có nghĩa và phân tích tác dụng của nó

Bài tập Ngữ văn

 

5
13 tháng 1 2018

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.

Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.



13 tháng 1 2018

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

14 tháng 12 2018

1. Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

   

2. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian ( nhân vật chính - Lang Liêu - trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và nối ngôi vua, v.v...).

3. - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.

    - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

    - Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

4. Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

5. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con :

    - Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;

    - Dạy cho con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;

    - Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.

   Truyện Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.

   Tục ngữ : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

6. Đoạn văn :

Mẹ tôi ba mươi bảy tuổi, là y sĩ trạm xá xã Vinh Quang. Mẹ tốt nghiệp trường Trung cấp y sĩ Hải Phòng thuộc chuyên khoa Sản. Sáng sớm, mẹ đã đi xe đến trạm xá. Chiều tối, mẹ mới về nhà. Mẹ khám bệnhtiêm thuốc, săn sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Vào mùa dịch bệnh hoặc gặp các ca đẻ khó, đẻ non, mẹ phải làm suốt đêm ngày. Mỗi lần tiễn một sản phụ mẹ tròn con vuông từ trạm xá ra về, mẹ vui lắm. Các bà, các chị ở xã tôi, mỗi khi gặp mẹ đều rất vui và gọi là "cô Hằng" một cách quý mến.

    26 tháng 4 2019

    Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng trong truyện là: tưởng tượng hư cấu.

    23 tháng 10 2019

    Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa

    - Mượn hình ảnh con hổ có nghĩa để nói về con người có nghĩa.

        + Con hổ là loài cầm thú hung dữ mà còn sống có nghĩa, có tình thì lẽ nào con người lại sống thiếu ơn được

         + Đây là cách diễn giải gián tiếp về con người.

    8 tháng 8 2017

    Đoạn văn có thể chia thành 3 đoạn:

    - Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua

    - Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh...): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh

     

    - Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô

    24 tháng 3 2016

    Hai con hổ trong hai câu chuyện nhỏ đều có nghĩa - đều biết ơn sâu sắc người đã giúp dỡ mình. Nhưng cách bày tỏ, cách đền ơn của mỗi con hổ có khác nhau: con hổ đực thì đền ơn bà đỡ Trần bằng hơn mười lạng bạc, số bạc ấy giúp bà sống qua năm mất mùa, đói kém. Còn con hổ trán trắng thì đền ơn bác tiều phu không chỉ một lần như hổ đực. Nó đền ơn cứu mạng của bác tiều trong suốt cả cuộc đời: khi bác còn sống và cả khi bác đã qua đời mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác...