K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2018

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.



25 tháng 12 2018

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

4 tháng 12 2022

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của em có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm 

11 tháng 10 2021

tham khảo:

Hôm nay là ngày hội những đồ dùng học tập, các họ hàng nhà bút, nhà sách,... đua nhau đến tham dự lễ hội với hy vọng sẽ đạt được danh hiệu quán quân, giành giải nhất về độ thông dụng và gần gũi với đời sống con người.

Từ sáng sớm, Bút Bi đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉnh chu bài diễn thuyết giới thiệu của mình và đến hội sớm nhất. Ngồi bên dưới vị trí chờ, nghe anh Cặp, chị Sách phát biểu mà Bút Bi ngồi không yên. Đến lượt mình, cậu bé nhỏ tự tin dướn cao mình, dõng dạc giới thiệu

- Chào toàn thể quý vị và các bạn, mình là Bút Bi, đại diện tiêu biểu của họ nhà bút. Sau đây là bài tự giới thiệu, thuyết minh về bản thân của mình.

Bút Bi là một đồ vật rất gần gũi, thân thuộc, gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, đặc biệt là với các bạn học sinh. Cho đến nay, chưa ai biết chính xác thời gian chiếc bút bi đầu tiên ra đời. Tiền thân của những chiếc bút này là những chiếc bút lông để vẽ và viết nhưng khá bất tiện vì phải mài mực, chấm mực thường xuyên khi viết. Mãi về sau, một nhà báo người Hungari làm việc tại Anh tên là Lasrlo Biro mới tìm ra cách sáng chế ra chiếc bút bi để thuận lợi cho việc làm báo, viết văn của ông. Nhờ sáng chế này, ông đã nhận bằng sáng chế ở Anh ngày 15-6-1938. Cùng với sự phát triển vủa xã hội, bút bi du nhập vào Việt Nam những năm giữa thế kỉ XX.

Bút bi có rất nhiều loại, phong phú, đa dạng nhưbg phổ biến nhất vẫn là loại có nắp đậy và loại không có nắp đậy. Dù được cấu tạo thế nào thì chiếc bút bi vẫn có hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng kim loại dẻo hoặc nhựa, kiểu dáng và màu sắc đa dạng tùy theo thiết kế của hãng sản xuất. Vỏ bút coa độ dài chừng 14 cm, đường kính 0,7 đến 0,8 cm, thường có hình trụ, thu nhỏ về phần đầu bút. Vỏ bút có loại vỏ trơn, chỗ tay cầm có gắn mút cao su mềm hoặc có loại được tạo thành các cạnh như hình lục giác hay bát giác đều. Để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất không ngừng cho ra đời các loại hình dánh, mẫu mã khác nhau rất đẹp mắt như một phương án nâng cao tầm anhe hưởng cho thương hiệu của mình. Với chiếc bút có nắp đậy, cấu tạo có phần đơn giản, thường chỉ là một ống nhựa với những đặc trưng thường có của những chiếc vỏ bút có đi kèm với nắp đậy cùng bằng kim loại hay nhựa, được mài phù hợp với đầu bút, có thể nắp chặt, bảo vệ ngòi bút khi không sử dụng. Nắp bút thường có khuyên cài, dễ dàng kẹp vào túi áo hay bìa sách tránh bị rơi mất. Khi dùng, người dùng chỉ cần mở nắp là có thể viêta được, tuy nhiên phải thật cẩn thận tránh để mất nắp bút. Còn loại không có nắp, về cơ bản cấu tạo của nó cũng giống người họ hàng của mình nhưbg khác ở phần ngòi bút không phải đi liền với chiếc nắp mà gắn với một bộ phận là lẫy bút. Khi viết, bấm vào lẫy bút để đẩy ruột bút ra khỏi vỏ. Mỗi lần bấm vào lẫy bút sẽ tạo ra tiếng "tách" rất vui tai.

Bộ phận quan trọng của bút là ruột bút. Ruột bút thường là một ống nhựa tròn, độ dài và kicha thước nhỏ hơn rất nhiều so với vỏ bút, dài khoảng 10 đến 11 cm dùng để chứa mực nên còn gọi là ống mực. Thông thường, mực có màu trong suốt để người viêta dễ dàng nhận biết lượng mực còn lại để sử dụng. Gắn với ống mực là ngòi bút làm bằng kim loại không gỉ, môth đầu có lỗ tròn với một viên bi nhỏ xíu, kích thước to nhỏ khác nhau, thường có đường kính khoảng 0,38 đến 0,7 mm. Mỗi khi viết, viên bi ấy sẽ chuyển động, quay tròn theo quỹ đạo, đưa mực ra ngoài rất đều. Với loại bút không có nắp, để giữ cho ngòi bút chắc chắn và thuận lợi cho việc đẩy ruột buta ra vào còn có sự góp mặt của lò xo kim loại hình xoắn ống. Lò xo này kết hợp với lẫy bút tạo thành cơ chế hoạt động đẩy ngòi bút dài ra hay ngắn lại, dễ dàng bảo vệ ngòi bút. Bút bi cũng có nhiều loại mực, mực nước, mực dầu, mực nhũ, mực dạ quang, màu sắc này càng đẹo và bắt mắt. Có những chiếc bút có tới tận 7, 8 màu xanh, đỏ, vàng, tím,... rất tiện lợi, nhỏ gọn khi sử dụng.

Bút bi từ khi sáng chế tới nay ai cũng phải công nhận rất tiện dụng, bút viết nhanh, không tốn thời gian để bơm mực, mực viêta xong khô ngay, không bị dây ra tay hay quần áo. Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con ngưòi trong cuộc sống. Bút bi được dunhf vào nhiều kunhx vực khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, gắn bó nhiều nhất với học sinh, sing viên trong học tập. Bên cạnh đó, những cây bút đẹp, quý cũng trở thành thứ đồ được săn đón và là món quà cho nhau nhân những ngày đặc biệt. Mỗi chiếc bút bi cũng có loại giá thành rẻ chỉ từ 2000 đến 30000 đồng nhưbg cũng có loại lên tới vài chục, vàu trăm ghậm chí vài triệu đồng.

Để sử sụng và bảo quản bút, khi mua bút phải chọn được loại bút phù hợp, nên viết thử số 8 khi thử bút là coa thể biết buta viết có đều và đẹp hay không. Sau khi sử dụng phải đậy năos hoặc ấn lẫy bút để bảo vệ ngòi bút, tránh cho ngòi buta không bị biến dạng hay khô mực, đồng thời tránh đánh rơi hay để vật nặng đè lên sẽ làm hỏng bút.

Mình xin hết và xin chân thành cảm ơn mọi người đã lắng nghe.

Bài diễn thuyết kết thúc, cả hội trường vỗ tay rầm rộ, Bút Bi nở nụ cưòi vui sướng. Cuôia cùng kết thúc buổu lễ hôm ấy, Bút Bi đã dành chiến thắng, trở thành đồ dùng học tập thân thuộc nhất, gắn bó nhất với cuộc sống con người.

Phép nhân hóa: Bút bi trở thành người kể chuyện

Miêu tả: Từng bộ phận của bút bi

20 tháng 12 2021

Sáng hôm ấy là thứ hai, mọi thứ đều thay đổi rất nhiều, tâm trạng của tôi cũng như vậy, tôi vui tươi lắm. Bởi tôi vui tươi nên những thứ gì mà đập vào mắt tôi cũng sinh động, nhộn nhịp lắm, mọi thứ sao nay đẹp đến lạ thường.

Bước vô lớp thì mọi thứ dường như khác với tôi nghĩ, bao nhiêu ánh mắt nhìn tôi với cảm giác ghê rợn. Tôi vào chỗ ngồi, Phương vội ghé sát vào tai tôi khé nói:

- Trời ơi, cậu mà lại đi làm chuyện đó ư ???

- Ủa ? Chuyện gì vậy? - Tôi ngạc nhiên, hốt hoảng.

Phương tiếp lời:

- Hôm qua ông có giữ dùm cặp của Trân, hôm nay bạn ấy mất cái túi tiền quỹ của lớp bỏ trong cái cặp đó (Trân là thủ quỹ của lớp) nên bây giờ ai cũng nghi ngờ cậu đấy, nhưng tôi chơi với cậu lâu nay tôi nghĩ ông không làm như vậy.

Tôi sẵn lúc ấy định đến bên Trân cố giải thích nhưng bạn ấy cứ một mực lảng tránh tôi. Cả lớp ai ai thấy tôi cũng mặc cảm im lặng. Tôi gục xuống bàn, mình không có làm như vậy mà, mình không có làm như vậy mà, sao các bạn không tin mình. Tôi chạy xuống phòng vệ sinh rửa mặt và thốt lên:

- Trời ơi ! Sao các bạn không tin mình ?

 

Chạy liền lên lớp các bạn nói rằng túi tiền ấy Trân đã kiếm ra rồi, tôi đã được minh oan, các bạn đã xin lỗi tôi. Tôi vui lắm, cuối cùng mọi chuyện cũng được sáng tỏ. Bây giờ, ai ai nhìn tôi cũng cười tít mắt, vui vẻ. Tôi vui trong lòng mà không nói ra, vui vì mình không còn đấu tranh nội tâm như trước nữa, mọi nỗi lo sợ, lo các bạn sẽ xa lánh đã bay đi. Tôi thầm nhủ rằng:

Cảm ơn các bạn đã hiểu cho tôi.

3. Đoạn văn có sử dụng yếu tố đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm siêu ngắn

Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự.

Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:

- Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?

Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:

- Ừ, không có gì đâu.

- Tớ biết cậu đang buồn vì Hằng không thể tới, nhưng hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ bị ốm phải vào viện. Hằng có gửi cho cậu một lá thư và một món quà kỉ niệm đây.

Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăng tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

- Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.

28 tháng 12 2020

cậu tham khảo bài văn này nha:

Chiến tranh luôn là nỗi đau đau trong lòng của mỗi con người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ Chính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí.

 Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên tôi vô cùng háo hức. Tôi ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt. Chân dung bác là chân dung người lính đứng tuổi vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiêu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác. Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng, những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp tôi nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ hơn tôi có thể thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Tôi chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. Tôi còn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng tôi.  Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến tôi xúc động khôn nguôi. Tôi rất đỗi may mắn khi được là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và tôi còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu. Bác kể về xuất thân của bác và đồng đội đều là người lính nông dân nghèo khó. Đồng đội cùng chung nhau lí tưởng, đồng đội cùng sống trong hoàn cảnh gian khó và đồng hành vượt lên khắc nghiệt với căn bệnh sốt rét, với áo rách, quần vá...Các bác đã động viên nhau vượt qua khó khăn và trở thành tri kỉ, là người bạn thân thiết gắn bó với trăng, với không khí chiến trường khắc nghiệt. Tôi chỉ biết điều ấy qua trang thơ, nay qua lời kể của bác tôi càng thêm bồi hồi, xúc động khôn nguôi.  Bác nhìn tôi với ánh mắt ánh lên niềm tin tưởng, hi vọng cũng như niềm tin vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Giọng bác dịu hiền yêu thương: ''Các cháu hãy cố gắng nối tiếp truyền thống cha anh. Bác và cả dân tộc đều trông chờ vào thanh niên sức dài vai rộng''. Người lính đồng chí năm xưa nay vẫn ở đây như một chứng nhân lịch sử để nhắc nhở tất cả chúng tôi bằng tình yêu thương lớn lao.  Cuộc trò chuyện với bác kết thúc giúp tôi hiểu ra nhiều điều. Chiến tranh khắc nghiệt gian khổ nhưng cũng làm sáng rõ và nổi bật vẻ đẹp của anh lính bộ đội cụ Hồ dẫu mấy chục năm qua thì vẻ đẹp ,khí thế ấy sống mãi. 
28 tháng 12 2020

à tớ quên Chúc cậu học tốt :))))))))

4 tháng 12 2021

Em tham khảo dàn ý nhé (Từ dàn ý này em có thể tự phát triển lời văn theo ý của mình)

 

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

- Nêu hoàn cảnh gặp Trương Sinh.

- Miêu tả đôi nét về hình dáng, gương mặt khi lần đầu nhìn thấy Trương Sinh: cao, gầy gò, gương mặt tiêu tụy, đầy mệt mỏi,…

- Trương Sinh kể về cuộc đời mình:

+ Khi lấy Vũ Nương.

+ Khi lên đường đi lính

+ Trương Sinh trở về và nghi ngờ vợ thất tiết, đuổi Vũ Nương đi.

+ Trương Sinh biết sự thật và ăn năn, dày vò, tự trách bản thân.

- Lời động viên của em với Trương Sinh: chăm sóc bé Đản thật tốt để chuộc lỗi lầm,…

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết."

Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la của người mẹ dành cho những đứa con.

Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.

 

Không chỉ vậy, mẹ còn là người rất độ lượng, bao dung yêu thương con hết lòng. Nhớ ngày xưa, có lần tôi làm bài kiểm tra bị điểm thấp, nên đã giấu mẹ. Nhưng cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, mẹ đã phát hiện và la tôi. Lời trách mắng chan hòa cùng những giọt nước mắt chảy dài trên đôi gò má hao gầy của mẹ khiến tôi thấy chạnh lòng, mẹ quay lưng bỏ ra ngoài và tôi thấy đôi vai run lên từng hồi. Khi chỉ còn một mình trong phòng, tôi trách mình vì sao làm mẹ buồn để rồi mẹ phải khóc, nếu như tôi nói thật với mẹ thì có lẽ mẹ sẽ không buồn đến thế vì tôi biết rằng mẹ khóc vì tôi không thành thật nói ra sự thật chứ không phải vì tôi bị điểm thấp. Tôi thấy ân hận lắm, lúc đó tôi chỉ muốn chạy qua phòng mẹ hét lên ràng: “Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!” nhưng tôi đã không đủ can đảm vì tôi sợ mẹ còn giận. Và điều kì diệu đã xảy ra, qua ngày hôm sau mẹ vẫn quan tâm, yêu thương tôi như mọi ngày. Tôi tự hỏi lòng rằng: “Phải chăng mẹ đã tha lỗi cho mình?”. Đúng vậy, mẹ đã thật sự tha lỗi cho tôi vì mẹ nghĩ rằng tôi còn nhỏ như đứa trẻ mới lên ba, rất cần sự yêu thương và lời dạy dỗ sâu sắc từ mẹ. Bây giờ tôi mới thấm thìa được tình mầu tử thiêng liêng đậm đà dưòng nào, không gì có thể chia cắt được, như lời ca khúc “...tình mẹ bao la như biển Thái Bình...” Tôi đã hứa với bản thân sẽ không bao giờ làm mẹ phải khóc, sẽ yêu thương mẹ nhiều hơn để không hối tiếc vì đã làm mẹ buồn, tôi sẽ ghi nhớ mãi lời thơ này như lời dạy bảo:

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”

Vâng, mẹ sẽ mãi là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, cho dù mọi thứ xung quanh tôi có thay đổi thì tình thương mà tôi dành cho mẹ vẫn vẹn toàn, không phai nhòa. Và tôi muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ vì mẹ đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn thành người. Con yêu mẹ nhiều lắm!”