K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2021

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 18. Tinh thần chủ động kháng chiến được thể hiện cao độ trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.C. Kháng chiến chống Mông-Nguyên.D. Khởi nghĩa Lam Sơn.Câu 19. Sự đồng lòng, đoàn kết vua tôi được thể hiện cao nhất trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.C....
Đọc tiếp

Câu 18. Tinh thần chủ động kháng chiến được thể hiện cao độ trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?

A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

C. Kháng chiến chống Mông-Nguyên.

D. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 19. Sự đồng lòng, đoàn kết vua tôi được thể hiện cao nhất trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?

A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

C. Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần.

D. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 20. Tính chính nghĩa của các cuộc kháng chiến của dân tộc ta trong các thế kỉ X-XV thể hiện qua rõ nhất qua mục tiêu nào sau đây?

A.  Nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.

B. bảo vệ nền kinh tế đất nước.

C. Bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân.

D. Bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

Câu 21: Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao trong cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nào?

A. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

B. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

C. Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần.

D. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 22. Thông qua các tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ cho thấy nghệ thuật quân sự nào được sử dụng trong đấu tranh chống ngoại xâm?

A. Chiến tranh tâm lý.

B. Chiến tranh kinh tế.

C. Bạo lực cách mạng.

D. Chiến tranh ngoại giao.

0
24 tháng 3 2016

* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)

- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)

* Ý nghĩa lịch sử:

- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi

- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.

- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.

- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.

- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.

* Bài học kinh nghiệm:

- Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.

- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077)

- Kháng chiến trường kì thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện qua hầu hết các cuộc kháng chiến.

- Chủ động tấn công như trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công, thực hiện "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.

25 tháng 3 2016
Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩaThời gianQuân xâm lượcNgười chỉ huyChiến thắng lớn
Tiền Lê981TốngLê HoànBạch Đằng, Chi Lăng
1075 - 1077 TốngLý Thường KiệtNhư Nguyệt
Trần1258, 1285, 1287 - 1288Mông - NguyênCác vua Trần, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo...Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng
Hồ1407MinhHồ Quý LyThất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn1418 - 1427MinhLê Lợi, Nguyễn TrãiTốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang

 

*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và truyền thống dấu tranh giành độc lập dân tộc tốt đẹp của nhân dân ta.

 

NG
27 tháng 10 2023

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, dân tộc Việt Nam phải liên tục đối diện với các thế lực ngoại xâm, nhưng luôn bất khuất chiến đấu để giữ vững độc lập quốc gia. Các cuộc chiến đó là:

- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (939-938): Dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân Việt Nam đã đánh bại quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập dài hạn.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077): Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, quân Đại Việt đã phản công và đánh bại quân Tống.

- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1257, 1284-1285, 1287-1288): Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo và các vị tướng khác, quân Đại Việt ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh (1406-1427): Quân Minh xâm lược Đại Việt và thiết lập chế độ đô hộ. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh và phục hồi độc lập.

- Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (đầu thế kỷ XVIII): Dưới sự lãnh đạo của các nhà Trịnh, Đại Việt đã chống lại các đợt xâm lược của quân Xiêm.

Trong những cuộc xâm lược nêu trên, các thế lực ngoại xâm đều có những âm mưu và thủ đoạn riêng:

- Mục đích chiếm đất: Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược và là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Do đó, nhiều nước muốn chiếm lĩnh để mở rộng lãnh thổ và tăng cường ảnh hưởng khu vực.

- Thuận tiện cho việc mở rộng thương mại: Việt Nam có nhiều tài nguyên và là điểm trung chuyển thương mại quan trọng. Việc kiểm soát Việt Nam giúp các nước ngoại xâm tăng cường sức mạnh kinh tế.

- Áp đặt văn hóa và tín ngưỡng: Một số nước ngoại xâm cố gắng áp đặt văn hóa, tôn giáo và quan điểm chính trị của mình lên người Việt, nhằm định hình và kiểm soát dân tộc Việt Nam theo ý muốn của họ.

24 tháng 3 2016

a. Hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước,

- năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

b. Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc.

+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương "Tiên phát chế nhân".

+ Chủ động rút lui xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống.

- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người.

- Kết hợp chiến tranh tâm lý với tấn công quyết định.

c. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.

+ Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiết, cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo.

- Ý nghĩa lịch sử

+ CỦng cố, bảo vệ độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.

+ Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau.

11 tháng 12 2016

batngo hâm mộ thật

 

24 tháng 11 2021

quân Tống

28 tháng 8 2021

- Dưới thời Nguyễn nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng:

+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.

+ Chế độ lao dịch nặng nề

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

=>Do đó, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

- Đời sống của nhân dân cực khổ hơn nhiều so với thế kỉ XVIII

29 tháng 11 2021

 Dưới thời Nguyễn nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng:

+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.

+ Chế độ lao dịch nặng nề

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

=>Do đó, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

- Đời sống của nhân dân cực khổ hơn nhiều so với thế kỉ XVIII

9 tháng 3 2022

Các cuộc khởi nghĩa này đã thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, sáng ngời truyền thống giữ nước của dân tộc. Nó cũng cho thấy, dựng nước đã khó nhưng giữ nước càng khó hơn.

=> Minh chứng cho truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc cũng là bài học rút ra cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay. Dù đất nước đã độc lập những các thế lực thù địch vẫn không ngừng âm mưu chống phá bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, đòi hỏi đảng phải có chủ trương đúng đắn, nhân dân phải nâng cao nhận thức, quyết tâm bảo vệ đất nước.