K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2018

Bạn tham khảo bài này:

Đối tượng báo oán ở đây là Hoạn Thư vợ Thúc Sinh. Mặc dù không trực tiếp đẩy Thuý Kiều vào lầu xanh nhưng Hoạn Thư cũng là kẻ đã gây không ít đau khổ cho cuộc đời Kiều. Con người đã trở thành hình tượng điển hình cho sự ghen tuông ấy đã lặng lẽ cho người đến bắt nàng về, đã dựng cảnh trớ trêu: bắt nàng hầu rượu Thúc Sinh để mà hả hê sung sướng khi tận mắt chứng kiến nỗi cực nhục của cả hai người. Thuý Kiều hẳn không thể quên nỗi nhục hôm ấy, theo đó thì tội của Hoạn Thư đáng chết một trăm lần.

Thế nhưng Nguyễn Du đã không để cho lí trí của mình dẫn dắt sự việc một cách giản đơn. Ông âm thầm chứng kiến cuộc đối đầu giữa hai người đàn bà (mà theo Thuý Kiều là "kẻ cắp, bà già gặp nhau"), thuật lại cuộc đấu khẩu của họ. Biệt tài của Nguyễn Du là khi chứng kiến và miêu tả cuộc đụng độ "nảy lửa" ấy, ông đã không thiên vị một ai, không đứng về phía nào. Ông để cho sự việc tự nó phát triển, từ đó đã tạo nên một trong những chi tiết nghệ thuật giàu chất sống, chất "tiểu thuyết" nhất của tác phẩm.

Vị thế giữa hai người phụ nữ đã hoàn toàn đảo ngược. Trước đây, khi Hoạn Thư làm chủ tình thế, Thuý Kiều không những bị đánh đập mà còn bị làm nhục theo một cách thức rất riêng của Hoạn Thư. Nỗi đau tinh thần của Kiều lúc ấy còn lớn gấp hàng chục lần nỗi đau thể xác. Thế nhưng giờ đây, người làm chủ tình thế lại là Thuý Kiều. Chỉ cần nàng phẩy tay một cái, hẳn Hoạn Thư sẽ "thịt nát xương tan".

Thuý Kiều đã khởi sự "báo oán" như thế nào?

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều".

Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du thật đáng nể phục. Nàng Kiều duyên dáng, thuỳ mị, "e lệ nép vào dưới hoa" ngày nào, giờ đối diện với kẻ thù, dường như đã hoá ra một con người khác. Nếu như Kiều ra lệnh trừng phạt Hoạn Thư ngay thì không có gì nhiều để bàn luận. Nhưng Kiều đang sung sướng hưởng thụ cảm giác của kẻ bề trên, đang tìm cách dùng lời nói để "rứt da rứt thịt" Hoạn Thư theo đúng cách mà trước đây mụ ta đã đối xử với nàng. Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời ("Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"). Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!

6 tháng 7 2019

c, Cả hai câu của Thúy Kiều đều chứa hàm ý, người nghe là Hoạn Thư

- " Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!" : Người quyền uy, quý phái như tiểu thư mà cũng có lúc phải tới đây (ý giễu cợt, mỉa mai)

- " Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều" : sự cảnh báo trước hình phạt thích đáng cho kẻ cay nghiệt như Hoạn Thư

- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:

c, Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu/ Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

25 tháng 11 2019

Giọng điệu của Thúy Kiều trong đoạn thơ báo oán thể hiện sự mỉa mai.

    + Hoạn Thư bị đưa đến như một phạm nhân, Kiều vẫn chào hỏi, lại dùng từ xưng hô cũ “tiểu thư” khi vị thế hai người hoàn toàn thay đổi.

    + Sau sự mỉa mai, Kiều chỉ đích danh con người Hoạn Thư ác độc, nham hiểm xưa nay hiếm trong giới đàn bà (Đàn bà dễ có mấy tay- Đời xưa mấy mặt đời này mất gan)

- Liên tiếp các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ (tay, mặt, gan), khẳng định Hoạn Thư là người ghê gớm

    + Kiều nêu ra quy luật ác giả ác báo

→ Kiều thẳng tay trừng trị Hoạn Thư, dứt khoát, rõ ràng

15 tháng 12 2017

Câu chữ thể hiện tính chất nghị luận là: (Phần in đậm)

Thoắt trông nàng đã chào thưa

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây

Đàn bà dễ có mấy tay

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan

Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm , càng oan trái nhiều "

Hoạn thư hồn lạc vách xiêu

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

15 tháng 12 2017

Câu thể hiện rõ tính chất nghị luậ là từ '' Đàn bà ....oan trái chiều ''

# Chúc bạn học tốt nha #

23 tháng 12 2018

Lời nói của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người trọng nghĩa, rõ ràng trong mọi chuyện

    + Nàng cảm tạ ân đức Thúc Sinh khi chuộc nàng ra khỏi lầu xanh: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân

    + Trong khi báo ân Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư chính vì bao nhiêu khổ của nàng đều do Hoạn Thư gây ra

    + Nàng nhận định Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma, sẽ bị trừng phạt (phen này kẻ cắp bà già gặp nhau)

- Từ ngữ dùng với Thúc Sinh là từ Hán Việt trang trọng: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ

    + Khi nói về Hoạn Thư lời lẽ nôm na, dùng thành ngữ dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén

→ Hành động trừng phạt theo quan điểm nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân

23 tháng 10 2023

- "Truyện Kiều" gồm ba phần: Gặp gỡ; đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.

- Tác giả tập chung chủ yếu về Thúy Kiều: nhan sắc, tài năng, cuộc đời, số phận.

- Câu thơ tác giả dự báo cuộc đời đầy chuyên chuyên trắc trở: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, "Chữ Tài liền với chữ Tai một vần"...

- Thuý Kiều sinh ra trong một gia đình "thường thường bậc trung" nhưng đó là gia đình gia giáo hạnh phúc.

6 tháng 1 2018

Và đây là thái độ, là lời tự bào chữa của Hoạn Thư: “Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca". Rằng: "tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình, Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng, riêng chúng kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. Trót đà gãy việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng".

Trước hết, ra thử bàn về thái độ của bị cáo Hoạn Thư. Rõ ràng Hoạn Thư không có chút gì biểu hiện ngoan cố mà còn tỏ ra rất sợ sệt: "Hoạn Thư hồn lạc phách xiên. Chính đây là thái độ gây cảm tình và thương xót đối với các quan tòa ở mọi thời đại. Nhưng Hoạn Thư hơn các bị áo thường tình ở chỗ rất bình tĩnh- sự bình tĩnh đạt đến rình độ Hoạn Thư: "Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca". Hoạn Thư đã sợ đến "hồn lạc phách xiêu” mà vẫn làm được cái chuyện “liệu điều kêu ca” thì thật là “ đàn bà” dễ có mấy tay, đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”.

Mặc dù không đề cập gì đến bà “ thẩm phán” Vương Thúy Kiều, nhưng lý lẽ cuả Hoạn Thư cao thủ đến mức làm cho Thúy Kiều thấy xử Hoạn Thư là xử chính mình: “ Rằng, tôi chút phận đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình….”. Nói vậy là Hoạn Thư đã nói với Thúy Kiều: “Thấy chưa, tôi cũng là đàn bà như bà “thẩm phán”, làm sao tôi không ghen được , máu tôi cũng đỏ cơ mà. Chồng bà là Từ Hải ngồi đó , bà cho ai mượn thử coi? Vì Thúy Kiều là hạng người biết nghĩ xa “ thấy người nằm đó biết sau thế nào” nên lời biện hộ trên là vô cùng quý giá.

Hoạn Thư lại kể công với Thúy Kiều: “Nghĩ cho khi gác viết kinh, với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”. Nàng có nhớ không, khi nàng lấy trộm Phật tiền trên bàn thờ mang theo làm lộ phí đường đi, tôi không đuổi theo là vì tôi không cố ý muốn hại nàng, tôi chỉ muốn giữ chồng cho riêng tôi, chứ tôi nào muốn hại nàng! tôi cũng có công giúp nàng ra đấy chứ. Đến đây thì “thẩm phán” Thúy kiều đã không còn bắt bẻ vào đâu được nữa. Hoạn Thư đã chứng minh một cách sắc bén rằng mình không cố ý phạm tội mà nếu có chỉ là “ tội tổ tông”, một loại tội do trời đất sinh ra. Nhưng cao thủ thêm một bậc là Hoạn Thư vẫn có tội và xin “ thẩm phán” Thúy Kiều tha thứ: “ Trót đà gây việc trông gai, còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.

Với thái độ “hồn lạc phách xiêu” lo sợ nhưng bình tĩnh lạ lùng. Lý lẽ sắc bén chứng minh rõ ràng là chỉ phạm “ tội tổ tông” tức là không có tội, nhưng lại nhận tội và xin tha thứ, đã để Thúy Kiều vào tình huống phải tha, mặc dù trước đó đã duyệt án tử: “ Khen cho thật đã nên rằng, khôn ngoan đến mức nói năng phải lời, Tha ra thì cũng may đời, làm ra thì cũng là người nhỏ nhen, đã lòng tri quá thì nên, truyền quân lệnh xuống trước tiền tha ngay”. Trước đây Thúy Kiều đã khen Hoạn thư: “ Đàn bà thế ấy, thấy âu một người! Ấy mới gan, ấy mới tài. Và phong cho Hoạn Thư là nhà ghen (máu ghen đâu có lạ nhà ghen) thi nay lại khen “ khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời” . Thúy Kiều là người thông minh vốn sẵn tính trời và “sắc đành đòi một , tài thành họa hai” mà không thể buộc tội nổi họ Hoạn thì rõ ràng họ Hoạn biện hộ đạt đến trình độ trác việt.

10 tháng 2 2019

Thúy Kiều tha cho Hoạn Thư vì:

- Lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do xin tha tội

    + Ghen tuông là chuyện thường, trong tình huống chung chồng không thể đối xử khác

- Hoạn Thư thùa nhận tội lỗi của mình

- Hoạn Thư xin mở lượng khoan hồng: “còn nhờ lượng bể thường bài nào chăng”, Kiều không tha cho Hoạn Thư sẽ mang tiếng nhỏ nhen, cố chấp

- Đây là dụng ý của tác giả Nguyễn Du, không để Kiều trừng phạt dã man như trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, mà độ lượng, khoan hồng.