K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2018

Vì trong bài thơ này, t/g dùng từ '' xôn xao '' muốn nhấn mạnh được làn gió của buổi trưa hè ở đất mẹ đã làm cho t/g rung động, xao xuyến trong lòng mình, cảm thấy hồn mình lơ lửng, mơ mộng giữa trời đất vùng quê yên ả mà ko dùng từ '' rì rào, lao xao'' bởi vì những từ này tuy chỉ tiếng gió thổi nhưng giai điệu, ý nghĩa tượng trưng của chúng không đc hay, thấm đậm lòng ng` như từ '' xôn xao ''

27 tháng 12 2017

a) Từ láy: Xôn xao, đu đưa, ngân nga   Đều láy âm

b) Từ láy: run rẩy, rung rinh mỏng manh - Đều láy âm

20 tháng 2 2021

Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương - Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại... - Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.

20 tháng 2 2021

Bạn viết hay ghê 

Mơn nhiều nha:)))

8 tháng 5 2019

a. Biện pháp điệp "tôi yêu", nhấn mạnh, khẳng định tình yêu của tác giả dành cho Sài Gòn.

Liệt kê: những sự vật cụ thể mà con người dành tình yêu thương, cho thấy sự gắn bó của tác giả với mảnh đất này.

b. Cảm nhận

- Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật của tác giả

- Tình yêu, sự gắn bó của tác giả với mảnh đất Sài Gòn.

- Tình yêu quê hương, đất nước; tâm hồn nhạy cảm, tinh tế

9 tháng 12 2021

Chỉ ra biện pháp điệp ngữ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó trong các ví dụ sau:

a. Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.

Câu 1 : "Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo."Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về tấm...
Đọc tiếp

Câu 1 : "Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo."

Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về tấm lòng của mẹ? Trình bày suy nghĩ của em bằng 1 đoạn văn ngắn ( 8-10c câu)

Câu 2 : Nỗi nhớ quê trong những câu thơ dưới đây có gì gần gửi với nỗi nhớ quê trong bài " Tiếng gà trưa"

" Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng sương"

Câu 3 : Phân tích cái hay của việc sử dụng điệp ngữ trong bài "Tiếng gà trưa" và đoạn thơ dưới đây :

" Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Câu 4 : Phân tích tác dụng của phép chơi chữ được sử dụng trong những câu thơ sau"

a." Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

b. "Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?

Gió về từng trận gió bay đi"

Câu 5 : Nhận xét về mức độ giá trị của những vật chất mà Nguyễn Khuyến liệt kê trong bài thơ Bạn đến chơi nhà. Từ đó nêu lên dụng ý của tác giả

Câu 6 : Bằng 1 đoạn văn ngắn ( 10-12 câu), hay phân tích ý nghĩa hàm ẩn của bài thơ "Bánh trôi nước"

2
16 tháng 8 2018

em chịu. Bó tay.com@ cmnr:))

16 tháng 8 2018

Văn bản này được đăng trên báo yêu trẻ số 116, ra ngày 1 tháng 9 năm 2000 tại TP HCM. 

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.

Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được

23 tháng 8 2020

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.

Biển, thủy chung đôn hậu! Đã có người tặng cho nó vần thơ:

“Khi ra biển mới thấy biển đẹp 

Khi ngắm biển mới thấy biển hiền”.

Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biến, bạn sẽ thốt lên: “Biển tuyệt đẹp!”. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người.

Biển nên thơ vào những buổi chiều tà, biến dạt dào vào những lúc bình minh thức dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống làm xuất hiện vô vàn những hạt kim cương trong những ngày đẹp nắng. Nhưng đâu phải cái đẹp đó theo một khuôn mẫu nhất định.

Sáng sớm, khi bình minh ló dạng, ông mặt tròi có màu hồng đào như lòng quả trứng gà thì biển đã dâng trào sức sống. Nó ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi về phía bờ, biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc, càng vào trong, càng nhạt dần. Hình như biển là một người khổng lồ khoác tấm áo đủ màu khoe mình trong vũ trụ bao la. Sóng như con trăn ưỡn mình múa lượn, đuổi xô nhau tung bọt trắng vào bờ.

Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh. Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót tung tàng trên đầu con sóng. Bãi cát liền bờ càng vàng rực lên dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Trong các kẽ đá, tiếng nước biển va đập ầm ào như những lời tâm sự.

Đối với tôi, biển là người bạn gần gũi, thân yêu nhất. Người bạn đó dịu dàng, chân thật trong những buổi chiều tà thường thủ thỉ trò chuyện vui buồn cùng tôi.

Biển có cái đẹp vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ, đồng thời lại mang trong mình cả kho tài nguyên phong phú. Kho tài nguyên đó làm giàu thêm cho cuộc sống. Biển hiền lành, chăm chỉ, giản dị như người dân Vũng Tàu. Quê tôi đâu chỉ có biển mà còn bao phong cảnh hữu tình: Bạch Dinh, Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… Bao công trình kiến trúc của người xưa. Có cái nguy nga tráng lệ, có cái giản dị, hiền hòa.

Bạn hãy đến với Vũng Tàu – vùng biển quê tôi. Bạn hãy đến đây để thưởng thức vị hương say; say với biển; say với những tấm lòng nhân hậu; với cuộc đời và với tất cả tình yêu.