K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Biện pháp tu từ :

+ So sánh: "con" được so sánh với "lửa ấm", với "trái xanh" -> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ. + Ẩn dụ: "Nắng đã chiều": Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu. "vẫn muốn hắt tia xa": Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên đường đánh giặc. + Cách sử dụng từ "nhưng" kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba --> tách hai ý của đoạn thơ - Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,... mà mẹ luôn nâng niu gìn giữ. - Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sức đã yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận. => Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ. => Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam hết lòng hi sinh vì Tổ quốc.
26 tháng 7 2019

a)

+Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh: "con là lửa ấm", "con là trái xanh".

+Đoạn thơ còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ "nắng đã chiều" so sánh ngầm với người mẹ đã già nhưng vẫn muốn nâng niu, chăm sóc người con.

+Điệp cấu trúc : Con là...

+Gieo vần: Mãi- Vãi ; nhà -xa

=>Tác dụng: Diễn tả tình yêu thương cũng như sự mong muốn của người mẹ với người con một cách chân thực sinh động nhất

b)Mẹ là tiếng gọi thân thương, là tình thương vô bờ bến, là người nâng bước đưa ta vào tương lai. Đi suốt cả cuộc đời không ai quên được tình cảm đó cùng sự hy sinh vô bờ bến của mẹ cũng như nhà thơ Nguyễn Ngọc cảnh đã viết:
"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi/Con là trái xanh mùa gieo vãi/Mẹ nâng niu.Nhưng giặc Mỹ đến nhà/Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa!"Đoạn thơ đã làm rung dộng biết bao trái tim người đọc vì tình cảm của người mẹ dành cho con và sự hy sinh lớn lao của người mẹ. Đoạn thơ có sử dụng hình ảnh so sánh để làm nổi bật nên tình cảm của người mẹ dành cho con. Con được so sánh với "lửa ấm" và "trái xanh mùa gieo vãi" đó chính là tất cả đối với mẹ,là cả cuộc đời của mẹ. Biện pháp gieo vần lưng liên tiếp đã tạo lên độ vang xa qua từ "nhà" và "xa".Qua đó tạo ra một không gian rộng lớn làm cho đoạn mang tính mở. Khi mẹ và con đang sống yên bình , người mẹ nâng niu chăm sóc con thì lũ giặc cướp nước tràn đến. Hình ảnh ẩn dụ ở câu thơ cuối giúp ta cảm nhận được tất cả nguyện vọng của mẹ dành cho con và sự hy sinh cao cả của người mẹ. Mẹ rất muốn ra ngoài mặt trận để đánh tan lũ giặc cướp nước nhưng vì tuổi đã "nắng xế chiều"nên đành đặt tất cả hy vọng vào người con ,mong con có thể thay mẹ đi cứu nước, hoàn thành nghĩa vụ của một người công dân. Trong trái tim của mẹ tình yêu quê hương đất nước luôn song hành với tình yêu dành cho con qua đó ta mới hiểu được sự hy sinh của người mẹ lớn mẹ là lớn lao đến nhường nào. Qua đoạn thơ người mẹ đã thể hiện tình cảm với con cùng nguyện vọng cũng như lời nhắn nhủ dành cho đứa con.

28 tháng 9 2016

chú ý phân tích dấu chấm ' mẹ nâng niu. nhưng...'

 

6 tháng 8 2021

Sửa đề viết cả đoạn thơ ra đi em rồi chị làm cho

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

                                                                                          Bài làm

câu 1:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Câu 3 :

Bài thơ: Khi con tu hú - tác giả : TỐ HỮU

8 tháng 4 2021

-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.

-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.

-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)

=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.

8 tháng 5 2021

Đoạn 1:

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.

- Lần đầu ra thăm lăng Bác.

à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.

2.

Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn

3. Các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”

- Ẩn dụ:

+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả

+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên

- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.

4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm

- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.

- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả

+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng

+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi

- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.

- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác

+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.

+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.

23 tháng 8 2020

Trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt nhé các bn

2 tháng 3 2020

1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.

2. Đó là khúc ca lao động và tác giả thay lời những người ngư dân.

Câu thơ có từ hát được dùng nghệ thuật ẩn dụ:  “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.”(Trích Truyện Kiều)Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử...
Đọc tiếp

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?

Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận cho em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ

1
25 tháng 10 2021

HEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEHEEEEEEEE

27 tháng 9 2021

Câu 1:

"Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da."

Tham khảo:

Câu 2:

Biện pháp ước lệ tượng trưng trong câu thơ “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Vẻ đẹp của Vân được so sánh với những điều đẹp đẽ nhất của tự nhiên: hoa, ngọc. Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp nền nã, hiền dịu, quý phái.

Câu 3:

Sau khi miêu tả vẻ đẹp chung của 2 chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du hướng ngòi bút sang miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân.  Vẻ đẹp của Thúy Vân hiện ra trước mắt người đọc là một vẻ đẹp đoan trang quý phái, phúc hậu. “Vân xem …. màu da”, bức chân dung Thúy Vân được hiện lên cụ thể chân thực . Nguyễn Du đã vẽ thật chi tiết, cụ thể bằng việc liệt kê khuôn mặt, nét lông mày, nụ cười bằng biện pháp ước lệ tượng trưng những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất như: Trăng, mây, tuyết, hoa, ngọc . Khuôn mặt nàng đầy đặn tươi sáng đẹp rạng ngời như ánh trăng, miệng cười tươi như hoa , tiếng nói trong như ngọc, mái tóc óng ả, mềm mượt như mây , da trắng mịn màng như tuyết. Tác giả miêu tả kỹ lưỡng vẻ đẹp của nàng qua biện pháp so sánh, ẩn dụ. Dường như thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp thì Nguyễn Du hội tụ tất cả vẻ đẹp ấy để hoàn thiện bức chân dung Thuý Vân.  Nguyễn Du đã tuyệt đối hóa vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhưng cái tài của ông là thông qua hai từ “thua, nhường” , ông ngầm dự báo về tương lai số phận của nàng. Nàng đẹp hài hoà với thiên nhiên nên chắc hẳn cuộc đời sẽ bình yên, suôn sẻ, không sóng gió. Tóm lại, vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đằm thắm, đoan trang và phúc hậu.

- Lời trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép là: “Vân xem …. màu da”

- Phép nối: "Nhưng"