K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2019

Đáp án

- Tây Nam Á có một vị trí rất chiến lược: Nằm ở ngã ba của ba châu lục (Á, Âu, Phi), tiếp giáp với nhiều vịnh biển (biển Caxpi, biến Đen, Địa Trung Hải, biển Đỏ, vịnh Pecxích).  (1 điểm)

- Địa hình có nhiều núi và cao nguyên.  (0,5 điểm)

- Là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, tập trung ở nhiều nước (Arập Xêút, Iran, Irắc, Côoét) là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.  (1 điểm)

- Dân cư châu Á phần lớn là người Ảrập, theo đạo Hồi. Phân bố chủ yếu ở ven biển, các thung lũng có mưa,...  (0,5 điểm)

- Là cái nôi của nền văn minh Cô đại.  (0,5 điểm)

- Là khu vực mà tình hình kinh tế, chính trị đang diễn ra rất phức tạp.  (0,5 điểm)

21 tháng 1 2022

câu 1 

hiểu biết của e về nước Mĩ hiện nay

về chính trị: Joe Biden đã lên tổng thống.

kinh tế: do dịch bệnh nên Mĩ đang có xu hướng giảm dần và đã mở các đường dây mua bán với trung quốc.

xã hội: an ninh trật tự vẫn tốt, người dân hầu như đã tiêm phòng bệnh.

4 tháng 1 2023

– Địa hình: nhiều núi và cao nguyên
– Khí hậu: khô hạn và nóng.
– Sông ngòi: kém phát triển.
– Cảnh quan: thảo nguyên khô. hoang mạc. bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
– Do có nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
– Chính trị không ổn định.

23 tháng 12 2020

Câu 1

Sự phần bố dân cư của Nam Á không đều:

– Dân cư tập trung đông ở các ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a.

– Dân cư thưa thớt ở: trên dãy Hi-ma-lay-a, hoang mạc Tha, sơn nguyên Pa-ki-xtan, sơn nguyên Đê-can.

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…). Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng bẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên cùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…

– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông…

 

– Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).

– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn- Hằng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân cư tập trung động đúc.

23 tháng 12 2020

Đặc điểm kinh tế - xã hội  khu vực Nam Á

- Trước đây khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên nền kinh tế- xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới. 

+ Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,...còn phát triển đòi hỏi các ngành công nghệ cao, vi tính, điện tử, máy tính,...

+ Nông nghiệp: phát triển với cuộc "cách mạng Xanh" và cuộc "cách mạng Trắng".

17 tháng 10 2018

- Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ti tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763-1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hướng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.

- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực.

+ Từ sau ngày giành độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại (bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng,…) và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt.

+ Ấn Độ cùng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi, chính xác như điện tử, máy tính…

+ Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã từng đứng hàng thứ 10 thế giới. Sản lượng nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD, có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.