K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

)        Đọc đoạn thơ sau: “Mẹ ru khúc hát ngày xưa Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn Chân trần mẹ lội đầu non Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai… Vì ai chân mẹ dẫm gai                        Vì ai tất tả, vì ai dãi dầu Vì ai áo mẹ phai màu                         Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?”                                                            (Trích "Ca dao và mẹ" - Đỗ Trung Quân) Xác định bài thơ cùng chủ...
Đọc tiếp

)        Đọc đoạn thơ sau:

“Mẹ ru khúc hát ngày xưa

Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn

Chân trần mẹ lội đầu non

Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai…

Vì ai chân mẹ dẫm gai

                       Vì ai tất tả, vì ai dãi dầu

Vì ai áo mẹ phai màu

                        Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?”

                                                           (Trích "Ca dao và mẹ" - Đỗ Trung Quân)

Xác định bài thơ cùng chủ đề

          A. Chuyện cổ nước mình                            

B. Chuyện cổ tích về loài người

C. Mây và sóng

D. Bắt nạt

3
22 tháng 12 2022

là C. Chuyện cổ tích về loài người 

22 tháng 12 2022

Chọn B. Mây và sóng

22 tháng 12 2022

Câu 1: Từ "ai" được nhắc đến ám chỉ đứa "con" của người mẹ.

Câu 2: Người mẹ được nhắc đến gắn với hình ảnh "khúc hát ngày xưa","nắng sớm chiều mưa", "che gióng giữ tiếng cười giòn ai","dẫm gai", "dãi dầu".

Câu 3: 

BPTT: Ẩn dụ: hình ảnh "chân mẹ dẫm gai"

⇒ Làm cho câu văn thêm phần sinh động, gợi cảm, hấp dẫn đối với người đọc. Khắc sâu những nỗi vất vả, nhọc nhằn trong của mẹ, chỉ mong cho con có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc. Đồng thời thể hiện nỗi xót xa, day dứt của nhà thơ khi hồi tưởng về mẹ.

Câu 4: Biện pháp điệp ngữ "Vì ai..."

Tác dụng:

- Tạo âm điệu tha thiết, dồn dập cho đoạn thơ

- Mỗi câu thơ là một câu hỏi xoáy sâu vào trong lòng tác giả về sự hi sinh, lam lũ vất vả của người mẹ -> tựa như một lời nhắc nhở mình phải khắc tạc trong lòng.

- Qua đó, thể hiện tình yêu thương với người mẹ của tác giả.

 Tác giả muốn nhắn nhủ với bạn đọc rằng:

- Hãy biết yêu thương trân trọng người mẹ của mình. Còn mẹ trên đời là một điều quý giá vì vậy đừng để mẹ buồn và vất vả hơn nữa.

a. Biện pháp điệp từ "ai", điệp cấu trúc câu "Vì ai ...Vì ai ...." và ần dụ "chân dẫm gai, áo phai màu, bạc đầu..."
- Tác dụng biện pháp tu từ:

+ Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt và gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

+ Khắc sâu những nỗi vất vả của mẹ trong kí ức đồng thời thể hiện nỗi xót xa, day dứt của nhà thơ khi hồi tưởng về mẹ.

b. Điệp từ "đội" và nghệ thuật ẩn dụ "phận con rùa" 

- Tác dụng: 

+ Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt và gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

+ Cho thấy cuộc sống người lao động trong xã hội ngày xưa đầy đau khổ 

+ Thể hiện sự cảm thương với số phận của họ

 

15 tháng 10 2021

2 từ phức: phai màu, thao thức

15 tháng 10 2021

phai màu , thao thức , bạc đầu

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,...
Đọc tiếp

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ân hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. 1. Đoạn văn trên nằm trong đoạn trích nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? 2. Văn bản chứa đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nhận biết ngôi kể? 3. Tóm tắt nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn? 4. Tìm những hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên? Phân tích cấu tạo của những hình ảnh so sánh vừa tìm được? 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau – vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ, một hình ảnh so sánh (Gạch chân và chú thích) Bài 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu sau: 1. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) 2. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ - Trần Quốc Minh)

0