K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

                                                              Bầm về bầm gọi: Con ơi!

                                                       Ra đây bầm bế đến chơi ngoài bà

                                                              Bố con đi nguyệt về hoa

                                                       Quên cửa quên nhà, chẳng nhớ đến con

Từ địa phương “Bầm”: Mẹ (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).

16 tháng 9 2023

“Hai người bạn thân đang nói chuyện với nhau, người bạn đầu tiên lên tiếng:

- Tao nom thằng A rất hiền, trông tử tế lắm.

Người bạn liền trả lời ngay:

- Hôm qua bị lộ bản chất rồi, cháy nhà mới ra mặt chuột.”

Chú thích:

- Từ địa phương: nom

- Câu mang nghĩa hàm ẩn: cháy nhà mới ra mặt chuột

4 tháng 12 2019

1.Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.

“Đụng” ở đây là “lấy”, “lấy nhau” hay nói cho văn hoa một chút là “kết duyên” nhau. Với các từ trên, người Nam Bộ có thể hoàn toàn sử dụng được, nhưng đôi khi con người ở đây không dùng những khuôn mẫu có sẵn đó, mà lại dùng từ “đụng” rất giàu hình tượng này để tạo điểm nhấn, mang sắc thái mạnh. Chính điều này đã làm phong phú thêm cho kho tàng phương ngữ Nam Bộ.

2.Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu.


“Cá - lờ” là một hình tượng cụ thể, tác giả dân gian đã lấy hình tượng cụ thể này để làm đối tượng so sánh với con người, cụ thể ở đây là cô gái. Trường hợp này, ta cũng sẽ bắt gặp rất nhiều trong ca dao Nam Bộ.

3.Anh than một tiếng nát miễu xiêu đình
Cây huệ kia đang xanh lại héo, cá ở ao huỳnh vội xếp vi.

Rõ ràng, chỉ than có một tiếng mà “nát miễu xiêu đình” thì quả là nói quá. Nhưng chính cách nói quá này mới tạo được ấn tượng, gây được cảm xúc, tạo được sự chú ý cho đối phương.

Hay để bộc lộ tình thương của mình, người Nam Bộ không ngại nói thẳng, nói quá, nói cường điệu, nói khuếch đại. Họ nói cốt sao cho hết cái thương đang cháy bỏng trong lòng mình:

Anh thương em,
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương
4.Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.

Rõ ràng, đây là cách nói mang tính chất vừa nói chơi lại vừa nói thiệt. Bông đùa đấy nhưng cũng là thật đấy. Nếu đối phương không chịu thì bảo là “nói chơi”. Còn nếu ưng thuận thì tiếp tục lấn tới tán tỉnh. Và trong bài ca dao sau, cũng không hẳn là dí dỏm, hài hước, nói cho vui một cách đơn thuần:

Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
khều khều móc móc cứ ưng cho rồi.

5.Anh về em nắm vạt áo em la làng
Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.

Quả là mộc mạc, quả là chân tình. Trong từng câu từng chữ không có gì khó hiểu cả, tạo được sự cảm thông và gây được cảm xúc cho người đọc.

Hay:
Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây
Qua tới đây không cưới được cô hai mày
Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.

Phương ngữ Nam Bộ ra đời tuy có muộn hơn so với phương ngữ của các vùng khác, nhưng không vì thế mà nó nghèo nàn, hời hợt, mà trái lại nó rất đa dạng, phong phú và sâu lắng. Nó chứ đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cùng tính cách của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Nam Bộ mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật với một tư thế rất đường hoàng. Những câu ca dao Nam Bộ vừa dẫn trên là một minh chứng cho điều này.

Chúc bạn học tốt #

4 tháng 12 2019

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, -> này
Đứng bên đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. -> kia

Tay bưng đĩa muối mà lầm

Vừa đi vừa húp ầm xuống mương. -> ngã

Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi. -> bạn

Tay bưng dĩa muối dĩa gừng -> đĩa

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

16 tháng 9 2023

a. Từ ngữ địa phương có trong bài ca dao: “miệt” => thể hiện màu sắc riêng làm nổi bật địa danh được nhắc tới

b. Thán từ trong bài ca dao: “ơi” => dùng để gọi đáp, giống như một lời mời gọi.

13 tháng 9 2023

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người. Xét theo nghĩa đen, “mực” là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết. Còn “đèn” là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng. Xét theo nghĩa bóng, “mực” gợi đến những điều tăm tối, xấu xa. Còn “đèn” ý chỉ những điều sáng rõ, tốt đẹp. Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì sẽ dễ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều hay, trở thành người có ích. Bên cạnh đó, vẫn có những người không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Họ vẫn giữ được lối sống đẹp đẽ, nhân cách tốt đẹp dù sống trong hoàn cảnh xấu xa. Những tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là các bậc ẩn sĩ, từ bỏ chốn quan trường xô bồ để tìm về với thiên nhiên, quê hương. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã giúp người đọc có được một lời khuyên quý giá.

14 tháng 9 2023

a. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”, răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.

b. Từ ngữ mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

- Cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng.

- Biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách.

- Vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách.

16 tháng 9 2023

a. Từ tượng thanh: “uôm uôm” => Mô phỏng tiếng kêu của ếch

b. Nghĩa tường minh: Mô phỏng tiếng kêu của ếch vào tuổi tối và mực nước của ao chuôm

Nghĩa hàm ẩn: ám chỉ về thời tiết, khi mà lúc ếch kêu uôm uôm thì ắt hẳn trời sẽ mưa và mưa lớn khiến cho ao chuôm để ngoài trời có thể đầy nước. Đồng thời răn dạy con cháu biết cách tích trữ nước để phục vụ việc sinh hoạt

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, kể về những người lính nhỏ tuổi khác nhau.  Với tôi “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh …  những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, dựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các bạn thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng.

Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau:a.        Ai đi vô nơi đây    Xin dừng chân xứ Nghệ.                         (Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ)b. Đến bờ ni anh bảo:    - “Ruộng mình quên cày xáo     Nên lúa chín không đều     Nhớ lấy để mùa sau     Nhà cố làm cho tốt”.                      (Trần Hữu Thung, Thăm lúa)c. Chừ...
Đọc tiếp

Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau:

a.        Ai đi vô nơi đây

    Xin dừng chân xứ Nghệ.

                         (Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ)

b. Đến bờ ni anh bảo:

    - “Ruộng mình quên cày xáo

     Nên lúa chín không đều

     Nhớ lấy để mùa sau

     Nhà cố làm cho tốt”.

                      (Trần Hữu Thung, Thăm lúa)

c. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy

           Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!

                                    (Tố Hữu, Huế tháng Tám)

d. – Nói như cậu thì… còn chi là Huế!

                           (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm hến)

e. Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

                                                                                                     (Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió)

1
NG
13 tháng 9 2023

Các từ ngữ địa phương:

a. vô

b. ni

c. chừ

d. chi

e. má, tánh

Tác dụng: Việc sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. Đồng thời, nó giúp truyền tải đúng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe.

NG
16 tháng 9 2023

Đoạn tham khảo 

Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.