K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Có một đoạn thơ gồm 8 câu trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mở đầu bằng ngữ “Buồn trông”. a, Chép thuộc lòng đoạn thơ đó. “Buồn trông… ghế ngồi” b, Cách sắp xếp từ ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ có gì đặc biệt. Nêu tác dụng của cách sắp xếp đó. 2. Khi giới thiệu tài năng của Kiều, Nguyễn Du nhấn mạnh tài năng nào? Vì sao? 3. Phân tích ngắn gọn...
Đọc tiếp

1. Có một đoạn thơ gồm 8 câu trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mở đầu bằng ngữ “Buồn trông”.
a, Chép thuộc lòng đoạn thơ đó. “Buồn trông… ghế ngồi”
b, Cách sắp xếp từ ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ có gì đặc biệt. Nêu tác dụng của cách sắp xếp đó.

2. Khi giới thiệu tài năng của Kiều, Nguyễn Du nhấn mạnh tài năng nào? Vì sao?

3. Phân tích ngắn gọn những yếu tố góp phần làm nên thiên tài văn học Nguyễn Du 4.

...Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
.

Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.....

Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về chữ hiếu của con cái đối với mẹ trong cuộc sống hiện nay

5. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua " Chuyện người con gái Nam Xương ", " Truyện Kiều "( chỉ cần gạch ý )

5
19 tháng 8 2017

Câu 1:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

19 tháng 8 2017

Câu 1 :

a,

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

b. Cách sắp xếp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ có gì đặc biệt. Nêu tác dụng của cách sắp xếp đó.

Điệp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ rất đặc sắc. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc họa qua điệp ngữ “Buồn trông” đứng đầu mỗi câu, buồn mà trông ra bốn phía, trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. (“Buồn trông”có cái gì thảng thốt lo âu, có cái xa lạ hút tầm nhìn, có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lạc bước giữa cuộc đời). Điệp ngữ “buồn trông” diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, nỗi buồn ngày một tăng dâng lên lớp lớp và tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.

9 tháng 12 2019

1.

  • Biện pháp so sánh, nhân hóa:" Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa" cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
  • Biện pháp ẩn dụ:" Câu hát căng buồm" để nói đến con người ra khơi. Hình ảnh người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều hải sản cất cao tiếng hát giữ biển khơi vô tận trở thành trung tâm khiến câu thơ mang nhịp điệu hào hứng, hứng khởi về một chuyến ra khơi bội thu.
9 tháng 12 2019

4)Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê để thể hiện sự đa dạng các loài cá biển :" cá chim, cá nhụ, cá chim, cá đe, ..." từ đó cho ta thấy nguồn hải sản dồi dào phog phú gợi sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên của vùng biển nước ta. Mỗi loài cá mang cho mình dáng vẻ kì thú riêng tạo lên một bức tranh đa màu làm nổi bật lên vẻ đẹp vùng biển . Qua tiếng hát của những người dân chài lưới và hình ảnh nhân hóa so sánh: ''biển cho ta cá...tự buổi nào '' nhà thơ miêu tả tấm lòng của biển cả bao la đối vs con người như lòng mẹ ấm áp biển giàu biển đẹp biển mang lại hạnh phúc ấm áp cho con người bằng nguồn tài nguyên giàu có biển hào phóng ban tặng cho con người một cuộc sống tươi đẹp đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn vô hạn không chỉ của tác giả mà của cả những người dân sống bằng nghề đánh bắt tới biển cả, nơi đã giúp họ nuôi sống bản thân, gia đình và quê hương yêu dấu.

14 tháng 11 2018

3.Tầm vóc của đoàn thuyền đánh cá được nhân hóa, nâng lên thành những hình ảnh lớn lao kì vĩ, lớn ngang cùng trời đất, thiên nhiên.

Qua đây ta thấy được hình ảnh người lao động vừa khỏe khoắn vừa có tâm hồn rộng mở, tầm vóc lớn lao sánh ngang tầm vũ trụ

29 tháng 11 2018

1.mở đầu bài thơ 'đoàn thuyền đánh cá ' của huy cận nhà thơ đã miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá khi hoàng hôn buỗng uống và tâm trngj hào hứng phấn khởi của nhưng ngư dân miền biển .ngay 2 câu thơ đầu huy cận đã sử dụng hình ảnh so sánh nhân hóa đầy sáng tạo mới mẻ giúp ta hình dung cảnh trời biển vừa rộng vừa rộng lớn bao la ấm áp ,vừa gần gũi vs con người .

3.chuyến ra khơi đánh bắt cá của ngư dân giống như một trận đánh hào hùng người dân chài như những người chiến sĩ ,ngư cụ của họ là vũ khí chinhp phục biển cả quê hương trong tư thế làm chủ thiên nhiên - tư thế của những người chiến thắng .công việc của họ vất vả nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan trong niềm vui làm chủ cuộc sống -thiên nhiên.

4

GÓC HỌC TẬP (mong các bạn CTV đùng xóa , đây là đề mình ôn co hk1 văn , mọi nguwoif có đi qua mong là xem như chưa thấy nhé! ) Phần I (4.5 điểm): Câu 1: Chép chính xác khổ cuối bài thơ "Ánh trăng" (Ngữ văn 9, tập một) Câu 2: Bài thơ "Ánh trăng" là sáng tác của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ này? Câu 3: Chỉ ra các từ láy trong khổ thơ trên. Những từ láy đó cho ta cảm nhận gì về vẻ đẹp của vầng trăng? Câu...
Đọc tiếp

GÓC HỌC TẬP

(mong các bạn CTV đùng xóa , đây là đề mình ôn co hk1 văn , mọi nguwoif có đi qua mong là xem như chưa thấy nhé! )

Phần I (4.5 điểm):

Câu 1: Chép chính xác khổ cuối bài thơ "Ánh trăng" (Ngữ văn 9, tập một)

Câu 2: Bài thơ "Ánh trăng" là sáng tác của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ này?

Câu 3: Chỉ ra các từ láy trong khổ thơ trên. Những từ láy đó cho ta cảm nhận gì về vẻ đẹp của vầng trăng?

Câu 4: Với khổ thơ trên, tác giả đã cho ta thấy ánh trăng chính là biểu tượng của ánh nhìn vị tha từ quá khứ không hề đòi hỏi một sự đáp đền, chính điều đó khiến con người giật mình thức tỉnh. Từ hình ảnh mang tính biểu tượng này, em hãy viết một đoạn văn, khoảng nửa trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống hôm nay.

Phần II (4.5 điểm): Đọc đoạn văn sau:

"Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thấy mấy lị con u.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.

Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy..."

("Làng" – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại? Hãy giải thích rõ.

Câu 2: Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" mà không phải là "Làng Chợ Dầu"? Điều này có ý nghĩa gì?

Câu 3: Qua những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, ta thấy được tình cảm sâu nặng, chân thành của ông đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Bằng một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp, khoảng 12 câu, phân tích đoạn trích trên để làm rõ điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích).

Phần III (1.0 điểm):

Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa"? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?

2
28 tháng 12 2017

Phần II

Câu 1

Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại.

Tại vì: Đoạn trích có hai nhân vật tham gia vào cuộc thoại là ông Hai và thằng cu Húc. Trong đoạn có lời trao và lời đáp, được đánh dấu bằng các gạch đầu dòng ứng với mỗi lượt lời.

Câu 2

Tác giả đặt tên truyện là "Làng" là muốn nói tới một vấn đề mang tính khái quát, phổ biến ở khắp các làng quê, ở mọi người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Bởi thế, nhan đề "Làng" sẽ có sức khái quát sâu rộng.Nhan đề "Làng" còn góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của tất cả những người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.

28 tháng 12 2017

Phần I
Câu 1 :

Khổ thơ cuối của bài thơ ánh trăng :

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Câu 2 :

Bài thơ ánh trăng là sáng tác của nhà thơ Nguyễn Duy

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ là : Năm 1978, ba năm sau khi đất nước thống nhất, khi đó Nguyễn Duy đang sống và công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 3 :

Các từ láy : Vành vạnh và Phăng phắc

Ý nghĩa : Cho ta cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của trăng , trưng tròn , viên mãn . Nhấn mạnh sự bất biến vĩnh hằng , sự bao dung , độ lượng của Trăng , của thiên nhiên , của quá khứ ân tình...

Câu 4 :

Suy nghĩ của em :

Trong cuộc sống bao giờ cũng cần những đức tính tốt , cần sự trung thực , sự kính trọng , tin cậy , đặc biệt là sự bao dung , lòng vị tha . Vậy lòng vị tha là gì ?Biểu hiện của lòng vị tha là gì? Nó có ý nghĩa , tác dụng như thế nào đối với mọi người ?

Lòng vị tha luôn tồn tại trong xã hội , tồn tại trong mỗi con người , vị tha là thái độ bao dung , độ lượng , sự tha thứ ,... xuất phát từ lòng yêu thương , từ trái tim nhân hậu.

Lòng vị tha phải được thể hiện đúng lúc , đúng nơi , đúng đối tượng , đúng hoàn cảnh,... Biểu hiện của lòng vị tha được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày , sống vì người khác , không ích kỉ , hẹp hòi ,... Biểu hiện không có lòng vị tha : Chỉ biết nghĩ cho mình , không công bằng , ...

Lòng vị tha giúp con người sống gần lại với nhau , biết yêu thương nhau hơn , biết sẻ chia , đoàn kết trong mọi hoàn cảnh , tình huống , khó khăn ...

Tuy nhiên , trong cuộc sống vẫn còn không ít những người ích kỉ , hẹp hòi , tham lam ,... làm cho xã hội trở nên rối loạn , làm mất vẻ đẹp văn hóa dân tộc , xã hội không công bằng , làm mất sự tin cậy giữa con người với con người ,...

Chúng ta cần phải sống có lòng vị tha , yêu thương mọi người , xây dựng tình đoàn kết , xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp ,... góp phần xây dựng , làm cho xã hội tốt đẹp hơn , văn minh hơn ,...

18 tháng 10 2019

1,Qua câu chuyện "Người con gái Nam xương",em có nhận xét gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa

2,Chép lại theo chua nhớ 8 câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bính".Phân tích nội dung,nghệ thuật đoạn trúng để làm rõ tâm trạng của Kiều.

3, Cuộc đời và nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu có gì đáng trọng

Đây là 3 câu trong để của tớ ,khống biết có giống không ?

19 tháng 10 2019

Cảm ơn bạn trước nhé