K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1

Tham khảo!

Thông qua việc Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của nàng lại được đẩy lên càng tăng bởi nó đã thể hiện sự đau đớn, đầy tuyệt vọng, ta lại càng thấy được tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim Trọng của nàng.

27 tháng 8 2023

Lời nói, hành động, lí lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân: lời nói “cậy” với mong muốn, hi vọng thiết tha, gửi gắm đầy sự tin tưởng, hành động “ngồi lên”, “lạy”, “thưa” kính cẩn, trang trọng, lí lẽ chặt chẽ, thấu tình, hợp lí.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Lời nói: cậy em

- Hành động: ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

- Lí lẽ: giữa đường đứt gánh tương tư, sóng gió bất kì, hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, xót tình máu mủ thay lời nước non.

⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

29 tháng 1

Tham khảo!

Những lời nói, hành động và lí lẽ của Thúy Kiều để thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:

- Lời nhờ cậy của Kiều:

+ “Cậy”: một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói, còn mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ, hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng.

+ Chịu: nài ép, bắt buộc, không thể từ chối.

→ Thúy Vân bị ép vào thế dù cho không muốn nhưng cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao.

- Hành động nhờ cậy:

+ “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”: Kính cẩn trang trọng với người bề trên hoặc người hàm ơn.

→ Sự thay bậc đổi ngôi, đi ngược với lễ giáo phong kiến nhưng chấp nhận được, bởi: Kiều coi Vân như ân nhân của mình. Kiều trân trọng tình yêu với Kim Trọng. Cách nói đã thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều.

- Lí lẽ của Kiều:

+ “Ngày xuân em hãy còn dài” gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để em thấu hiểu.

+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”: Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.

+ “Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện.

→ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

29 tháng 1 2019

1. Mở bài

- Giới thiệu nguyên văn câu nói:

      " Đàn ông chớ kể Phan, Trần

   Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"

- Một quan niệm cổ hủ của xã hội phong kiến thời xưa.

- Phân tích nét đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều để phản biện nhận định sai lầm đó.

2. Thân bài

∗ Quan niệm đạo đức của xã hội phong kiến theo các nhà nho xưa:

- Lễ giáo phong kiến của xã hội bấy giờ chèn ép, trói buộc quyền con người nhất là phụ nữ.

- Đàn bà phải giữ “tam cương ngũ thường”, “công dung ngôn hạnh”...

∗ Theo các nhà nho Thúy Vân, Thúy Kiều có những hành động ứng xử không phù hợp với lễ giáo phong kiến:

- Tự do yêu đương, thề non hẹn biển, một mình đi khuya, tự đánh ước nhân duyên là điều tối kị trong xã hội phong kiến...

- Là gái lầu xanh...

- Không được lấy nhiều chồng, coi trọng trinh tiết.

→ Quan niệm trên đúng, nhưng phiến diện, không cảm thông thân phận của Thúy Vân, Thúy Kiều.

∗ Nhận định quan điểm đó:

- Đó là cách đánh giá sai lầm, bảo thủ, chỉ nhìn nhận sự việc, con người một cách phiến diện.

- Phân tích nhân cách của Thúy Kiều, Thúy Vân:

   + Là một người con gái tài sắc vẹn toàn, đức hạnh...

   + Lòng hiếu thảo....(dẫn chứng thơ....).

   + Tấm lòng thủy chung....( dẫn chứng thơ phân tích làm nổi bật lên nét đẹp tâm hồn...).

   + Tình yêu cao thượng, hai lần vô lầu xanh nhưng vẫn thủy chung vẹn tình với Kim Trọng nên buộc tội nàng không đoan chính là sai.....

   + Ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình dù sống trong chốn bùn nhơ vì nghịch cảnh số phận...

- Cuộc đời lưu lạc, đau khổ của nàng là do xã hội phong kiến tàn bạo tạo ra.

- Hồng nhan bạc mệnh.

∗ Nhận xét khi đọc tác phẩm:

- Biết được sự tàn bạo của xã hội phong kiến thời bấy giờ, cướp đi quyền sống của con người nhất là đối với phụ nữ.

- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

- Nhân cách Thúy Vân, Thúy Kiều vẫn sáng ngời dù đã trải qua biết bao bể dâu.

3. Kết bài

- Khẳng định lại quan điểm trên là sai lầm, phiến diện.

- Thúy Vân, Thúy Kiều là nạn nhân của xã hội phong kiến tàn bạo, cướp đi quyền sống của con người.

- Khẳng định lại tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du, nhân cách của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.

Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:a. Lời nhờ cậy Thuý Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng đề thể hiện thái độ đó.b. Thúy Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?c. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Lời nhờ cậy Thuý Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng đề thể hiện thái độ đó.

b. Thúy Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?

c. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chỉ tiết thể hiện sự nhất quản hoặc không nhất quán ấy.

d. Nêu diễn biến tâm lí của Thúy Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thuý Vân. Hãy phân tích, lí giải diễn biến tâm lí đó.

0