K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

hãy tưởng tượng em là một bức tường bị vẽ bậy, em hãy viết đoạn thân bài và kết bài đầy đủ các ý sau:Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tin tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường.- Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường học- Tình cảm,...
Đọc tiếp

hãy tưởng tượng em là một bức tường bị vẽ bậy, em hãy viết đoạn thân bài và kết bài đầy đủ các ý sau:

Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tin tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường

.- Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường học

- Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với học sinh

- Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo hình thù quái dị

.• Kết bài: - Ước mơ của bức tường

- Lời nhắc nhở các bạn học sinh.

* Liên hệ thực tế của học sinh và rút ra được bài học cho bản thân

-ai giúp mình câu này mình tick điểm ngay và luôn .

giúp tớ nhévui.Thanks............................................................... nhiều

 

5
30 tháng 11 2016

bạn đồi hỏi cao quá

leu

27 tháng 11 2016

k cần đoạn mở bài nhé các bạnvui

6 tháng 8 2021

Tham khảo 

Một buổi sáng, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để làm trực nhật. Đang từ từ đưa những nhát chổi nơi hành lang, tôi chợt nghe thấy tiếng rền : "Ái ! Đau quá ! Sao tôi lại khổ thế này ?". Tôi bước về phía có tiếng rên ấy và sững người lại : Trước mắt tôi, bức tường hành lang loang lổ những vết xước và những hình vẽ. Chắc đây là trò đùa của mấy cậu học sinh lớp 6E đây mà. Lớp này luôn đứng bét trường vì mấy vị tướng này.      Tiếng bức tường lại rền: Cô bé ơi ! Người tôi toàn những vết thương. Đau đớn quá ! Đã bao năm nay, tôi góp sức mình đem lại vẻ đẹp cho trường cho lớp. Vậy mà có những cậu học sinh ngỗ ngược đã không biết ơn tôi, lại còn hành hạ tôi ra nông nỗi này đây. Cô còn nhớ không, hồi đầu năm học, các bác thợ nề đã trang hoàng cho tôi một bộ áo khoác trắng tinh. Tôi sung sướng vì đã làm đẹp thêm cho trường và mang lại niềm vui cho các cô cậu khi bước vào năm học mới. ở nơi đây, tôi đã chứng kiến biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Vậy mà... Những gì diễn ra trong buổi chiều hôm qua thật là khủng khiếp. Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng.     Chiều hôm qua, khi trống trường đã tan, một nhóm học trò vẫn còn nán lại. Họ thì thầm với nhau điều gì đó rồi cả lũ kéo đi. Một lúc sau họ quay lại, mặt cậu nào cậu nấy đỏ phừng phừng. Quần áo thì lấm lem bụi đất. Hình như họ vừa đá bóng thua thì phải. Tiếng cãi nhau ỏm tỏi. Tiếng gắt gỏng om sòm. Bỗng “huỵch”... Cậu Dũng “béo” thượng cả đôi giày bẩn thỉu, dính đầy bùn đất đá phốc vào người tôi khiến tôi choáng cả người. Chưa kịp định thần lại thì thêm một cú trời giáng nữa. Tôi tối tăm cả mặt mũi. Ôi ! Cái áo trắng tinh của tôi ! Một vài vết xước đã hằn trên thân thể tôi.
Thế vẫn chưa đủ. Câu Hùng “gấu” lại thẳng tay cầm nửa viên gạch ném vào người tôi đánh “chát”. Một mảng tường vỡ ra, rơi xuống. Tôi đau đớn, ê ẩm toàn thân. Hình như các cậu học trò này trút hết cả bực tức lên mình tôi. Những viên gạch vỡ rào rào. Rồi những hình thù kì dị được vẽ lên mình tôi. Nào là mặt quỷ. Nào là mặt siêu nhân. Khắc rồi xoá. Xoá rồi lại khắc. Vôi vữa rơi lả tả. Nghe những tiếng cười khoái trá của những câu học trò mà tôi đau đớn quá.
      Lắng nghe lời tâm sự của bức tường, tôi cảm thấy những cậu học trò ấy thật đáng trách. Tôi cúi xuống thu gom những mẩu gạch vỡ và vụn vôi, dọn lại bãi chiến trường. Ngay chiều hôm ấy, bác bảo vô trường cùng với nhóm học sinh nghịch ngợm chiều qua đã đưa vôi vữa đến, sửa sang lại bức tường. Những vết xước, những hình vẽ đã được xoá đi. Bức tường lại khoác chiếc áo choàng màu trắng. Nhưng câu chuyện đáng buồn ấy thì có thể sẽ không bao giờ mờ phai trong tâm trí của nó. Và cả của tôi nữa.

6 tháng 8 2021

Cảm ơn bạn 

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0
24 tháng 5 2021

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/cam-nhan-ve-doan-roi-bac-di-dem-chan--faq366004.html tham khảo

23 tháng 9 2019

Tôi là 1 bức tường mới được xây cách đây vài tuần trước , tôi được xây lên để chắn cho trường học . Vài ngày sau khi tôi được xây lên , tôi được các bạn học sinh ở các lớp khác đến và trang trí tôi rất đẹp , tôi rất thích điều đó . Tôi rất yêu mến những người đã trang trí và chăm sóc tôi . Nhưng có một điều làm tôi rất là buồn và tức giận , đó là việc có vài bạn học sinh nam đã dùng mực , màu vẽ bậy lên người của tôi , tôi rất ghét họ , họ không nững vẽ bậy lên tôi mà còn đập phá , khoan hắn 1 lỗ trên ngưười tôi để có thể nhìn ra ngoài đường . Thậm chí , họ còn trèo lên ngươi của tôi để mua đồ ăn vật ngoài cổng trường . Tôi rất không hài lòng về việc này , tôi mong tôi có thể nói được , nếu tôi nói được thì tôi sẽ mắng trách họ và khuyên bảo họ không nên vẽ hoặc nghịch lên tôi nữa . 
~ Hok tốt ~
P/s : Bài tự làm và không có trên mạng :))

3 tháng 3 2021

 

       Tôi là  bức tường của một trường tiểu học. Đối với tôi việc ngắm các bạn học sinh đi học hằng ngày đã trở nên quá quen thuộc. Tôi còn thuộc cả giờ giấc sinh hoạt ở đây nữa, mấy giờ là vào lớp, giờ nào là ra chơi . Nhiệm vụ của tôi tại ngôi trường này là bảo vệ và làm đẹp cho ngôi trường, tôi vô cùng hãnh diện với nhiệm vụ đó. Và cứ thế ngày ngày, tôi vẫn đứng nguyên một chỗ, ngắm các bạn học sinh tung tăn đến trường. Tôi góp công vào việc làm đẹp cho ngôi trường, thế mà có lần các bạn học sinh nghịch ngợm đã dùng mấy cây bút đủ màu quạch lên mặt tôi những hình vẽ nhăng nhít, làm tôi không còn nhận ra mặt mình nữa.

       Khi hồi trống trường vang lên ba tiếng báo hiệu giờ ra về, tôi thấy từ trong trường các bạn học sinh đang ùa ra cổng như những con ong bị vỡ tổ. Trong chốc lát, trước cổng đã tấp nập người. Bên cạnh, khuất sau  bức tường của tôi có một chiếc xe bán cá viên chiên. Tôi để ý rằng mỗi giờ ra về là chiếc xe đó bị bủa quanh bởi các bạn sinh từ lớp một đến lớp năm, những cánh tay với những tờ năm, mười nghìn đưa qua, đưa lại. Tôi nhìn và cảm thấy mình cũng muốn được như thế. Tôi biết phận làm tường như tôi, sau được hưởng hạnh phúc đó chứ, rồi bẽn lẽn quay đi. Lúc mặt trời đứng bóng, học sinh đã ra về . Không khí ồn ào bấy giờ được thay bằng một bức màng tĩnh lặng chợp chờn, những chiếc đèn dọc các dãy phố lần lượt sáng lên. Tôi đang lim dim đôi mắt mệt mỏi vì cả ngày bơn đùa với gió và nắng, thì bỗng nhiên trước mặt tôi đám nhóc trạc sáu bảy tuổi hình như là học sinh trường này, một đứa đứng giữa tay cầm hộp màu còn mới. Nó nhìn tôi với vẻ mặt hớn hở:

_ Mẹ tớ mới mua cho tớ một hộp màu mới nè! Các cậu có muốn tô thử không?

_ Nhưng giấy đâu mà tô?- Thằng nhóc đứng bên cạnh nó hỏi.

      Nói rồi, thằng đứng giữa hấp hấp đôi mắt nhìn tôi. Như hiểu đươc thông điệp không lời của bạn. Thằng bên phải cười khì khì.  Tôi thấy lòng bất an, xong cố gắng nhấc lên đặt xuống các vấn đề có thể xảy ra. Ôi thôi! Đã quá muộn, chúng cầm bút màu và ra cuộc thi " Ai vẽ đẹp nhất?". Rồi thi nhau quạch lên mặt tôi những nét bút nghuệch ngoạc. Vừa tô chúng vừa cười ha hả, còn tôi vẫn trơ ra trong sự bất lực . Từ một bức tường vốn rất yêu trẻ con, tôi bỗng thấy nếu có ai hỏi trên đời cái gì đáng ghét và ranh mãnh nhất thì tôi sẽ trả lời... bọn con nít. Thằng ở giữa là tồi nhất, nó không chỉ là đứa đầu têu ra vụ này, mà còn là đứa làm mặt tôi tan nát nhất. Mấy nhóc khác thì cũng có lúc ngừng vẽ vì mỏi tay, còn riêng nó thì khác. Tay không lúc nào ngơi. Tuy tôi thích những đứa trẻ sáng tạo thật nhưng mấy nhóc nghịch ngợm, vẽ không đúng nơi, đúng chỗ thì tôi chúa ghét. Tôi muốn kêu chúng hãy dừng lại đi, nhưng lại không làm được vì tôi không thể nói mà cho dù có nói được tôi cũng chả ngăn được mấy nhóc phá phách.

      Chúng hành hạ tôi lâu thật là lâu. Đôi lúc, chúng ngưng tay tôi thấy thời gian sao mà chậm thế nhỉ. Đúng là câu:" Thời gian trôi nhanh như ngựa phi qua cửa sổ", sai hoàn toàn. Tôi không biết mình sẽ bị lũ nhóc "tra tấn" đến bao giờ nếu không có vị cứu tinh xuất hiện. Đó là bác bảo vệ.Vừa thấy bác chúng đã chạy toáng loạn cả lên. Nhưng đáng tiếc bác bảo vệ đã cao tay hơn chúng một bước, bác nhớ rõ mặt từng đứa nhóc. Ngay hôm sau, chúng bị kiểm điểm, điều đó khiến lòng tôi nhẹ đi phần nào. Dưới cái nắng oi bức của buổi chiều đứng gió, tôi hồi tưởng lại kí ức kinh hoàng hôm qua mà thấy xót cái thân mình. Khi ba hồi trống trường lại vang lên báo hiệu giờ ra về như mọi hôm. Chợt tôi nghe thấy  tiếng bước chân, tôi quay qua nhìn thì thấy bọn nhóc hôm qua tay cầm thùng sơn đi cùng bác bảo vệ. Chúng không nghịch tay nghịch chân nữa mà nhẹ nhàng quét lớp sơn mịn màng lên người tôi. Chưa bao giờ tôi thấy sung sướng như lúc đó. Bao nhiêu nỗi ám ảnh hôm qua tan biến dần. Tôi thư giãn và từ từ cảm nhận. Lúc mặt trời  đứng bóng cũng là lúc bộ đồ mới của tôi hoàn thành. Tôi sung sướng vô cùng trong lớp sơn mịn. Sau khi bọn nhóc ra về tôi dần dần chìm vào bóng tối và ngủ lúc nào không hay, hôm đó tôi đã có một giấc mơ tuyệt vời.

      Qua câu chuyện của mình, tôi muốn khuyên các bạn học sinh không nên nghịch ngợm. Tôi biết tuổi học trò thì ai  chả có lúc vui quá đà nhưng đừng vì tính hiếu kì mà làm đau những thứ có ích quanh mình? Khi làm sai điều gì, chúng ta phải biết sửa chữa lỗi lầm và cố gắng không lặp lại lần sau nữa.

25 tháng 4 2016

* Những câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng:
- “Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
- “Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
- “ Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng”
* Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng:
      Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.

14 tháng 3 2017
- “Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” - “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” - “ Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng” 0.5
- Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng: Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.