K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2019

- Miền hút gồm 2 phần:

     + Vỏ: gồm biểu bì ( bảo vệ các bộ phận ben trong và hút nước và muối khoáng) và thịt vỏ (chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa).

     + Trụ giữa : gồm bó mạch ( vận chuyển các chất trong thân ) và ruột (chứa chất dự trữ).

- Mỗi lông hút là 1 tế bào bởi vì chúng có cấu tạo là 1 tế bào: gồm vách tế bào, tế bào chất, màng sinh chất,nhân, không bào.

- Chúng không tồn tại mãi vì mỗi tế bào chỉ có mộ thời gian sống nhất định sau đó sẽ chết và tiêu biến.

- So sánh tế bào lông hút và tế bào thực vật:

     + Giống nhau: gồm đầy đủ các thành phần của một tế bào thực vật: vách tế bào, tế bào chất, màng sinh chất,nhân, không bào.

     + Khác nhau:

        • Tế bào lông hút: Vách tế bào mỏng, không bào lớn, không có lục lạp, nhân nằm ở phía đầu lông hút.

        • Tế bào thực vật: Vách tế bào dày, không bào nhỏ, có lục lạp, nhân nằm sát thành tế bào.

1.vi tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài và có đủ các thành phần :vách tế bào,nhân,chất tế bào,...

ko vì khi già nó sẽ rụng đi

đều gồm các thành phần chính :vách tế bào,nhân,chất tế bào,...

mình đang muộn nên về mình trả lời tiếp

 

22 tháng 9 2016

* Giống nhau :
+ Đều là những đơn vị cấu tạo nên cơ thể thực vật.

+ Đều có các thành phần như : vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào

* Khác nhau :

- Tế bào thực vật:

+ Không bào nhỏ

+ Nhân nằm ở giữa tế bào khi tế bào còn non, nằm sát tế bào khi tế bào già

+ Có lục lạp

- Tế bào lông hút:

+ Không bào lớn

+ Nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút 

+ Không có lục lạp

22 tháng 9 2016

Nguyễn Thị Mai giúp phần giải thích nữa !!!!!

7 tháng 10 2016

Giống nhau: Đều gồm các thành phần của một tế bào thực vật: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào

Khác nhau:

Tiêu chíTế bào lông hútTế bào thực vật
Không bàoLớnNhỏ
Vị trí của nhânLông hút mọc dài đến đâu thì nhân di chuyển đến đó, nhân luôn nằm ở gần đầu lông hútNhân nằm ở gần giữa tế bào khi tế bào con non, nằm sát màng tế bào khi tế bào già
Lục lạpKhông có

 

30 tháng 8 2017

- Mỗi lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của tế bào như vách, chất tế bào, nhân. Tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài

   - Lông hút không tồn tại mãi mãi, khi già nó sẽ rụng đi

21 tháng 6 2018

Lời giải chi tiết

- Miền hút gồm 2 phần: Phần vỏ và trụ giữa.

- Mỗi lông hút là 1 tế bào bởi vì chúng có cấu tạo là 1 tế bào: gồm vách tế bào, tế bào chất, màng sinh chất,nhân, không bào.

Chúng không tồn tại mãi vì nếu môi trường không phù hợp chúng có thể tiêu biến hoặc gãy.

- So sánh tế bào lông hút và tế bào thực vật:

+ Giống nhau: gồm đầy đủ các thành phần của một tế bào thực vật: vách tế bào, tế bào chất, màng sinh chất,nhân, không bào.

+ Khác nhau:

Tế bào thực vật

Tế bào lông hút

Vách tế bào dày

Không bào nhỏ

Có lục lạp

Nhân nằm sát thành tế bào

Vách tế bào mỏng

Không bào lớn

Không có lục lạp

Nhân nằm ở phía đầu lông hút.

21 tháng 6 2018

Đề bài

Thảo luận:

- Cấu tạo của miền hút gồm mấy phần? Chức năng của từng phần?

- Vì sao nói mỗi lông hút là một tế bào? Nó có tồn tại mãi không?

Quan sát hình H.10.2 và H7.4, rút ra nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa sơ đồ chung tế bào thực vật với tế bào lông hút?

Lời giải chi tiết

- Miền hút gồm 2 phần: Phần vỏ và trụ giữa.

- Mỗi lông hút là 1 tế bào bởi vì chúng có cấu tạo là 1 tế bào: gồm vách tế bào, tế bào chất, màng sinh chất,nhân, không bào.

Chúng không tồn tại mãi vì nếu môi trường không phù hợp chúng có thể tiêu biến hoặc gãy.

- So sánh tế bào lông hút và tế bào thực vật:

+ Giống nhau: gồm đầy đủ các thành phần của một tế bào thực vật: vách tế bào, tế bào chất, màng sinh chất,nhân, không bào.

+ Khác nhau:

Tế bào thực vật

Tế bào lông hút

Vách tế bào dày

Không bào nhỏ

Có lục lạp

Nhân nằm sát thành tế bào

Vách tế bào mỏng

Không bào lớn

Không có lục lạp

Nhân nằm ở phía đầu lông hút.

3 tháng 10 2019

Đáp án: D

Trong cấu tạo miền hút của rễ, thịt vỏ bao gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau và có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa

8 tháng 9 2019

Đáp án D

Trong cấu tạo miền hút của rễ, thịt vỏ bao gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau và có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa

24 tháng 12 2016

Câu 6:

- Nước + cacbonic (trong điều kiện có ánh sáng và diệp lục của lá) => tinh bột + oxi
- Khái niệm đơn giản về quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục và năng lượng ánh sáng mặt trời, sử dụng nước và khí cacbonic chế tạo ra tinh bột đông thời nhả khí oxy.

Ý nghĩa: Là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
Có thể phân chia vai trò của quang hợp ra làm ba mảng chính:
Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucozo.
Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ.
Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.

7 tháng 12 2016

1 . Rễ gồm 4 miền : miền sinh trưởng , miền trưởng thành , miền hút , miền chóp rễ .

+ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra .

+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền .

+Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng .

+ Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ .

2. Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính :

- Vỏ gồm có biểu bì và lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất . Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa .

- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất . Ruột chứa chất dự trữ .

3. Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây , các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây .

4. Trong 4 miền của rễ thì miền hút làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng .

6. không phải loại cây nào cũng cũng có lông hút vì một số cây là rễ móc , rễ tay cuốn ,...

VD : cây trầu không , cây gai ( rẽ tay cuốn ) , ...

7 . - Khi cây còn nhỏ cần phải tưới cây đầy đủ và đều đặn , vừa phải .

- Khi cây đã lớn và đến thời kì phát triển ra hoa , tạo quả là thời kì cây cần nhiều nước nhất .

 

Câu 1: Trả lời:

- Miền trưởng thành:dẫn truyền.
- Miền hút: hút nước và muối khoáng hòa tan
- Miền sinh trưởng:làm rễ dài ra
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ